Thơ Nôm Đƣờng luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 122 - 126)

CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

3.1.2. Thơ Nôm Đƣờng luật

Thơ Nôm Đƣờng luật là thể thơ đƣợc sử dụng rộng rãi để diễn tả nhiều đề tài, chủ đề khác nhau, bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đƣờng hoàn chỉnh và cả những bài viết theo luật Đƣờng phá cách (xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn). Việc phá cách góp phần thay đổi bản chất của thơ Nôm Đƣờng luật so với thơ Đƣờng luật. Tuy nhiên, hình thức cơ bản của thơ Đƣờng luật vẫn đƣợc giữ lại: số câu trong bài, kết cấu bài thơ, luật về đối, vần, thanh điệu.

Trong phạm vi khảo sát của khóa luận, nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 xuất hiện ở 5 bài (chiếm tỷ lệ khoảng 16 %). Tiến hành tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy tác giả Trần Tế Xƣơng sử dụng nhiều thơ Nôm Đƣờng luật hơn cả để nói về cô đầu. Một số tác phẩm cụ thể nhƣ: Gửi cho cố nhân, Tặng ngƣời quen, Tết tặng cô đầu, Vịnh đùa cô đầu, Thú cô đầu

Về số câu trong bài và kết cấu bài thơ, các bài thơ viết về cô đầu thƣờng đƣợc viết ở thể Thất ngôn bát cú. Tuy chịu sự gò bó về niêm luật, vần điệu nhƣng dung lƣợng tám câu nhƣng vẫn cho phép tác giả thể hiện đƣợc nhân vật cô đầu ở nhiều góc độ:

“Em gửi cho anh mảnh lụa đào, Phất phơ tƣơi tốt đẹp làm sao.

Của này ý hẳn trong nhà có, Hay cậy ngƣời mua ở nƣớc nào? May áo chỉ nên đôi cái dải,

Thắt lƣng cũng ngại chẳng đầy tao. Muốn lên hỏi giá mua vài tấm, Không biết rằng em bán thế nào?”

(Tặng ngƣời quen – Trần Tế Xƣơng)

Bài thơ bộc lộ tâm tình của Tú Xƣơng với một cô đầu, thông tin đƣợc truyền tải khá rõ ràng. Những câu đầu kể về sự kiện cô đầu tặng cho ông Tú tấm lụa đào. Hai câu cuối là lời ƣớm hỏi, đồng thời là sự quay ngƣợc trở lại hai câu đầu. Câu hỏi tu từ và hình ảnh tấm lụa đƣợc nhắc lại gợi ra những dƣ âm cho ngƣời đọc. Nếu nhƣ ở những đề tài khác, hai câu cuối thƣờng dùng để “ngôn chí”, thể hiện những hoài bão, khát khao của tác giả thì ở những bài thơ thất ngôn bát cú viết về cô đầu lại có chức năng nhấn mạnh những tình cảm dành cho đối tƣợng:

“Bến Vị non Nùng xa cách mấy, Bắc thang lên hỏi sổ Thiên tào.”

(Gửi cho cố nhân – Trần Tế Xƣơng)

“Thôi thôi xin kiếu cô từ đấy, Chiều đãi thì tôi cũng… váo đèo.”

(Vịnh đùa cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

Về nhịp điệu, cách ngắt nhịp chẵn trƣớc, lẻ sau 2/2/3, 4/3 quen thuộc của thơ Đƣờng luật vẫn đƣợc nhà thơ sử dụng. Nó góp phần thể hiện thái độ và cảm xúc của thi nhân với cô đầu:

“Bạn ác không vay/ mà thúc lãi, Thói thành dầu lịch/ cũng thành keo.”

(Vịnh đùa cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

“Em ái cung đàn/ chen tiếng hát, La đà kẻ tỉnh/ dắt ngƣời say,”

(Thú cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

Về đối ngẫu, đây là một đặc trƣng cơ bản của thơ ca trung đại. Theo Lê Trí Viễn: “Vũ trụ có đêm ngày, mặt trăng mặt trời. Loài vật hoa trái đều có trống mái, đực cái, văn chƣơng có đói có đáp, có hô có ứng, có bằng có trắc, có niêm có luật, đó là đói ngẫu tạo ra âm điệu hài hòa” [15, 173]. Hình thức đối thƣờng bắt gặp trong thơ viết về cô đầu là song đối (đối giữa hai dòng thơ) hoặc tiểu đối (đối trong cùng một dòng thơ). Việc sử dụng phép đối ở đây không nhằm mục đích tạo sự trang nhã, cổ kính, ƣớc lệ nhƣ thơ Đƣờng luật mà nó giúp cụ thể hóa nhân vật cô đầu. Ngoài ra, câu thơ cũng trở nên nhịp nhàng, đăng đối, hài hòa:

“Xa đi ngán nỗi lòng thƣơng nhớ, Gần lại càng thêm dạ khát khao.”

(Gửi cho cố nhân – Trần Tế Xƣơng)

“Năm canh to nhỏ tình dơi chuột, Sáu khắc mơ màng chuyện nƣớc mây.”

(Thú cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

Đặc biệt, thơ nôm Đƣờng luật viết về cô đầu có hiện tƣợng xâu chuỗi nhiều bài thơ thành cùng một chủ đề. Sự kết hợp nhiều bài thơ trong cùng một chủ đề tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ khá lớn, nâng cảm xúc của nhà thơ lên một mức cao hơn. Đồng thời, ấn tƣợng về nhân vật cô đầu cũng trở nên sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Chẳng hạn, Trần Tế Xƣơng đã có ba bài thơ: Gửi cho cố nhân, Tặng ngƣời quen, Tết tặng cô đầu thuộc chùm thơ gửi tặng. Đặc biệt, nếu xâu

chuỗi hai bài Gửi cho cố nhânTặng ngƣời quen ta sẽ cảm nhận rõ tâm tƣ, tình cảm của Tú Xƣơng dành cho đối tƣợng này:

“Yêu nhau chẳng lấy đƣợc nhau nào, Mình nghĩ làm sao tớ nghĩ sao?”

(Gửi cho cố nhân – Trần Tế Xƣơng)

“Muốn lên hỏi giá mua vài tấm, Không biết rằng em bán thế nào?”

(Tặng ngƣời quen – Trần Tế Xƣơng)

Kết nối hai bài thơ, ta thấy các chi tiết sự kiện có liên quan nhƣng không hoàn toàn trùng khớp để tránh lặp lại, gây nhàm chán cho ngƣời đọc. Hình ảnh thơ có sự thay đổi nhƣng cảm xúc chung nổi lên vẫn là sự nhớ thƣơng, khao khát tình cảm của tác giả dành cho cô đầu. Mỗi bài thơ là một chỉnh thể nghệ thuật, tồn tại độc lập nhƣng khi đặt cạnh nhau lại tô đậm, nhấn mạnh thêm cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Cũng nhƣ hát nói, những đặc điểm của thơ Nôm Đƣờng luật có vai trò quan trọng trong việc khắc họa chân dung nhân vật cô đầu. Trong quá trình tiếp biến, cha ông ta luôn có ý thức Việt hóa thơ Đƣờng luật; tuy vậy, tính chất cô đọng, hàm súc vẫn còn đƣợc thể hiện rõ nét. Tuy có dung lƣợng không lớn nhƣng phạm vi nội dung của thơ Nôm Đƣờng luật khi viết về cô đầu khá rộng. Chúng bao quát đời sống, mọi vấn đề của cô đầu; đồng thời, thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả một cách rõ nét.

Ngoài ra, yếu tố dung dị đời thƣờng trong thơ Nôm Đƣờng luật góp phần tạo nên sự hài hòa, mộc mạc, tự nhiên, đậm đà tính dân tộc. Về nhịp điệu, đối ngẫu trong các câu thơ chính là một công cụ hữu hiệu làm nhân vật cô đầu hiện lên tự nhiên, sinh động và đầy tính nghệ thuật trong văn chƣơng.

Có thể nói, sự phát triển của số lƣợng tác phẩm về nhân vật cô đầu trong nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 có sự đóng góp không nhỏ của thể loại thơ Nôm Đƣờng luật, cụ thể là Thất ngôn bát cú. Tuy không tạo đƣợc sự đột phá, phổ biến sâu rộng nhƣ hát nói nhƣng cũng có rất nhiều tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật khi lấy cô đầu làm đối tƣợng miêu tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)