Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 146 - 153)

CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

3.4. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật

3.4.1. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật “là thời gian do nhà văn sáng tạo ra, vừa thể hiện trạng thái con ngƣời trong thời gian, sự cảm thụ thời gian, vừa mở ra lộ trình để ngƣời đọc đi vào thế giới tác phẩm. Vì thế phân tích cấu trúc thời gian trong tác phẩm có thể giúp chiếm lĩnh tác phẩm đƣợc sâu sắc hơn” [23, 86]. Nhân vật cô đầu đƣợc các tác giả thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đặt trong thời gian tuyến tính, thời gian hồi tƣởng hay những khoảnh khắc thời gian cụ thể nhƣ ngày tết, ban đêm.

Đầu tiên, ở một số tác phẩm nhân vật cô đầu đƣợc miêu tả theo đúng trình tự thời gian tuyến tính từ quá khứ đến hiện tại.

Cô đầu Vân Anh trong truyện Thề non nƣớc đƣợc Tản Đà giới thiệu bằng cảnh “Vân Anh, một mình đứng giữa sân, nhìn lên giăng mà xem, thấy những đám mây bay tán loạn thƣờng che mờ cả mặt giăng”. Sau đó là hàng loạt các sự kiện xảy ra trong cuộc đời nàng: gặp vị khách, trò chuyện, tâm sự cùng khách, chia tay khách, Vân Anh đi hát ở nhà khác, Vân Anh dần nổi danh, nàng chuyển lên Hàng Giấy, mẹ qua đời, Vân Anh nhận đƣợc bức thƣ của khách, Vân Anh quyết định từ bỏ của cải và ra đi. Với kết cấu chia làm ba phần: “thanh lƣơng”, “náo nhiệt”, “hoài cảm” đã khắc họa cuộc đời của nàng theo trình tự thời gian thông thƣờng với hàng loạt sự kiện tiếp nối nhau. Nhờ thời gian tuyến tính mà ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt đƣợc cả cuộc đời của nàng, từ một cô đầu nghèo khó, thanh danh Vân Anh dần trở nên lộng lẫy và cuối cùng là sự quyết định từ bỏ mọi vinh hoa để trở về cuộc sống bình thƣờng theo lời khuyên của vị khách.

Miêu tả thời gian theo đúng trình tự còn đƣợc thể hiện trong các bài hát nói nhằm khắc họa sự trƣởng thành, phát triển của cô đầu qua thời gian:

“Ngày xƣa Tuyết muốn lấy ông, Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì.

Bây giờ Tuyết đã đến thì,

Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già.”

(Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dƣơng Khuê)

Cụm từ “ngày xƣa”, “bây giờ” đánh dấu hai thời điểm quan trọng trong cuộc đời của cô đầu và tình cảm của tác giả. Sự ngang trái trong tình duyên giữa quá khứ và hiện tại của cô đào Hồng đào Tuyết với Dƣơng Khuê chính là một tiếng cƣời nhẹ nhàng mà tác giả muốn gửi gắm. Đồng thời, chúng ta thấy rất rõ sự thay đổi rõ rệt trong cuộc đời của cô đầu trong khoảng thời gian tƣơng đối lớn

“Mƣời lăm năm thấm thoát”. Trong một số bài thơ khác, nhân vật cũng đƣợc khắc họa trên nền trật tự thời gian thông thƣờng:

“Cầm tay nhớ những bao giờ, Mƣời lăm năm lại tình cờ gặp nhau.

Cuộc vui chớ gợi tiếng sầu, Tri âm ta lại bắt đầu tri âm.”

(Gặp cô đầu Khanh – Dƣơng Tự Nhu)

“Mới hôm nào nghe đã có chồng. Sao bây giờ chồng lại nhƣ không,”

(Bỡn cô đầu Năm lấy anh hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ - Dƣơng Tự Nhu)

Bên cạnh việc đặt nhân vật trong trật tự thời gian tuyến tính thì một số tác giả đã sử dụng thời gian nghệ thuật hồi tƣởng. Điều này biểu hiện ở việc đang trong mạch chảy theo trình tự thông thƣờng của cốt truyện thì những dòng ký ức

của nhân vật hiện về. Cô đầu tự nhớ lại quãng thời gian quá khứ, những câu chuyện đã qua rồi quay lại đối diện với thực tại phũ phàng, phơi trải hết tâm sự, nỗi lòng của bản thân.

Trong truyện Thề non nƣớc của Tản Đà có nhiều chỗ tác giả để cho nhân vật sống trong thời gian của quá khứ. Vân Anh trong khoảng thời gian nổi tiếng ở Hàng Giấy nhƣng những ký ức nghèo khó luôn ám ảnh nàng, tâm thức nàng luôn bị quá khứ chi phối “Nghĩ từ độ áo đem cầm khó xong, gà mua chịu không đắt, ba gian nhà cỏ, ai là ngƣời hỏi liễu tìm hoa… Ba mƣơi đồng bạc có là mấy, nay có thể cầm cho một ngƣời bà con thăm hỏi, mà trƣớc kia mong tƣởng vào ai”, “đòi phen nhớ đến câu thơ xƣa mà nhƣ dại, mà nhƣ ngây, mà thẹn cùng văn tự”… Có thể thấy, tình cảm với vị khách và dấu ấn của những ngày hàn vi đã in sâu vào tâm trí nàng. Việc xây dựng thời gian hồi tƣởng là hoàn toàn phù hợp trong việc diễn tả tâm sự, nhân cách con ngƣời của cô đầu Vân Anh.

Trong truyện Kiếp phong trần của Tản Đà, cô Hai Đào khi đi sang thăm cô Cúc thì mới nhận đƣợc tin cô đã chết. Tác giả đã để cho những nhân vật quay ngƣợc về quá khứ, hồi tƣởng lại cái chết của cô đầu Cúc thông qua hai lời nói của ngƣời dân. Sau đó, cô Đào lại quay trở về thực tại, đối diện với lòng mình và đau khổ, thƣơng xót cho thân phận bọt bèo, chóng vánh của ngƣời con gái tài sắc:

“Nỗi riêng khôn xiết thƣơng mình! Thƣơng ai luống lại lệ tình tuôn rơi!”

Trong một số tác phẩm hát nói, chúng ta cũng bắt gặp thời gian hồi tƣởng. Đó có thể là cô đầu tự nhớ về ngƣời yêu, ngƣời chồng, thân phận của bản thân hoặc là chính bản thân tài tử hồi tƣởng về những cô đầu tài sắc mà mình đã từng gặp:

Động hơi thu chợt nhớ đến vầng trăng, Chén non nƣớc tƣởng chừng đâu bữa nọ.”

(Duyên nợ - Nguyễn Khuyến)

“Nghe đàn nhớ lão Chung kỳ. Vợ mi ở đó, mi đi mô chừ, Sớ khuya xe tẩu phụng thờ,

Hóa chồng cũng thể nhƣ chƣa có chồng.”

(Tặng cô đầu Hai – Dƣơng Khuê)

Ngoài ra, nhân vật cô đầu trong các tác phẩm còn đƣợc đặt trong những khoảnh khắc thời gian cụ thể. Có hai thời điểm xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác chính là thời gian ngày tết và thời gian ban đêm.

Ngày tết là khoảng thời gian mà tác giả Trần Tế Xƣơng đặc biệt chú trọng khi viết về cô đầu. Đoàn Hồng Nguyên nhận định chọn thời gian là ngày tết thì

“tâm tình của nhà thơ không hƣớng theo các chuẩn mực đạo lý phong kiến để phê phán cái giả trá của thế thái nhân tình. Nhà thơ trào lộng thực tại bằng cách khắc họa thực tại trong cách để cho thực tại tự đối lập, tự bộc lộ cái thái quá và sự bất cập, tự bộc lộ cái dị hình dị dạng mà bật lên thành tiếng cƣời cay độc trƣớc thế thái nhân tình” [15, 143]. Ngày tết là truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó là lúc chúng ta nghỉ ngơi, sum họp bên gia đình sau những tháng ngày vất vả. Tuy nhiên, với cô đầu thì không, họ vẫn phải ca hát, lao động nhƣ bình thƣờng, thậm chí còn lâm vào cảnh túng thiếu, đáng thƣơng. Một số tác phẩm có sự xuất hiện của cô đầu vào khoảng thời gian ngày tết nhƣ:

“Chị hỡi chị năm nay túng lắm, Biết làm sao tết đến nơi rồi!

Mới ngày nào chị mua muối cùng tôi, Ngoảnh mặt lại hàng vôi nay đã bán.”

(Cảnh tết nhà cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

“Mừng xuân mừng quý khách, Khi vui lọ đàn phách.

Chuyện nở nhƣ pháo ran, Chuyện dai nhƣ chão rách,”

(Tết tặng cô đầu – Trần Tế Xƣơng)

Ngày tết là dịp để Tú Xƣơng làm thơ gửi tặng hay miêu tả cảnh sống của cô đầu. Qua nội dung của các tác phẩm, có thể thấy Tú Xƣơng bày tỏ thái độ mỉa mai, chế giễu, châm chọc cô đầu. Với ông, tết nhất là lúc cô đầu túng thiếu nhất nên có thể sẵn sàng “bán phấn chơi xuân”. Ông cũng không quên gửi những lời chúc đầy mỉa mai, thấm thía đến công việc làm ăn của các nàng.

Những câu thơ nói đến đêm xuân của Tản Đà cũng gợi liên tƣởng đến thời gian ngày tết. Đó là lúc cô đầu và khách chơi cùng nhau trò chuyện, tâm sự cho vơi đi nỗi trống vắng vào thời điểm đầu năm:

“Đêm xuân hoa những ngậm cƣời Dƣới đèn tƣơi tỉnh mặt ngƣời nhƣ hoa”

(Chƣa say – Tản Đà)

“Đêm xuân một trận nô cƣời

Dƣới đèn chẳng biết rằng ngƣời hay hoa”

(Say – Tản Đà)

Bên cạnh ngày tết, thời gian ban đêm thƣờng đƣợc các tác giả dùng để khắc họa chiều sâu đời sống nội tâm của cô đầu. Ban đêm là lúc con ngƣời sống thật với chính bản thân mình, đối diện với cuộc đời và thân phận của chính mình. Cô đầu cũng vậy, đêm xuống thì những bi kịch tinh thần, sự cô đơn, trống trải luôn vây bủa tâm trí họ:

Ỡm ờ duyên nợ trăm năm một ngày.”

(Bỡn cô đầu Năm lấy anh hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ - Dƣơng Tự Nhu)

“Đêm khuya luống những bàng hoàng, Ngƣời đi đâu vắng mà đàn còn đây.”

(Tặng cô đầu Hai – Dƣơng Khuê)

Với những đau thƣơng, mất mát thì ban đêm là khoảng thời gian hữu hiệu để những vần thơ sâu lắng, da diết về cô đầu vang lên. Nếu nhƣ trong đêm Thúy Kiều bàng hoàng, bẽ bàng về cảnh sống lầu xanh của mình “Khi tỉnh rƣợu, lúc tàn canh – Giật mình mình lại thƣơng mình xót xa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) thì với cô đầu, ban đêm là lúc mọi đau thƣơng nhƣ đƣợc phơi trải ra tất cả. Đối diện với chúng, các nàng không khỏi bàng hoàng, xót xa.

Ngoài ra, ban đêm còn là lúc mà tài tử - giai nhân gặp gỡ, tâm sự cùng với nhau:

“Kim tịch thị hà tịch?

Mảnh gƣơng nga đã tếch lối non đoài Đó kìa ai ba, bốn, bốn, năm ngƣời Ngƣời đâu tá? còn chơi trong mộng thế”

(Say – Tản Đà)

“Kim tịch thị hà tịch?

Bóng giăng thanh tịch mịch xế ngang mành Lúc vui chơi cuộc rƣợu chửa tàn canh Riêng nỡ cất chén tình toan hắt bỏ”

(Chƣa say – Tản Đà)

Câu hỏi “Kim tịch thị hà tịch” (Đêm nay là đêm gì?) đánh dấu khoảnh khắc mà cô đầu và khách chơi ở bên nhau, trở thành tri âm của nhau. Đồng thời,

nó mở ra trƣớc mắt ngƣời đọc khung cảnh lãng mạn, yên tĩnh, đầy thi vị, góp phần tôn lên nhan sắc, tài năng của giai nhân và tài tử.

Với truyện Thề non nƣớc, thời gian ban đêm là lúc xảy ra những sự kiện hết sức đặc biệt với cô đầu. Đó là cảnh Vân Anh và vị khách tâm tình, trò truyện, xƣớng họa đề thơ, nàng và khách trở thành tri âm tri kỷ, những tình cảm cũng bắt đầu phát sinh trong buổi đêm ấy. Khi đã vang danh “náo nhiệt”, thì ban đêm lại là lúc tâm hồn nàng không chút nào thanh thản “Đi nằm chợp chƣa đƣợc mấy chốc, sáu bảy giờ đã phải dậy, rửa mặt đánh phấn để tiếp khách buổi tối; nhƣ thế lại thức cho đến năm giờ sáng. Trong một ngày đêm thực không mấy hôm đƣợc có giấc ngủ cho ngon giấc”. Cuộc sống của cô đầu là vậy, thay vì đêm xuống đƣợc nghỉ ngơi, sum họp cùng gia đình thì họ phải làm việc, phải lao động đến mức “ngƣời chỉ cứ xanh nhƣ cái lá rau mà lúc nào cũng khan tiếng”. Rõ ràng có thể nhận ra một nghịch lí mà Tản Đà muốn nhắc đến trong cuộc đời Vân Anh: lúc nghèo khó thì còn có những buổi đêm hạnh phúc, khi giàu có thì nàng không còn một đêm nào thanh thản.

Bên cạnh đó, nhiều tác giả còn dùng ban đêm để miêu tả cái thú vui sinh hoạt ca trù, nhộn nhịp tiếng đàn phách. Đó là khoảng thời gian mà tài tử và giai nhân tự do, thoải mái vui chơi, giải trí:

“Đêm qua anh đến chơi đây, Giầy giôn anh diện, ô tây anh cầm,”

(Đi hát mất ô – Trần Tế Xƣơng)

“Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay, Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày. Năm canh to nhỏ tình dơi chuột,

Sáu khắc mơ màng chuyện nƣớc mây.”

Nói tóm lại, thời gian là một phƣơng tiện nghệ thuật để thể hiện cuộc sống của cô đầu và cảm nhận của ngƣời nghệ sĩ. Mỗi tác giả sẽ lựa chọn và đặt nhân vật vào một trật tự thời gian nhất định, một thời điểm cụ thể. Dù đƣợc xây dựng trong cảm nhận thời gian nhƣ thế nào thì cô đầu vẫn hiện lên một cách chân thật, sinh động. Điều dễ dàng nhận thấy là các tác giả luôn xây dựng cô đầu là những ngƣời khá nhạy cảm với thời gian. Các nàng luôn hồi tƣởng về quá khứ và xót xa trƣớc những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi, chóng tàn bên các khách chơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 146 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)