CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.2. Đôi nét về cô đầu
1.2.3.1. Cô đầu trong thời kỳ ca trù đƣợc sử dụng ở các nghi lễ
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Diện trong Ca trù phía sau đàn phách, ca trù đã xuất hiện trong thƣ tịch cổ vào khoảng thế kỷ XV và tƣ liệu sớm nhất có sự xuất hiện hai chữ “ca trù” chính là Đại nghĩ bát giáp thƣởng đào giải văn
của Tiến sĩ Lê Đức Mao. Bài thơ giúp ngƣời đọc hình dung ra không khí của một đại lễ trang nghiêm, hào hùng ở lễ hội cầu phúc đầu xuân của làng Đổng Ngạc
cuối thế kỷ XV. Các cô đầu hát những bài thơ ca ngợi thành hoàng làng và cầu phúc cho dân làng: “Thọ bôi kể chục, ca trù điểm trăm - Mừng nay tiệc ca trù thị yến”. Qua hai câu thơ, có thể thấy vào thế kỷ XV, ca trù là một lối hát dùng thẻ để thƣởng và buổi tiệc ca trù đƣợc mở để ca ngợi một vị thần. Nhƣ vậy, ca trù khi xuất hiện đầu tiên chính là một lối hát thờ, hát trong các dịp tế lễ ở đình làng và cô đầu trong thời kỳ này luôn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
Tiêu chuẩn thứ nhất, cô đầu phải là ngƣời có giọng hát đủ để học hát. Đầu tiên, họ phải phát âm đầy đủ và đúng 6 thanh tiếng Việt, không nói ngọng, nói lắp, ngắn lƣỡi hay đầy lƣỡi. Một yêu cầu quan trọng là họ phải có chất giọng có thể hát đƣợc ca trù là giọng kim hoặc giọng thổ đồng. Các cụ quan niệm những ngƣời có giọng thổ hay giọng thổ bùn không thể hát đƣợc ca trù vì tiếng hát và tiếng đàn sẽ dìm nhau xuống.
Để giữ đƣợc tiếng hát đẹp, các cô đầu phải kiêng kị rất nhiều thứ. Họ không đƣợc uống rƣợu, kiêng ăn các đồ ăn cay, có nhiều mỡ, thậm chí là thịt. Các cô còn dùng cơm nếp giã nhuyễn, nắn lại rồi cắt lát thành từng miếng mỏng, phơi khô để ăn trƣớc khi hát để miếng cơm sẽ quyện trôi đờm, khiến tiếng hát trở nên thánh thót, trong trẻo. Họ làm nhƣ vậy không phải vì muốn đƣợc xem là ăn uống kham khổ mà bởi họ có lƣơng tâm với nghề, muốn gìn giữ cho mình một giọng hát tuyệt vời.
Tiêu chuẩn thứ hai, cô đầu phải trải qua một quá trình học tập rèn luyện công phu trƣớc khi đƣợc phép đi hát ở các đình làng. Theo Việt Nam ca trù biên khảo thì “Ngày xƣa ả đào học hát rất công phu. Cô nào thông minh, xuất sắc lắm cũng phải học 3 năm, mới cầm đƣợc lá phách ra hát. Còn trung bình đều học chuyên cần trong 5 năm, mới gọi là biết hát” [8, 54]. Sau thời gian tôi luyện, ngƣời nào học tập đã thuần thục muốn đi hát phải tổ chức một buổi lễ công nhận
linh đình gọi là “Lễ mở xiêm áo” với sự chứng kiến của giáo phƣờng, ngƣời thân bạn bè và một quan viên có danh vọng ở trong miền phong lƣu hào phóng đến nghe trống.
Tiêu chuẩn thứ ba, cô đầu phải là ngƣời có đức hạnh. Đi hát thờ, cô đầu phải có sự đoan trang, chỉnh tề để hát các bài hát có nội dung trang nghiêm, bàn về sử sách, danh nhân, phong cảnh… Sách Việt Nam ca trù biên khảo từng đề cập: “Cách hát phải rõ ràng, cần nhiều hơi mà cao giọng cho mọi ngƣời nghe rõ, điệu bộ đoan chính, không đƣợc hát lối lẳng lơ, cung bực dập dờn tiếng to tiếng nhỏ” [8, 91]. Điều này đƣợc quy định để phù hợp với tính chất của những cuộc tế thần trang trọng, để ngƣời dân bày tỏ lòng thành kính với thần linh. Cô đầu phải là ngƣời có đạo đức, đàng hoàng, trong sạch mới xứng đáng để hát ở những chốn tôn nghiêm, thành kính.
Ngoài ra, các cô đầu còn phải có tâm với nghề tổ và hết lòng vì nghệ thuật, phải có khả năng cảm nhận đƣợc văn chƣơng để nắm bắt đƣợc “nhãn tự” của bài hát… Khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên, họ sẽ trở thành những cô đầu thực thụ, trở thành chủ nhân và là ngƣời quan trọng nhất của thuật ca trù.
Nơi ở của những cô đầu chính là giáo phƣờng, đó là nơi học tập sinh sống của cô đầu. Sách Việt Nam ca trù biên khảo có đề cập: “Ngày xƣa ả đào và kép ở chung phƣờng chung xóm để luyện tập hát múa cho tiện, chỗ ả đào ở gọi là giáo phƣờng, nghĩa là phƣờng xóm dạy những ngƣời đi hát” [8, 47]. Mỗi giáo phƣờng có một ngƣời đứng đầu có chuyên môn, uy tín, lo việc quản lý cô đầu và truyền nghề, dạy nghề gọi là quản giáp. Giáo phƣờng có rất nhiều những quy định nghiêm ngặt, bắt buộc mọi cô đầu phải tuần theo. Nếu nhƣ cô đầu làm việc bất chính, họ sẽ bị quản giáp và các bậc cao niên trong làng trách phạt hoặc bị đuổi khỏi giáo phƣờng và thông báo cho giáo phƣờng khác không nhận họ nữa.
Chính cách tổ chức bài bản và nghiêm túc nhƣ vậy nên cô đầu và ca trù rất đƣợc trân trọng và yêu mến.
Bên cạnh việc hát thờ, khi đã trở thành danh ca ở những giáo phƣờng có tiếng, nhiều cô đầu còn đƣợc mời về kinh đô để phục vụ các đại lễ cung đình hoặc các sự kiện quan trọng của quốc gia. Họ đƣợc chọn là ngƣời đón tiếp sứ giả, truyền tải thông điệp của quốc gia, nhiều khi còn đƣợc xem là một quân cờ để cạnh tranh trên lĩnh vực chính trị. Để đƣợc vào cung đình, họ phải có quá trình rèn luyện gắt gao, phải luyện tập các lễ nghi, học thuộc các bài hát, kiêng khem ăn uống và trải qua các cuộc sát hạch của quan tỉnh. Ngƣời đƣợc chọn là ngƣời có nhan sắc, thông minh, hát múa đúng cách điệu, có tài xƣớng họa văn thơ, tuân thủ đúng các nghi lễ… Cô đầu đƣợc mời vào cung đƣợc gọi là đào ngự hay ngự ca. Đƣợc hát trong cung vua là một vinh dự, nhƣng đồng thời cũng gây nên nhiều rắc rối nhƣ việc không ai dám lấy cô đầu vì cho rằng họ đã thuộc về đức vua, dẫn đến sự lỡ dở về tình duyên.
Các cô đầu đƣợc chứng tỏ khả năng, thể hiện mình giỏi hay không giỏi là ở các cuộc hát thi và hát thi cũng chính là một lối hát của nghệ thuật ca trù. Có ba trƣờng hợp chủ yếu để tổ chức các cuộc hát thi: thứ nhất, cuộc thi do hội đồng chức sắc một địa phƣơng tổ chức để chọn đào kép hay nhất vào hát thờ ở cửa đình, phục vụ lễ hội địa phƣơng; thứ hai, cuộc thi do ty giáo phƣờng tổ chức nhằm tuyển lựa cô đầu danh ca đƣa vào kinh hát chúc hỗ; thứ ba, cuộc thi do giáo phƣờng tổ chức để công nhận cô đầu đạt đến trình độ đƣợc phép hành nghề hoặc đƣợc chọn vào hát thờ tổ trong lễ tế tiên sƣ. Tổ chức các cuộc thi cho cô đầu chính là một niềm vui chung của cộng đồng và cũng là sự khích lệ, nâng cao danh dự cho chính cô đầu
Vào mùa xuân, nhiều nơi sẽ mở các cuộc hát thi để cô đầu các nơi tìm đến thi tài sau khi đã thấy giấy báo. Ngƣời đạt giải thủ khoa phải là ngƣời có tài
năng, phẩm hạnh đúng đắn, hành vi đoan trang nhƣ Trần Văn Khê nhận định: “Vả lại đức hạnh của đào nƣơng là một yếu tố quan trọng trong việc sắp hạng đào nƣơng lúc hát thi” [14, 144]. Mục đích chính của các cô đầu khi tham gia hát thi không phải vì tiền thƣởng mà là để có đƣợc danh tiếng và gặp nhiều may mắn nhƣ Việt Nam ca trù biên khảo có viết: “Tục truyền các cô trúng tuyển suốt năm làm ăn may mắn, cô nào ít tuổi mà thi trúng thủ khoa thì thực là vinh hạnh, về nhà mở tiệc ăn mừng, đƣợc hàng giáp cùng bà con đến mừng đƣa tiền giúp đỡ” [8, 110].
Nhƣ vậy, ngay từ thời kỳ đầu khi ca trù chủ yếu đƣợc sử dụng ở các nghi lễ, cô đầu đã tự nguyện học nghề, tham dự vào nhiều hình thức hát nhƣ hát thờ, hát thi… Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp của cô đầu không diễn ra thƣờng xuyên mà mang tính chất nghiệp dƣ, chủ yếu tập trung vào một số thời điểm nhất định trong năm. Để trở thành những cô đầu, họ đƣợc tuyển chọn rất kỹ, không chỉ cần nhan sắc, tài năng mà còn phải có đức hạnh để đại diện cho cộng đồng.