Sự tự ý thức về nhân phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

2.1. Nhân vật cô đầu – con ngƣời hội tụ: sắc, tài, tâm

2.1.3.1. Sự tự ý thức về nhân phẩm

Nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc xây dựng với nhiều phẩm chất đáng quý. Điều này đi ngƣợc lại cái nhìn và suy nghĩ có phần ác cảm của ngƣời đời. Dƣới con mắt của một số thi nhân, họ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao), tuy sống trong cám dỗ nhƣng cô đầu vẫn giữ đƣợc đạo đức tốt đẹp, nổi bật là sự ý thức về thân phận và nhân phẩm của bản thân.

Cô đầu trong nhiều tác phẩm đƣợc xây dựng là những con ngƣời của nghệ thuật thuần túy, không muốn vƣớng vào chuyện yêu đƣơng, phá nát hạnh phúc gia đình ngƣời khác. Đây là nét tính cách đáng ca ngợi, bởi giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX là thời kì hỗn tạp, con ngƣời sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà không màng đến bất cứ ai. Trong bài Vợ ghen với cô đầu Oanh, Dƣơng Khuê đã để nhân vật nói ra những lời tận đáy lòng:

“Chén khuyên chàng xin hãy gƣợng làm ngơ, Đừng liễu cợt, trăng mờ chi thóc mách.”

(Vợ ghen với cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê)

Đúng nhƣ Nguyễn Đôn Phục nói “Xét ra tụi Bình Khang ở các nƣớc, đã gọi là kỹ nữ, thì lìa cửa lìa nhà, thoát li hẳn cái khuôn phép trong xã hội, làm một cái hoa vô chủ giữa đƣờng. Duy bọn ca kỹ ở nƣớc Nam ta thì không thế, tuy gọi là kỹ nữ đấy, nhƣng vẫn có xã hội quy tắc, vẫn có gia tộc luân lý…” [3, 157]. Bởi vậy nhiều cô đầu hiểu rõ giá trị của gia đình và đã dũng cảm vƣợt qua những cảm xúc yêu đƣơng thƣờng tình để giữ gìn danh tiếng cho bản thân và cho quan viên đến nghe hát:

“Một mai hỏi tiểu thƣ mƣợn sách, Giật mình về nỗi khách đa mang.”

(Vợ ghen với cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê)

Xƣng hô với vợ của tác giả là “tiểu thƣ”, cô đầu Oanh cho thấy sự nhún nhƣờng, tôn trọng bởi nàng hiểu rõ thân phận thấp bé của mình không xứng đáng tranh giành với ngƣời phụ nữ danh chính ngôn thuận là vợ của Dƣơng Khuê. Với phẩm chất đó, cô đầu Oanh thật xứng đáng khi đƣợc Dƣơng Khuê ca ngợi là

“ngƣời phong huê”, tức là những ngƣời có tính cách tao nhã, thanh cao:

“Ghen nhau chi cái tình đời, Đem gƣơng đố nữ đối ngƣời phong huê”

(Vợ ghen vơi cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê)

Sự tự ý thức về nhân phẩm của cô đầu còn đƣợc thể hiện trong sự đối lập sâu sắc giữa hoàn cảnh và tính cách.

Cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc của Tản Đà đƣợc miêu tả ngay từ đầu truyện là “sao không đƣợc có đông khách hát mà ăn ở bần tiện đến nhƣ thế”. Nàng sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo khó, phải nuôi mẹ già và gánh vác gia đình nhƣng không hề tham lam, mất lòng tự trọng. Điều này thể hiện rõ qua chi tiết khi khách lên ga để đón một ngƣời quen nhƣng vài ngày không thấy về, Vân Anh không hề đụng đến gói bạc trong vali của khách. Khách đã ngạc nhiên vô cùng với hành động của nàng: “Ấy có tiền ở trong vali ấy. Vali tôi vẫn để ngõ không khóa, tƣởng là đi thời về ngay, cho nên cũng vội không kịp dặn. Thế ở nhà chị không lấy tiêu à?”. Qua đây chúng ta thấy rõ dụng ý của Tản Đà là ông muốn ca ngợi phẩm giá trong sáng, lƣơng thiện của ngƣời con gái trót mang nghiệp đàn phách.

Khi trở nên nổi tiếng đồng nghĩa với việc cám dỗ, cạm bẫy vây quanh Vân Anh càng nhiều. Nhƣng nàng đã không để cảnh sống ấy làm mình trở nên tha hóa, tham lam. Đối với các văn nhân tài tử, cách cƣ xử của Vân Anh thật đáng trân trọng “những văn nhân tài tử không có xuyến vàng tủ khảm thời cũng lại

nặng nhời xƣng tán, đƣa tặng khoản bằng văn thơ. Bởi thế, Vân Anh đối với những tài tử văn nhân, cũng tiếp đãi một cách riêng, không nỡ lấy tiền tài làm mục đích”. Nhờ nét tính cách này mà nàng nhận đƣợc sự quý mến, kính nể của rất nhiều ngƣời “Vân Anh không những có thanh giá danh dự ở phố phƣờng, mà lại có đức vọng ân trạch ở hƣơng quán”, “một phần tâm lý của xã hội nhƣ đã không nhận Vân Anh là con hát, mà là một ngƣời trong thƣợng lƣu”.

Bên cạnh đó, cô đầu trong các sáng tác còn là con ngƣời có lòng hƣớng thiện, phục thiện.

Sau nhiều năm xa cách, cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc trở nên vô cùng giàu có, nổi tiếng. Tƣởng chừng nàng có thể sống mãi với vinh hoa phú quý ấy nhƣng trong thẳm sâu tâm hồn, nàng biết rõ đó chỉ là phù phiếm và nơi nàng đang sống, công việc nàng đang làm nhiều đen tối, cạm bẫy. Đến khi nhận đƣợc chất xúc tác là bức thƣ của khách, khát khao phục thiện, trở về cuộc sống đơn giản trỗi dậy mạnh mẽ “ngọn trào ở trong lòng nhƣ lên nhƣ xuống”. Nàng đã “gọi các chị em, cho tất cả những đồ đạc, quần áo, vòng xuyến, tiền của, thấy chỉ xếp một cái vali con và mở tủ lấy bức tranh sơn thủy cuộn đem đi, không biết rằng đi đâu”. Làm theo lời khuyên của khách, muốn giữ sự trong sạch, thoát khỏi cảnh ngộ dơ bẩn đã minh chứng cho nhân cách, phẩm giá cao đẹp của nàng. Nhƣ vậy, đối mặt với thực tại ê chề, bẽ bàng, nhân vật cô đầu vẫn tự biết thƣơng lấy mình, tự ý thức về nhân cách của bản thân. Luôn tìm cách khiến mình không bị hòa tan bởi sự dơ bẩn, cố gắng làm vơi đi cái nhìn kì thị của ngƣời đời, khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là một nét đáng trân trọng trong tâm hồn của nhân vật cô đầu nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật cô đầu trong văn học việt nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)