CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1 Ngôn ngữ mang đậm chất bác học
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, văn học có sự chuyển biến tƣơng đối phức tạp, trong đó có ngôn ngữ. Nếu nhƣ ở thời kì trƣớc “Ngôn ngữ văn học trung đại là ngôn ngữ đậm chất ƣớc lệ. Nó hƣớng tới việc bộc lộ những vẻ đẹp cao nhã. Ngôn ngữ trang trọng, mực thƣớc đƣợc coi là “chuẩn” của văn học thời đại này. Màu sắc Hán và điển tích, điển cố rất đậm” [7, 156] thì đến giai đoạn này tính chất bác học không còn là yếu tố tiên quyết, chiếm vị thế nhƣ trƣớc đây. Tuy nhiên, với hình tƣợng nhân vật cô đầu, nhiều tác giả vẫn sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất bác học nhƣ là một phƣơng tiện hữu hiệu trong việc miêu tả.
Chất bác học trong ngôn ngữ khi xây dựng hình tƣợng nhân vật cô đầu đƣợc thể hiện rõ ở việc xuất hiện nhiều từ Hán Việt:
“Giang sơn gặp gỡ ngƣời tri kỷ, Trăng gió đong đƣa thói hữu tình.”
(Tặng cô đầu Văn – Dƣơng Tự Nhu)
“Khách trâm anh với khách quần thoa, Cách phong nhã hào hoa là thế thế.”
(Tặng cô đầu Kim – Dƣơng Tự Nhu)
“Giận hồng quân ghen ghét vẻ hồng quần. Trải nắng mƣa gầy biết mấy phần xuân,”
(Tặng cô đầu Phẩm – Dƣơng Khuê)
“Hỏi tình quân rằng phải thế hay không. Buổi tân tri chƣa vƣớng lục lây hồng, Phòng trong đã Hà Đông sang sảng tiếng.
Ngắm vẻ anh hào coi cũng mến,
Kìa ghen hoa còn để truyện ngày xƣa.”
(Vợ ghen với cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê)
Những từ Hán Việt đã làm cho hình ảnh cô đầu hiện lên rất ấn tƣợng. Dù miêu tả họ ở ngoại hình, nội tâm hay mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa quan viên và cô đầu thì những từ Hán Việt đã làm gia tăng tính thẩm mỹ, hàm súc, cô đọng. Đặc biệt ở thể hát nói, từ Hán Việt xuất hiện lại càng nhiều bởi yêu cầu của một bài hát nói đúng quy chuẩn là phải có những câu thơ bằng chữ Hán:
“Thế thƣợng tri âm tối nan đắc, Độc khanh tri ngã, ngã tri khanh.”
Dịch nghĩa:
“Ở đời rất khó gặp tri âm,
Chỉ có nàng biết ta, ta biết nàng”
(Gặp cô đầu Khanh – Dƣơng Tự Nhu)
“Lang thị tiền thân Bồng uyển khách, Thiếp tầng lƣu lạc Hán gia cung.”
Dịch nghĩa:
“Chàng kiếp trƣớc là khách nơi Bồng hồ Lãng uyển Thiếp từng bị đày xuống chốn Hán cung”
(Tặng cô đầu Phú – Dƣơng Tự Nhu)
“Quân khứ lƣu tình Tô chử nguyệt, Khách quy tần vọng Nhĩ hà vân.”
Dịch nghĩa:
“Ngƣời đi để lại mối tình ở dƣới trăng bến Tô Lịch, Khách về thƣờng trông mây sống Nhĩ Hà”
Những câu thơ bằng chữ Hán đƣợc sử dụng để khắc họa sự đối xứng giữa cô đầu và khách (cụ thể là tác giả). Đa phần họ là những ngƣời tài hoa, đa sầu đa cảm, vì vậy họ tìm thấy ở nhau sự đồng điệu trong tâm hồn. Về hiệu quả nghệ thuật, các câu thơ chữ Hán làm cho bài hát nói trở nên thanh nhã, trang trọng, tạo tính chất cao quý, cổ kính. Qua đó thấy đƣợc nhân vật cô đầu đã chiếm đƣợc một tình cảm đặc biệt trong lòng của thi nhân.
Bên cạnh việc sử dụng các từ Hán Việt và các câu thơ bằng chữ Hán, chất bác học của ngôn từ khi xây dựng nhân vật cô đầu còn thể hiện ở việc sử dụng các điển tích, điển cố ở tần suất cao.
Điển tích thƣờng bắt gặp trong các sáng tác là điển “Nhất tiếu thiên kim”
(một nụ cƣời đáng giá nghìn vàng). Từ xa xƣa, nhiều thi nhân đã ƣa sử dụng điển này để ca ngợi ngƣời đẹp nhƣ Lý Bạch: “Mỹ nhân nhất tiếu hoàn thiên kim” (Nụ cƣời của ngƣời đẹp đổi lấy nghìn vàng), Vƣơng Tăng Nhu: “Tái cổ liên thành dịch – Nhất tiếu thiên kim mãi” (Ngoảnh nhìn lại thành cũng chuyển dịch – Một nụ cƣời nghìn vàng cũng mua). Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, các tác giả đã vận dụng tƣơng đối nhuần nhuyễn điển tích này khi miêu tả cô đầu:
“Thiên kim nhất tiếu,
Vẻ xinh xinh mày liễu má đào.”
(Tặng cô đầu Kim – Dƣơng Tự Nhu)
“Giá khuynh thành nhất tiếu thiên kim Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục”
(Đời đáng chán – Tản Đà)
Điển tích “Nhất tiếu thiên kim” có tác dụng làm tôn lên nhan sắc rạng rỡ, tuyệt mỹ của cô đầu. Tản Đà đã tinh tế khi ghép cả điển “Nhất tiếu thiên kim”
lộng lẫy của mỹ nhân. Có thể nói, giá trị của điển tích đã thật sự phát huy hết tác dụng khi đƣợc đặt vào những con gái hội tụ của nhan sắc, tài hoa, là chủ nhân thực thụ của nghệ thuật ca trù.
Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều những điển tích khác xuất hiện trong các bài hát nói nhƣ:
“Chốn non Vu vân Vũ hãy đi về. Cánh hồng nào biết đông tê”
(Duyên nợ - Nguyễn Khuyến )
“Lệ Giang Châu chan chứa bởi vì ai …
Hay là nhớ chốn Chƣơng Đài Xạ lan mùi cũ, hán hài thói xƣa”
(Tặng cô đầu Phẩm – Dƣơng Khuê)
“Châu Nam Hải thuyền chìm sông Thúy Ái Sóng Tiền Đƣờng cỏ áy bến Ô Giang”
(Đời đáng chán – Tản Đà)
Những điển tích này hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhƣng lại rất súc tích, cô đọng. Đồng thời, chúng còn có tính đa dạng, linh động nên phạm vi tồn tại vô cùng rộng rãi, có thể đƣợc sử dụng trong nhiều ngữ cảnh với những vấn đề khác nhau. Ý nghĩa của những điển tích là giúp tăng sức mạnh diễn đạt và biểu cảm cho câu thơ, đặc biệt là trong việc bộc lộ những xúc cảm của thi nhân với cô đầu hoặc nhằm nhấn mạnh đời sống tinh thần của nhân vật này.
Nhìn chung, giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, văn chƣơng đã có sự xa rời những từ Hán Việt cao nhã mà hòa nhập vào lớp từ thuần Việt để thể hiện đƣợc trọn vẹn những xúc cảm, tạo đƣợc sự gần gũi, dễ hiểu cho ngƣời đọc. Tuy vậy, khi khắc họa hình tƣợng nhân vật cô đầu, chất bác học trong ngôn
từ vẫn đƣợc thể hiện rõ nét thông qua việc xen kẽ những từ Hán Việt, những điển tích, điển cố. Điều này góp phần làm cho những tác phẩm ấy trở nên trang nhã, giàu tính hàm súc, cô đọng.