CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.4. Đặc điểm của các sáng tác viết về nhân vật cô đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến
1.4.1. Sự phong phú về tác giả, tác phẩm
Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 xuất hiện hàng loạt các tác giả viết về nhân vật cô đầu. Lực lƣợng sáng tác chủ yếu là nam giới, những ngƣời thƣờng xuyên lui tới các cuộc hát ca trù và nảy sinh nhiều tình cảm đặc biệt với cô đầu. Họ sáng tác ra nhiều tác phẩm lấy cô đầu làm trung tâm nhằm thể hiện những xúc cảm với ngƣời phụ nữ làm họ nhớ nhung, thƣơng xót. Một điều đặc biệt nữa là những bài hát của cô đầu đa số là do các nam nghệ sỹ sáng tác. Qua khảo sát công trình Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, chúng tôi nhận thấy có đến 19 tác giả thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc cô đầu sử dụng các tác phẩm trong hát ca trù (bao gồm: Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Dƣơng Lâm, Phan Văn Ái, Nguyễn Thƣợng
Hiền, Đào Nguyên Phổ, Chu Mạnh Trinh, Trần Lê Kỷ, Trần Tế Xƣơng, Phan Mạnh Danh, Trần Tán Bình, Dƣơng Tự Nhu, Nguyễn Khắc Hiếu, Hoàng Cảnh Tuân, Ƣng Bình, Bùi Mai Điểm, Nguyễn Văn Bình, Vũ Duyệt Lễ, Nguyễn Đức Đàm). Trong đó, những bài thơ đề cập đến cô đầu chiếm số lƣợng không hề nhỏ. Cụ thể, qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 1: Những tác phẩm thuộc giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 viết về nhân vật cô đầu trong “Việt Nam ca trù biên khảo”
STT Tên tác giả Số lƣợng tác phẩm
viết về cô đầu
Tên tác phẩm viết về cô đầu
1 Nguyễn Khuyến 2 Cô Sen mơ bóng đè Duyên nợ
2 Dƣơng Khuê 9 Gặp đào Hồng đào Tuyết Gặp cô đầu cũ
Tặng cô đầu Hai Tặng cô đầu Phẩm Tặng cô đầu Cúc
Vợ ghen với cô đầu Oanh Tặng cô đầu Cần
Thăm cô đầu ốm Ở nhà hát ngẫu hứng
3 Trần Tế Xƣơng 2 Hát cô đầu
Cảnh tết nhà cô đầu
4 Trần Tán Bình 1 Tặng cô đầu Trang
5 Dƣơng Tự Nhu 5 Gặp cô đầu Khanh
hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ
Tặng cô đầu Văn Tặng cô đầu Phú Tặng cô đầu Kim
6 Nguyễn Khắc Hiếu 4 Cánh bèo Đời đáng chán Chƣa say Say
7 Nguyễn Văn Bình 4 Tặng cô đầu Yến
Tặng cô đầu Dần 14 tuổi ra hát
Phỗng đá nhà cô đầu Tặng cô đầu cạo răng trắng
8 Vũ Duyệt Lễ 1 Tặng cô đầu danh ca lúc về già
9 Nguyễn Đức Đàm 4 Gặp cô đầu Điểm (4 bài): Sơn nguyệt điệu, Hà lộ chƣơng, Náo Quan Âm khúc, Tục tỳ bà hành
Qua khảo sát, chúng tôi đã rút ra đƣợc trong tổng số 76 tác phẩm hát nói thuộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc sử dụng trong ca trù thì có đến 32 bài viết về nhân vật cô đầu, chiếm tỷ lệ 42%. Trong hoàn cảnh số lƣợng tác giả sáng tác đông đảo, chúng tôi sẽ giới hạn tìm hiểu nhân vật cô đầu
thông qua 5 tác giả chính: Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu và Nguyễn Khắc Hiếu.
Tiêu chí để chúng tôi lựa chọn khảo sát sáng tác của 5 tác giả trên là vì họ là những tác giả tiêu biểu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX và văn học 30 năm đầu thế kỷ XX. Mỗi tác giả đều có một phong cách sáng tác và tài năng nghệ thuật riêng. Bên cạnh đó, 5 tác giả đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc về nhân vật cô đầu không chỉ ở thể hát nói mà còn có thơ, văn xuôi. Thông qua các tác phẩm, chân dung nhân vật cô đầu hiện lên khá rõ nét, phong phú, đa dạng. Đồng thời, chúng ta còn thấy rõ đƣợc những cái nhìn đặc trƣng của thời đại qua các tác phẩm của 5 nhà thơ với cô đầu: sự mỉa mai, chế giễu và cảm thông, trân trọng.
Bảng 2: Những tác phẩm của 5 tác giả tiêu biểu trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 về nhân vật cô đầu
STT Tên tác giả Số lƣợng tác phẩm viết về cô đầu Tên tác phẩm viết về cô đầu
Tên tài liệu khảo sát
1 Nguyễn Khuyến 2 Cô Sen mơ bóng đè Duyên Nợ Nguyễn Khuyến tác phẩm (Nguyễn Văn Huyền sƣu tầm)
2 Dƣơng Khuê 9 Gặp đào Hồng đào Tuyết
Gặp cô đầu cũ
Việt Nam ca trù biên khảo
Tặng cô đầu Hai Tặng cô đầu Phẩm Tặng cô đầu Cúc Vợ ghen với cô đầu Oanh
Tặng cô đầu Cần Thăm cô đầu ốm Ở nhà hát ngẫu hứng
Đoàn và Đỗ Trọng Huề)
3 Trần Tế Xƣơng 8 Cảnh tết nhà cô đầu Đi hát mất ô
Gửi cho cố nhân Tặng ngƣời quen Tết tặng cô đầu Vịnh đùa cô đầu Thú cô đầu Hát cô đầu - Tú Xƣơng toàn tập (Trung tâm nghiên cứu quốc học) - Tinh tuyển văn học Việt Nam tập 6 (PGS Hoàng Hữu Yên chủ biên)
4 Dƣơng Tự Nhu 5 Gặp cô đầu Khanh Bỡn cô đầu Năm lấy anh hàng vải đƣợc một ngày rồi lại bỏ Tặng cô đầu Văn
Việt Nam ca trù biên khảo
(Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề)
Tặng cô đầu Phú Tặng cô đầu Kim
5 Nguyễn Khắc Hiếu 8 Cánh bèo Đời đáng chán Chƣa say Say Trần ai tri kỷ Truyện Thề non nƣớc Thơ Thề non nƣớc Kiếp phong trần - Việt Nam ca trù biên khảo (Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề) - Tuyển tập Tản Đà (Nguyễn Khắc Xƣơng sƣu tầm)
Qua bảng khảo sát tác phẩm của 5 tác giả tiêu biểu viết về nhân vật cô đầu, chúng ta phần nào thấy rõ cô đầu đã đƣợc xem là một nhân vật chính thức với hệ thống những bài thơ thất ngôn, hát nói hay những bài văn xuôi. Tìm hiểu sáng tác của 5 tác giả sẽ cho chúng ta một cái nhìn tƣơng đối toàn diện, bao quát về nhân vật này trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
Nhìn chung, nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc thể hiện hết sức phong phú ở nhiều tác phẩm và tác giả khác nhau. Với lực lƣợng sáng tác tài hoa, có phong cách nghệ thuật riêng đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Số lƣợng và chất lƣợng của các sáng tác rất cao, khắc họa rõ nét nhân vật cô đầu trên mọi phƣơng diện và bộc lộ cái nhìn riêng của từng tác giả. Những tác phẩm với sự khác biệt về nội dung, phong phú về hình thức đã góp phần làm cho nhân vật cô đầu bƣớc vào văn học một cách cụ thể và chân thật nhất.