CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
3.2. Ngôn ngữ
3.2.2. Ngôn ngữ bình dân, đời thƣờng
Khi xây dựng nhân vật cô đầu, ngôn từ bình dân, dung dị, mang đậm phong cách đời thƣờng của cuộc sống dân dã đã đƣợc các tác giả sử dụng khá nhiều. Đây có thể đƣợc xem là ngôn từ trong giao tiếp của quần chúng thƣờng ngày. Nó đã tạo ra những ấn tƣợng thẩm mỹ, những cách tân nghệ thuật độc đáo và mới mẻ. Sử dụng ngôn từ bình dân khi viết về cô đầu bởi nó thực sự phù hợp với những nội dung gắn liền với cuộc sống thƣờng nhật của đối tƣợng đƣợc phản ánh, cũng nhƣ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của các văn nhân.
Chẳng hạn, trong bài Cảnh tết nhà cô đầu:
“Chị hỡi chị năm nay túng lắm, Biết làm sao tết đến nơi rồi!
Mới ngày nào chị mua muối cùng tôi, Ngoảnh mặt lại hàng vôi nay đã bán. Này nụ, này hoa, này hài, này hán,
Pháo, tranh tầu Hƣơng Cảng mới đƣa sang. Chị cùng em sắm sửa lo toan,
Muốn mua chịu sợ nhà hàng ngại lạ.”
(Trần Tế Xƣơng)
Hay trong bài Đi hát mất ô của Trần Tế Xƣơng:
“Hỏi ô, ô mất bao giờ,
Hỏi em, em cứ ậm ờ không thƣa. Sợ khi rầy gió mai mƣa,
Hoặc bài Ở nhà hát ngẫu hứng của Dƣơng Khuê:
“Nợ tính tình rầy lắm chị em ôi, Đã dan díu trót vay thời phải giả.
Khi đón gió, khi chờ trăng, khi xem hoa, khi bẻ lá,”
Những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống thƣờng nhật “túng lắm”, “tết đến nơi rồi”, “mua chịu”, “ậm ờ”, “rầy gió mai mƣa”, “tính tình”, “rầy lắm”, “chị em ôi”, “dan díu”,… đƣợc Trần Tế Xƣơng và Dƣơng Khuê sử dụng để miêu tả cảnh sống thƣờng nhật của cô đầu và thái độ của chính bản thân tác giả, nó tạo cho ngƣời đọc cảm giác tự nhiên, gần gũi, đầy sự chân chất, mộc mạc.
Chất bình dân của ngôn ngữ còn đƣợc thể hiện ở việc các tác giả dùng
những thành ngữ, tục ngữ, những câu nói của dân gian để làm điểm nhấn khi
miêu tả cô đầu:
“Chị em ta cùng nhau giữ giá Đến bây giờ ngã cả có ai nâng? Cũng liều bán phấn chơi xuân…”
(Cảnh tết nhà cô đầu – Trần Tế Xƣơng)
“Sợ khi rầy gió mai mƣa,
Lấy gì đi sớm về trƣa với tình?”
(Đi hát mất ô –Trần Tế Xƣơng)
“Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay, Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày. Năm canh to nhỏ tình dơi chuột,
Sáu khắc mơ màng chuyện nƣớc mây.”
Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, cái vỏ ngôn từ trang trọng đã dần đƣợc cởi bỏ khi nói về những sinh hoạt thƣờng nhật của cô đầu. Chỉ qua mấy đoạn thơ ta đã bắt gặp nhiều cụm từ xuất phát từ dân gian nhƣ “rầy gió mai mƣa”, “đi sớm về trƣa”, “tình dơi chuột”, “chuyện nƣớc mây”… đƣợc đƣa vào thơ ca một cách tự nhiên. Thông qua đó, cô đầu hiện lên sống động bởi thực tế nhƣ thế nào thì tác giả không ngần ngại đƣa vào thơ ca nhƣ vậy. Đặc điểm này ta cũng sẽ thấy trong những bài hát nói khác:
“Bấy lâu nay tính lại gặp tình,
Lời nguyền ƣớc vẫn đinh ninh vàng đá.” (Ở nhà hát ngẫu hứng – Dƣơng Khuê) “Bềnh bồng mặt nƣớc chân mây,
Đêm đêm sƣơng tuyết, ngày ngày nắng mƣa. Ấy ai bến đợi sông chờ,
Tình kia sao khéo lững lờ với duyên.”
(Cánh bèo – Tản Đà)
Bên cạnh đó, một biểu hiện khác của ngôn ngữ bình dân, đời thƣờng là các tác giả sử dụng lối nói ỡm ờ, bóng gió, biện pháp nói lái, chơi chữ. Đây là những điều dễ gặp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Ngoài việc sử dụng lối nói bóng gió, nói lái, chơi chữ để làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm thì nó còn là công cụ hữu hiệu để che dấu sự thô thiển, tục tằn trong khi nói về những cô đầu bị tha hóa, đem thân xác ra đổi lấy tiền dẫn đến việc nghề ca trù bị biến chất nghiêm trọng:
“Chuyện nở nhƣ pháo ran, Chuyện dai nhƣ chão rách, Đổ cả bốn chân giƣờng, Xiêu cả một bức vách.
Méc sì bố cu cù,
Vẫn gắn nhƣ cột gạch.”
(Tết tặng cô đầu – Trần Tế Xƣơng)
“Thôi thôi xin kiếu cô từ đấy, Chiều đãi thì tôi cũng… váo đèo.”
(Vịnh đùa cô đầu – Trần Tế Xƣơng)
“Bấy lâu nay tính lại gặp tình,”
(Ở nhà hát ngẫu hứng – Dƣơng Khuê)
“Bóng ngƣời, ngƣời nghĩ bóng ta, Bóng ta, ta nghĩ hóa ra bóng ngƣời.”
(Cô Sen mơ bóng đè – Nguyễn Khuyến)
Khai thác tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chƣơng, các nhà thơ đã vận dụng xuất sắc để tạo thành một nét độc đáo riêng cho tác phẩm của mình. Đôi khi, cái mộc mạc của ngôn từ cũng gợi ra nhiều “ngụ ý” trần trụi, nhƣng nét độc đáo ở đây chính là dù xét ở nghĩa đen hay nghĩa hàm ẩn thì chúng cũng đều hợp lý và hoàn chỉnh. Sự vận dụng ngôn ngữ một cách uyển chuyển, sử dụng lối nói bóng gió, nói lái, chơi chữ một cách phù hợp đã góp phần tạo nên bức tranh đầy thú vị về nhân vật cô đầu trong văn chƣơng nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
Nói tóm lại, sự phối hợp chất bác học và chất bình dân của ngôn ngữ trong sáng tác viết về cô đầu là một điểm sáng độc đáo của các tác giả giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đến năm 1930. Họ đã cân bằng và mạnh dạn tiết chế những yếu tố cao sang, trịnh trọng của ngôn ngữ bác học, đồng thời phát huy yếu tố bình dân, đời thƣờng nhƣ một cách để hƣớng về đại đa số quần chúng nhân dân. Không dừng lại ở đó, các tác giả còn thâm nhập vào đời sống cô đầu để lấy ra những lời ăn tiếng nói mang đặc trƣng của nghề nghiệp và xã hội buổi giao thời. Đó là điều cần đáng đƣợc ghi nhận và trân trọng.