7. Cấu trúc khóa luận
2.1. Nhân vật cô đầu – con ngƣời hội tụ: sắc, tài, tâm
2.1.1. Sắc đẹp
Sắc đẹp đối với ngƣời phụ nữ rất quan trọng, nó chính là yếu tố thu hút sự chú ý của mọi ngƣời, là vũ khí để chinh phục, hạ gục đàn ông. Đặc biệt đối với cô đầu thì dung nhan xinh đẹp là điều bắt buộc. Quan viên đến thƣởng thức ca trù không đơn thuần chỉ để nghe hát mà họ còn nhìn ngắm, tiếp xúc, trò chuyện với cô đầu. Vì vậy, một cô đầu nổi danh không chỉ có tài đàn ca, thi phú mà cần có sự duyên dáng, đẹp đẽ ngay từ ngoại hình. Từ cô đầu ở thành thị đến nông thôn đều chú trọng chăm chút cho vẻ ngoài của mình. Nguyễn Đôn Phục từng nói về sự quan tâm ngoại hình của các cô đầu ở thôn quê “tóc không phải là không biết bỏ đuôi gà, răng không phải là không nhánh hạt dền, má không phải là không có đồng tiền núng nính…” [14, 97]. Nhƣ đã phân tích, cô đầu xuất hiện trong nhiều sáng tác là những cái tên cụ thể, có thật ngoài đời sống. Vì vậy, nhan sắc của các cô khi đƣợc họa lại bằng con chữ rất chân thật và sống động.
Cô đầu đƣợc các tác giả nhắc đến thƣờng mang vẻ đẹp dịu dàng, xinh tƣơi, mong manh.
Họ thƣờng đƣợc ví với hoa - một sự vật luôn khoe sắc, tỏa ngát hƣơng thơm giữa đất trời. Những cô đầu vì xinh đẹp nhƣ hoa nên hiển nhiên họ luôn cần sự nâng niu, chiều chuộng và nhìn ngắm của ngƣời đời:
“Kìa ghen hoa còn để truyện ngày xƣa”
(Vợ ghen với cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê)
“Đã tìm hoa xin chớ ngại đƣờng dài” (Tặng cô đầu Văn – Dƣơng Tự Nhu)
“Đã yêu hoa nên phải nghĩ đƣờng yêu” (Tặng cô đầu Phú – Dƣơng Tự Nhu)
“Đêm xuân hoa những ngậm cƣời Dƣới đèn tƣơi tỉnh mặt ngƣời nhƣ hoa”
(Chƣa say – Tản Đà)
“Đêm xuân một trận nô cƣời
Dƣới đèn chẳng biết rằng ngƣời hay hoa”
(Say – Tản Đà)
Nhan sắc nhƣ hoa của cô đầu đã làm say đắm trái tim của không biết bao nhiêu thi nhân. Nhiều khi tác giả trong suốt cả bài thơ không hề nhắc đích danh cô đầu mà chỉ dùng từ “hoa” để thay thế. Đối với họ, bề ngoài của cô đầu làm cho họ thoải mái và ngƣỡng mộ. Đến nghe hát ca trù giữa đêm, đƣợc đối đáp với những ngƣời con gái xinh tƣơi nhƣ hoa thì ai mà không khao khát, thích thú.
Không dừng lại ở việc ví cô đầu với những loài hoa chung chung, Tản Đà đã ít nhất hai lần đem cô đầu Vân Anh trong Thề Non Nƣớc gắn với những loài hoa cụ thể. Đó là hoa mai “không cho cành mai kia đƣợc riêng nở ở trên núi” và hoa đào “một đóa hoa đào trong gió đông”. Vân Anh khi còn là cô đầu vô danh,
nghèo khó thì nhƣ hoa mai, khi đã nức tiếng vang danh lại đƣợc coi là hoa đào. Đó là những loài hoa đẹp, thanh khiết, trong sạch, rực rỡ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn tỏa sắc và ngạt ngào hƣơng thơm.
Không chỉ gắn với hoa, nhan sắc mong manh, đằm thắm của cô đầu còn đƣợc miêu tả qua hình ảnh cành liễu:
“Tin xuân thỏ thẻ đi về
Mảng vui oanh nói mà e liễu hờn”
(Vợ ghen với cô đầu Oanh – Dƣơng Khuê)
“Trông nấp bóng ra chừng liễu yếu Bệnh đông phong sao khéo nực cƣời”
(Thăm cô đầu ốm – Dƣơng Khuê)
“Trót đem lời hẹn với vua đông Kìa liễu lục đào hồng tri kỉ đó”
(Tặng cô đầu Phú – Dƣơng Tự Nhu)
Dùng hình ảnh cây liễu để liên tƣởng đến ngƣời phụ nữ, các tác giả muốn làm nổi bật cái dáng vẻ nữ tính, yểu điệu của cô đầu. Đồng thời, đóa hoa, cành liễu đôi khi còn ẩn ý cho sự thay đổi nhan sắc theo thời gian của ngƣời phụ nữ. Họ có lúc sẽ xanh tốt, tƣơi đẹp đầy sức sống, nhƣng cũng sẽ đến lúc úa tàn, đánh mất tuổi xuân. Đến đây có thể nhận thấy, trong con mắt của các nhà thơ, dung mạo của cô đầu tuy xinh đẹp nhƣng rất mong manh. Với họ, nhan sắc là món quà mà tạo hóa ban tặng để khi nhìn vào ai cũng muốn yêu thƣơng, che chở.
Một điểm nổi bật khác là sắc đẹp của cô đầu đƣợc các tác giả khắc họa thƣờng gắn liền với tuổi trẻ, với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Các nhà thơ miêu tả cô đầu bằng cái nhìn của một ngƣời yêu cái đẹp. Họ nhìn vào sự thanh tân, trẻ trung của ngƣời con gái để rồi đắm say, trầm trồ:
Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu”
(Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dƣơng Khuê)
“Kỳ tơ liễu” ở đây là nhằm chỉ cây tơ liễu đƣơng tơ, tức là ngƣời con gái đã lớn. Đây là lúc đẹp nhất, thu hút nhất của cô đầu. Nhìn thấy sự trƣởng thành của cô, Dƣơng Khuê không khỏi bất ngờ và có ý luyến tiếc vì cô trẻ quá, căng tràn sức sống trong khi ông đã già “Quân kim hứa giá ngã thành ông” (Nay nàng sắp lấy chồng ta đã thành ông già).
Cô đầu Vân Anh trong Thề non nƣớc cũng đƣợc Tản Đà miêu tả ở độ tuổi xuân thì. Tác giả không nói rõ nàng bao nhiêu tuổi nhƣng chỉ cần cảm nhận qua việc các quan viên gọi nàng là “con bé”, qua cách cƣ xử, đối đãi hết sức thoải mái, trân trọng của vị khách và đặc biệt là danh tiếng lừng lẫy của nàng khi lên Hàng Giấy. Nhờ nhan sắc, sự thanh tân mà nàng “thanh giá càng lộng lẫy, nhƣ một vừng giăng sáng ở dƣới đáy hồ thu. Con ngƣời ta đến lúc phong quang, thời vẻ ngƣời cũng phong quang, cái đẹp không biết từ đâu sinh ra, cái sang không biết từ đâu đƣa đến, cái con ma ghen của tạo hóa đến lúc ấy cũng đã bớt khe khắt với ngƣời hồng nhan”. Sự tƣơi trẻ chính là một trong các yếu tố khiến Vân Anh “có thanh giá ở trong xóm Bình Khang”. Vì vậy, nàng luôn cố gắng giữ gìn vẻ đẹp ấy “rửa mặt đánh phấn” sao cho lúc nào mình cũng tràn đầy sức sống, lấy đƣợc cảm tình, sự say mê từ các vị khách.
Với mỗi con ngƣời, tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất, là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng. Riêng đối với cô đầu, vẻ đẹp thanh tân, trẻ trung lại mang nhiều ý nghĩa hơn hết. Trong một số bài thơ, tuổi trẻ của cô đầu đƣợc các tác giả nhắc đến với nhiều dụng ý khác nhau:
“Mối tơ duyên vừa độ thanh xuân”
(Tặng cô đầu Văn – Dƣơng Tự Nhu)
(Cánh bèo – Tản Đà)
“Rƣớc phải cô đầu mới tẻo teo”
(Vịnh đùa cô đầu – Trần Tế Xƣơng)
Tản Đà và Dƣơng Tự Nhu dùng hai từ “đầu xanh” và “thanh xuân” để chỉ sự tƣơi trẻ, những năm tháng tràn đầy sức sống, khát khao yêu đƣơng, hạnh phúc nhƣng cũng đầy “trôi nổi”, truân chuyên của cô đầu. Còn với Trần Tế Xƣơng, ông dùng từ thuần Việt “tẻo teo” để nói lên sự trẻ trung, nhỏ nhắn, xinh xắn, làm ông mê say, đắm đuối. Nhƣng chính dáng vẻ đáng yêu ấy lại là nguyên nhân gây nên bao sự “ì èo”, rắc rối cho thi nhân.
Tuổi xuân với cô đầu là vô cùng quan trọng, khi nó dần phai nhạt thì cô đầu phải bằng mọi cách để điểm trang cho thêm phần rạng rỡ:
“Trải nắng mƣa gầy biết mấy phần xuân Mà son phấn cũng phong trần thế nhỉ.”
(Tặng cô đầu Phẩm – Dƣơng Khuê)
Có thể nói, tuổi trẻ đóng một vai trò lớn trong sự nghiệp của cô đầu. Đa số khách phong lƣu tìm đến nghe hát đều mong đƣợc chiêm ngƣỡng một mỹ nhân trẻ trung, xinh đẹp. Chính cái đặc điểm khắt khe này gây nên không biết bao nhiêu đau khổ cho cô đầu khi tuổi xuân qua đi, nhan sắc phai lạt. Trong con mắt của Dƣơng Khuê, cô đầu Phẩm vẫn “phong trần” sau bao năm, tức là vẫn đẹp, vẫn thu hút mặc dù đã “gầy biết mấy phần xuân”. Nhƣng trong thực tế, hiếm có mấy ai đƣợc nhƣ Dƣơng Khuê, họ chỉ vây quanh khi cô đầu còn xuân sắc và xa lánh khi ngoại hình các nàng bị thời gian tàn phá. Đó là một thực tế mà tác giả Thái Thuận ở thế kỷ XV đã có lần nhắc đến:
“Vũ thái vân tình tổn thiếu niên,
Hồng trang thuý mạc bất thành nghiên. Lạc hoa đình viện thung khai cảnh,
Minh nguyệt trì đƣờng ức thái liên. Kim ốc khƣớc tàm tân yểu điệu,
Thanh lâu uổng tín cựu thuyền quyên.”
Dịch nghĩa:
“Thói mƣa, tình mây làm tổn hại đến tuổi thiếu niên, Tranh hồng điểm thúy cũng không làm cho đẹp đƣợc nữa.
Nơi đình viện thấy hoa rụng làm biếng mở gƣơng soi, Trên ao hồ nhìn trăng sáng chạnh nhớ lúc hái sen. Những thẹn cùng ngƣời yểu điệu chốn nhà vàng,
Luống tin rằng mình trƣớc kia là hạng thuyền quyên nơi lầu xanh.”
(Lão kỹ ngâm – Thái Thuận)
Tóm lại, nhân vật cô đầu hiện lên trong các sáng tác của một số tác giả tiêu biểu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 với nhan sắc duyên dáng, mê hoặc, gắn liền với tuổi xuân và sức sống. Sắc đẹp chính là một yếu tố quan trọng quyết định sự nổi danh của cô đầu. Đặc biệt, đối với cô đầu rƣợu thì ngoại hình chính là công cụ kiếm tiền, là tài sản quý giá nhất, không có sắc thì họ không làm đƣợc gì cả.
2.1.2. Tài năng
Bên cạnh sắc đẹp, nhân vật cô đầu xuất hiện trong văn chƣơng còn là những ngƣời có tài. Ở đây chỉ giới hạn trong bộ phận cô đầu hát, những con ngƣời của nghệ thuật ca trù thực thụ chứ không xét đến cô đầu rƣợu vốn chỉ dùng thân xác để kiếm tiền. Tài năng của cô đầu bao gồm tài đàn, hát và văn chƣơng – những thứ gắn bó và thu hút đối với các văn nhân tài tử:
(Vịnh đùa cô đầu – Trần Tế Xƣơng)
Nhiều tác giả đã nhắc đến tài ca hát của cô đầu. Từ khi ca trù ra đời, cô đầu đƣợc xem là chủ nhân của bữa tiệc ca trù cũng bởi vì tiếng hát mê đắm lòng ngƣời. Văn Tâm từng viết: “Tất nhiên, nhƣ cái nền lộng lẫy đá hiếm, nhƣ cái mái nạm vàng bạc lóng lánh của công trình kiến trúc ca trù: tiếng hát của đào nƣơng vừa nâng đỡ, vừa bao trùm tất cả” [14, 222]. Các văn nhân tài tử tìm đến ca quán cũng bởi muốn đƣợc lắng nghe tiếng hát vút lên giữa những thanh âm trong trẻo của đàn phách:
“Êm ái cung đàn chen tiếng hát, La đà kẻ tỉnh dắt ngƣời say, Thú vui chơi mãi mà không chán, Vô tận kho trời hết lại vay.”
(Thú cô đầu – Trần Tế Xƣơng)
Tiếng hát ấy có thể làm cho quan viên nghe mãi không chán. Sự “êm ái”
của tiếng hát vút cao cộng hƣởng cùng tiếng đàn sẽ làm ngƣời ta “chơi mãi không chán”. Đặc biệt, nhiều khi tiếng hát của cô đầu còn trở thành một ấn tƣợng, một sự quen thuộc trong tâm hồn khán giả:
“Ngã thính khanh ca tần quán nhĩ, Khanh tri ngã túy thả vong tình.”
Dịch nghĩa:
“Ta nghe nàng hát từng quen tai, Nàng biết ta lúc say là quên tình.”
(Gặp cô đầu Khanh – Dƣơng Tự Nhu)
Một tiếng hát mà khiến ngƣời khác quen tai thì không thể nào phủ nhận tài năng của cô đầu. Các tài tử văn nhân thƣờng xuyên lui tới ca quán và dĩ nhiên số lƣợng cô đầu mà họ nghe hát là rất nhiều. Nhƣng tiếng hát của cô đầu Khanh lại
đƣợc Dƣơng Tự Nhu nhớ và quen chứng tỏ nó hay đến mức ông phải thƣởng thức nhiều lần, khắc sâu vào tâm trí.
Nói đến tài ca hát của cô đầu, nhiều tác giả đã không tiếc dành những mỹ từ để ngợi ca. Đó là những tiếng hát hay, tuyệt diệu đến mức vang danh khắp mọi miền và sống mãi cùng thời gian:
“Ngã thị phong lƣu hiền thái thú, Quân ƣng hồng phấn cổ danh ca.”
Dịch nghĩa:
“Ta là quan thái thú phong lƣu mà hiền, Nàng là cô đầu đẹp hát hay có tiếng.”
(Tặng cô đầu Kim – Dƣơng Tự Nhu)
“Danh ca” là cụm từ mà tác giả dành tặng cho cô đầu Kim, một ngƣời con gái nổi tiếng hát hay. Trong câu thơ, Dƣơng Tự Nhu có nói đến nhan sắc song hành cùng tiếng hát, chính hai yếu tố này làm nên sức hấp dẫn, sự ngƣỡng mộ của bao ngƣời dành cho nàng. Thông thƣờng những cô đầu hát hay sinh sống nhiều ở nơi nào thì nơi đó sẽ trở nên nổi tiếng và khiến các quan viên lƣu luyến không nỡ rời xa:
“Riêng một thú Thanh Sơn đi lại Khéo ngây ngây dại dại với tình.”
(Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dƣơng Khuê)
Thanh ở đây là làng Thanh Thần, Sơn là huyện Sơn Lãng (sau đổi ra phủ Thanh Oai) tỉnh Hà Đông là nơi nổi tiếng tập hợp nhiều cô đầu danh ca. Ở đó luôn đông đảo những tài tử văn nhân đến để thƣởng thức lời ca tiếng hát của cô đầu. Tiếng hát có thể làm cho một vùng đất trở nên nổi tiếng thì quả thật tài năng của cô đầu là hơn ngƣời, vô cùng xuất sắc. Tiếng hát của cô đầu nhƣ một thanh âm vang vọng trong lòng ai từng nghe qua. Về sau, Nguyễn Hãn (Hải Phòng)
cũng cùng chung cảm hứng nhƣ các tác giả giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đã không tiếc lời ngợi khen những giọng hát ấy:
“Mƣỡu:
Chông chênh tiếng hát Long thành, Vẫn còn đổ quán siêu đình nhƣ chơi. Sữa thơm tôi uống từng lời,
Đặm tăm mật ngọt trên môi ca trù.
Hát nói:
“Long thành ca nữ,
Cũng là ngƣời ca nữ hôm nay. Rƣợu đâu nhiều đủ để ta say,
Từng giai điệu thấm nhuần vào chân tóc. Có phải hòa âm tiêu Lộng Ngọc,
Hay là vang vọng tiếng Trƣơng Chi. Mê hồn ca dẫn lối chúng tôi đi, Lại bƣớc tới Thiên Thai kì ảo,
Tôi bỗng hiểu Giang Châu xƣa sao lại đầm vạt áo, Long thành ca gieo gió bão đêm nay.”
(Khúc hát Long thành – Nguyễn Hãn (Hải Phòng)) Bên cạnh tài ca hát thì tài đàn của cô đầu cũng đƣợc nhiều tác giả nói đến. Chúng ta từng biết đến cô Cầm trong Long Thành cầm giả ca với ngón đàn đƣợc ví là “báu vật vô giá đất Trƣờng An”:
“Ðộc thiện huyền cầm
Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh
Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc Tự thị thiên thƣợng nhân gian đệ nhất thanh”
Dịch nghĩa:
“Riêng thạo đàn Nguyễn
Ngƣời trong thành bèn lấy chữ Cầm mà đặt tên.
Nàng học đƣợc khúc Cung Phụng trong cung tiền triều Đó là những khúc đàn hay nhất trời đất.”
(Long Thành cầm giả ca – Nguyễn Du)
Đến giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, tài năng của nhân vật cô đầu đƣợc miêu tả trong trang viết vẫn tiếp tục gắn với tiếng đàn. Tài đàn của cô đầu nhiều khi tuyệt diệu, hơn ngƣời đến mức tác giả phải thốt lên:
“Đàn ai một tiếng Dƣơng tranh”
(Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dƣơng Khuê)
“Dƣơng tranh” ở đây nhằm ám chỉ đàn tranh ở đất Dƣơng Châu (Giang Tô, Trung Quốc), đƣợc làm bằng tre, gồm 13 giây, tiếng nghe lanh lảnh. Đây là câu hát ở đầu bài thét nhạc đƣợc Dƣơng Khuê mƣợn làm câu kết nhằm ngợi khen tiếng đàn của ai mà hay đến thế, tuyệt diệu đến thế. Dƣơng Khuê là một ngƣời tiếp xúc nhiều với những thú vui tao nhã và chỉ bằng vài chữ cũng đủ cho ta thấy đƣợc sự tài hoa của cô đầu thể hiện ở tiếng đàn nhƣ thế nào. Tiếng đàn đôi lúc còn mê đắm các thi nhân đến mức họ nằng nặc đòi nghe cho bằng đƣợc mặc dù cô đầu đang bị ốm:
“Đàn cầm sắt gảy chơi khúc nữa Rƣợu hoàng hoa còn chứa hay không? Rằng vâng xin cũng chiều lòng.”
(Thăm cô đầu ốm – Dƣơng Khuê)
Qua đoạn thơ, ta đủ cảm nhận đƣợc văn nhân tài tử đến tìm cô đầu đâu chỉ bởi nhan sắc mà quan trọng hơn cái họ nhớ về cô đầu đôi khi chính là tiếng đàn.
Để đƣợc nghe đàn, tác giả bất chấp cả sự tàn nhẫn khi gọi dậy cả một ngƣời ốm mặc dù trong lời thơ có đôi chút chế giễu về căn bệnh “đông phong” của nàng.
Ở một cảm xúc khác, nhà thơ Tản Đà lại tỏ ra thƣơng cảm cho tiếng đàn của cô đầu:
“Gửi bốn lạy: lạy bút, lạy nghiên, lạy đèn, lạy sách Quá thƣơng ai đàn phách nốt đêm nay.”
(Chƣa say – Tản Đà)
Cuộc vui trong đêm của Tản Đà trở nên trọn vẹn khi có tiếng đàn của cô đầu. Say mê tiếng đàn, nhờ có tiếng đàn mà xúc cảm của ông trở nên thăng hoa nhƣng ông cũng xót thƣơng cho cô đầu phải ngồi hầu đàn. Có thể thấy rõ sự trân trọng tài năng của ông dành cho cô đầu là rất lớn.
Nếu nhƣ đàn, hát là những tài năng bắt buộc ở mỗi cô đầu thực thụ thì tài văn chƣơng chính là thƣớc đo để đánh giá tầm hiểu biết, trí thông minh và địa vị