Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại trường đại học sài gòn (Trang 52 - 56)

Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ viên chức hành chính trong nhà trường được xác định đó là các yếu tố thuộc về chủ thể cán bộ quản lí và bản thân VCHC, các yếu tố của nội bộ nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển ĐNVCHC, những yếu tố có tác động được đề cập cụ thể như sau:

1.5.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã nhận thức được vai trò của cán bộ quản lí (CBQL) nên đã rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ này. Đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí nhà trường nói chung, phát triển ĐNVCHC nói riêng. Để nâng cao chất lượng ĐNVCHC, tạo môi trường giáo dục tốt, đội ngũ CBQL của nhà trường là những người đầu đàn, nòng cốt trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, định hướng đổi mới giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động quản lí có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNVCHC. Trách nhiệm chính của việc phát triển ĐNVCHC thuộc về đội ngũ CBQL. Do vậy, đội ngũ cán bộ QLGD có tác động lớn đến phát triển ĐNVCHC nhà trường.

CBQL nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sẽ thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng lộ trình để phát triển ĐNVCHC đạt mục tiêu đội ngũ chất lượng cao.

1.5.2.2. Nhận thức của bản thân viên chức hành chính về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đối với bất kì công việc nào, để thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện công việc phải biết đúng việc, bổn phận, trách nhiệm của bản thân. Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của bản thân VCHC góp phần rất lớn trong việc phát triển ĐNVCHC. Phát huy năng lực, thế mạnh của VCHC trong công tác trợ giúp hoạt động quản lí giáo dục sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí, đồng thời góp phần quan trọng trong công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.5.2.3. Phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lí về công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Vai trò của đội ngũ QLGD có tác động rất lớn đến công tác quản lí phát triển đội ngũ. Đây là người lãnh đạo thực thi, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, các định phương hướng cho tổ chức trong công tác phát triển đội ngũ. Vì vậy, CBQL ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa trông rộng để định hướng phù hợp cho tổ chức. Phẩm chất và năng lực của CBQL ảnh hưởng lớn đến công tác quản lí, nhất là phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu chất lượng cao.

CBQL phải nắm chắc và hiểu sâu về thực trạng của đơn vị mình, mục tiêu cần phải đạt được, chỉ đạo hoạt động giáo dục có hiệu quả, được đồng nghiệp kính trọng, xây dựng được bộ máy quản lí hoạt động tốt, tạo được môi trường sư phạm tốt,... Người quản lí càng tận tâm, trách nhiệm, cẩn thận, chu đáo và năng lực quản lí vững vàng sẽ càng thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, và do đó, càng ảnh hưởng tốt đến công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.5.2.4. Kiến thức, kĩ năng hiện có của bản thân viên chức hành chính

Trình độ đào tạo chuyên ngành của VCHC là một yếu tố ảnh hưởng đến bản chất của ĐNVCHC. Nếu chuyên ngành đã được đào tạo của họ liên quan đến lĩnh vực giáo dục, gắn liền với chức năng nhiệm vụ của đơn vị sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong các công việc hành chính. Trong đó cần kể đến các chuyên ngành có đào tạo về quản lí hành chính nhà nước nói chung và quản lí hành chính trong giáo dục nói riêng sẽ là một trong các yếu tố thuận lợi trong hoạt động trợ giúp cho công tác quản lí giáo dục.

Bên cạnh đó, các kiến thức và năng lực của VCHC được hình thành và phát triển trước khi được tuyển dụng trong quá trình sống và học tập của họ là yếu tố quan trọng làm bước đệm trong công tác phát triển ĐNVCHC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong Chương I, luận văn đã khái quát các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước về phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ viên chức hành chính nói riêng. Phát triển ĐNVCHC là việc tác động của chủ thể quản lí nhằm làm cho viên chức hành chính đảm bảo theo quy định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; đồng thời xây dựng ĐNVCHC đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chính là phát triển nguồn nhân lực trợ giúp công tác quản lí giáo dục chất lượng cao.

Trong đó, nội dung của việc phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là: Công tác quy hoạch đội ngũ VCHC; Công tác tuyển dụng; Công tác sử dụng ĐNVCHC; Công tác đào tạo, bồi dưỡng; Công tác đánh giá; Công tác xây dựng môi trường và điều kiện làm việc

Việc phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như các văn bản chỉ đạo của Nhà nước/Bộ/ban/ngành; Chế độ chính sách đối với VCHC (lương, phụ cấp, học tập nâng cao trình độ...) và điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường; Nhận thức của cán bộ quản lí, bản thân viên chức hành chính về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lí về công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Kiến thức, kĩ năng hiện có của bản thân viên chức hành chính. Đây chính là những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại trường đại học sài gòn (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)