Sau khi tuyển dụng VCHC, người quản lí sắp xếp, bố trí VCHC vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy tối đa khả năng hiện có của VCHC để hoàn thành công việc trợ giúp hoạt động quản lí giáo dục. Sử dụng VCHC là giúp cho VCHC thích ứng với môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác sử dụng ĐNVCHC của Trường Đại học Sài Gòn theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.14. Thực trạng công tác sử dụng ĐNVCHC theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát
Kết quả thống kê từ Bảng 2.14 cho thấy các nội dung liên quan đến công tác
sử dụng ĐNVCHC được VCHC đánh giá ở mức độ Tốt với điểm trung bình 4.21.
Tương tự kết quả khảo sát đối với 21 CBQL, công tác này cũng được đánh giá
chung ở mức độ Tốt với điểm trung bình chung là 4.37. Trong đó, nội dung “Việc
phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của viên chức hành chính” (ĐTB = 4.27) xếp hạng 1.Kết quả khảo sát này cũng đồng nhất với kết quả khảo sát đối với kết quả khảo sát về nội dung công việc trên mục 2.3.1 của luận văn này. Điều này cho phép nhận định: nội dung “phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của viên chức hành chính” của khâu sử dụng được thực hiện rất tốt. Các vị trí việc làm có sự dàn trải công việc khá đều; sự phân công, phân nhiệm có sự cân bằng giữa số lượng công việc và số lượng nhân sự.Tuy nhiên, hai nội dung “Việc khai thác nguồn lực tối đa” và “Việc xây dựng các mối quan hệ công việc giữa các cá nhân viên chức hành chính và với các bộ phận” có sự xáo trộn trong xếp hạng đánh giá.
Khi được phỏng vấn về công tác sử dụng ĐNVCHC tại trường ĐH Sài Gòn,
đa số ý kiến của các VCHC được phỏng vấn đều đồng tình: “Trưởng đơn vị phân
công công việc phù hợp với khả năng của từng người, xây dựng mối quan hệ rõ ràng giữa các cá nhân giúp VCHC biết cách phối hợp cùng nhau, hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành tốt công tác”. Ngoài ra, ý kiến tập trung cho rằng: “VCHC được
STT Nội dung 195 VCHC 21 CBQL
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH
1 Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với
năng lực chuyên môn của viên chức hành chính.
4.27 0.66 1 4.67 0.48 1
2 Việc xây dựng các mối quan hệ công việc
giữa các cá nhân viên chức hành chính và với các bộ phận.
4.17 0.73 3 4.48 0.68 2
3 Việc khai thác nguồn lực tối đa. 4.18 0.72 2 3.95 0.67 3
N.T.N.M đưa ra nhận định: “Được làm việc trong môi trường thân thiện, mọi người đoàn kết giúp đỡ nhau nên VCHC có điều kiện phát triển tốt”.
Để công tác sử dụng VCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đạt hiệu quả hơn nữa thì lãnh đạo nhà trường cần duy trì các nội dung của công tác sử dụng VCHC, chú trọng hơn nữa việc xây dựng các mối quan hệ công việc giữa các cá nhân VCHC và với các bộ phận.
2.4.5.Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức hành chínhđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là làm tăng thêm trình độ hiện có của ĐNVCHC để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của công việc, cũng như đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNVCHC theo khảo sát thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.15. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNVCHC theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát
Kết quả thống kê từ Bảng 2.15 cho thấy các nội dung liên quan đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng ĐNVCHC được đánh giá ở mức độ Khá với điểm trung bình
3.94. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đối với 21 CBQL, công tác này lại được đánh giá
chung ở mức độ Tốt với điểm trung bình chung là 4.51.
STT Nội dung 195 VCHC 21 CBQL
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH
1 Việc xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
cụ thể. 3.93 0.70 2 4.52 0.51 2
2 Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng. 4.04 0.74 1 4.48 0.68 3
3 Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng viên chức
hành chính. 3.93 0.70 3 4.62 0.50 1
4 Thực hiện bồi dưỡng khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin cho đội ngũ viên chức hành chính.
3.84 0.70 4 4.43 0.75 4
Trả lời phỏng vấn sâu về vấn đề này, 5/9 VCHC được hỏicho rằng: “Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phổ biến cho VCHC đăng kí tham gia. Tuy nhiên, đa số các khóa học bồi dưỡng, nhà trường đều phối hợp với các đơn vị bên ngoài để thực hiện, do đó sẽ bị hạn chế về khâu tổ chức cũng như kiểm tra đánh giá”. Ngoài ra, khi phỏng vấn sâu đối với 03 CBQL, đều
nhận được ý kiến như sau: “Qua các đợt kiểm tra đánh giá, năng lực về ứng dụng
công nghệ thông tin của đội ngũ VCHC đáp ứng tốt so với yêu cầu vị trí việc làm. Chính vì thế, nhà trường tập trung bồi dưỡng các khóa học về phẩm chất chính trị, kĩ năng, ngoại ngữ và nghiệp vụ công tác chuyên môn”.
Từ kết quả khảo sát trên, có thể nhận định công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường đã được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, cần tăng cường biện pháp kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho VCHC của nhà trường.
2.4.6.Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ viên chức hành chínhđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục