Về phát triển đội ngũ viên chức hành chínhđáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại trường đại học sài gòn (Trang 87)

giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn

2.6.2.1. Về nhận thức của cán bộ quản lí và viên chức hành chính về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

CBQL và VCHC đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thể hiện như sau:

- CBQL và VCHC hoàn toàn đồng ý với các nội dung “Hướng đến mục tiêu

quản lí giáo dục đạt chất lượng cao” và “Giúp nâng cao chất lượng phục vụ trong giáo dục”. Điều này cho thấy việc phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là vấn đề được sự đồng thuận cao trong nhà trường. Tuy nhiên để CBQL và VCHC nhận thức tốt hơn nữa về tầm quan trọng của công tác này thì cần tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức của CBQL và VCHC để phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao.

- Bên cạnh đó, CBQL và VCHC chỉ đồng ý với nội dung “Tiết kiệm và sử

dụng có hiệu quả biên chế; chế độ, chính sách cho viên chức hành chính được bảo

đảm” và “Nâng cao năng suất làm việc và tạo thu nhập cho viên chức hành chính”.

Trên thực tế, CBQL và VCHC còn băn khoăn về thu nhập của đội ngũ khi đã đạt các yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì thế, để phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần nâng cao nhận thức của CBQL và VCHC, xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao thu nhập cho đội ngũ để VCHC toàn tâm vào công tác, góp phần nâng cao chất lượng nhà trường.

2.6.2.2. Về các nội dung phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Các nội dung của công tác phát triển ĐNVCHC được tiến hành đồng loạt và có mối quan hệ với nhau. Kết quả xếp hạng các nội dung công tác phát triển ĐNVCHC thể hiện như sau: Đánh giá ĐNVCHC xếp hạng 1; Tuyển dụng ĐNVCHC xếp hạng 2; Sử dụng ĐNVCHC xếp hạng 3; Xây dựng môi trường và điều kiện làm việc xếp hạng 4; Quy hoạch ĐNVCHC xếp hạng 5 và Đào tạo, bồi dưỡng ĐNVCHC xếp hạng 6. Từ kết quả trên cho thấy công tác đánh giá, tuyển dụng, sử dụng rất được nhà trường quan tâm. Tuy nhiên công tác xây dựng môi trường và điều kiện làm việc, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng ĐNVCHC còn tồn đọng một số nội dung chưa thật sự được chú trọng. Vì thế, Hiệu trưởng cần tiếp tục thực hiện tốt tất cả các nội dung để công tác phát triển ĐNVCHC đạt hiệu quả cao.

Phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được thực hiện với nhiều nội dung khác nhau. Tuy nhiên, có những nội dung được đánh giá tốt ở mức điểm trung bình từ 4.21 trở lên. Bao gồm: Việc xác định phương thức phát triển đội ngũ viên chức hành chính đủ số lượng đáp ứng cơ cấu tổ chức; Các nội dung công tác tuyển dụng và đánh giá ĐNVCHC; Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của viên chức hành chính; Các nội dung công tác xây dựng môi trường và điều kiện làm việc cho ĐNVCHC ngoại trừ việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật cho đội ngũ viên chức hành chính và việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ viên chức hành chính. Từ kết quả trên cho thấy, nhà trường thực hiện tốt những nội dung trên, nhưng ĐNVCHC cần được tiếp tục phát triển ở mức cao hơn để nâng cao chất lượng. Vì thế cần thường xuyên duy trì, củng cố, khuyến khích, thực hiện tốt các nội dung để ĐNVCHC được phát triển ở một tầm cao mới.

Bên cạnh đó, có những nội dung được đánh giá ở mức khá thấp. Bao gồm: Các nội dung của công tác Đào tạo, bồi dưỡng ĐNVCHC; việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho đội ngũ viên chức hành chính và việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ viên chức hành chính. Từ đó cho thấy các nội dung trên được nhà trường thực hiện nhưng đôi khi chưa kịp thời, chưa hiệu quả hoặc chưa được chú trọng quá nhiều. Vì thế, để công tác phát triển đội ngũ VCHC

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có chất lượng thì cần nâng cao, đẩy mạnh, tăng cường việc thực hiện các nội dung trên.

Ngoài ra, nhà trường đang thực hiện công tác đánh giá ĐNVCHC theo Chuẩn đánh giá và phân loại viên chức của Luật Viên chức (2010), vẫn chưa đổi mới cách đánh giá phù hợp với Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2018 về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm của Trường Đại học Sài Gòn đã được trình bày. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nhà trường cần có các biện pháp xây dựng phương pháp và nội dung đánh giá VCHC ngoài các nội dung đánh giá và phân loại đánh giá theo quy định, dựa trên sản phẩm đầu ra của Bản mô tả công việc của vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định trên.

Tóm lại, các nội dung của công tác phát triển ĐNVCHCtại Trường Đại học Sài Gòn đã được tiến hành đồng bộ. Kết quả khảo sát cho thấy công tác đánh giá, tuyển dụng, sử dụng rất được nhà trường quan tâm; công tác xây dựng môi trường và điều kiện làm việc, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng ĐNVCHC cần được chú trọng nhiều hơn.

2.6.3. Về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn

Tất cả các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNVCHC đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đều được CBQL và VCHC thể hiện ở mức độ Rất

ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhận thức của CBQL và VCHC về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được đánh giá ảnh hưởng cao hơn phẩm chất, năng lực của CBQL và kiến thức kĩ năng của VCHC. Vì thế, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của 2 đối tượng trên, tạo sự đồng thuận trong nhà trường cần được đẩy mạnh. Ngoài ra, CBQL cần tự bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, quản lí của bản thân để thực hiện hiệu quả công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Các yếu tố khách quan cũng được đánh giá ở mức độ Khá ảnh hưởng đến

công tác phát triển đội ngũ VCHC. Mỗi yếu tố có một ảnh hưởng khác nhau như: Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ/ban/ngành; Chế độ chính sách đối với viên chức hành chính (lương, phụ cấp, học tập nâng cao trình độ...); Điều kiện tài chính,

cơ sở vật chất của nhà trường. Vì thế, để công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đạt hiệu quả cần khắc phục những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan lẫn chủ quan góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Dựa trên cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chương 2 luận văn đã phân tích, làm sáng tỏ thực trạng công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn. Kết quả phân tích cho thấy ĐNVCHC của nhà trường có trình độ, phẩm chất năng lực, kĩ năng tốt, đáp ứng được căn bản các yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và xây dựng môi trường và điều kiện làm việc đều được nhà trường thực hiện thường xuyên và mang lại một số hiệu quả nhất định.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy những hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chưa đạt hiệu quả cao; việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho đội ngũ viên chức hành chính và việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ viên chức hành chính chưa được chú trọng. Thu nhập của viên chức hành chính vẫn là vấn đề băn khoăn cho đội ngũ. Công tác đánh giá ĐNVCHC tuy thực hiện tốt nhưng vẫn chưa có sự đổi mới. Ngoài ra, nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch, hạn chế những ảnh hưởng do các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến công tác phát triển đội ngũ.

Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng trên cho thấy công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là vấn đề bức thiết hiện nay và đó cũng chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các biện pháp này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG III

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 3.1.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1.Cơ sở pháp lí

Các nhóm biện pháp được đề xuất phải căn cứ các cơ sở pháp lí được pháp luật quy định về viên chức hành chính. Trong đó, một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất các nhóm biện pháp là:

- Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Luật Viên chức;

- Điều lệ trường Đại học;

- Thông tư số 19/2014/TT-BNV về Quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

- Chiến lược phát triển Trường Đại học Sài Gòn đến năm 2025 và tầm nhìn 2035;

- Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2018 về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm của Trường Đại học Sài Gòn.

3.1.2.Cơ sở lí luận

Việc đề xuất các nhóm biện pháp căn cứ trên cơ sở lí luận đã được trình bày trong chương 1 của luận văn này. Trong đó, các vấn đề lí luận quan trọng nhất làm cơ sở cho đề xuất nhóm biện pháp là:

- Khái niệm phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Các yêu cầu đổi mới giáo dục đặt ra cho đội ngũ viên chức hành chính.

- Các nội dungphát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.1.3.Cơ sở thực tiễn

Các nhóm biện pháp được đề xuất trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ viên chức hành chính tại địa bàn khảo sát là Trường Đại học Sài Gòn (chương 2 của luận văn này). Các vấn đề thực tiễn quan trọng nhất làm cơ sở cho đề xuất nhóm biện pháp là:

- Thực trạng đội ngũ viên chức hành chính tại Trường Đại học Sài Gòn. - Thực trạng công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn.

3.2.NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các nhóm biện pháp được đề xuất phải nhằm mục tiêuđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dựa theo Khung năng lực của vị trí việc làm đối với viên chức hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 232/QĐ-UBND của UBND TPHCM cho ĐNVCHC tại Trường Đại học Sài Gòn; góp phần phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các nhóm biện pháp được đề xuất phải căn cứ theoĐiều lệ trường Đại học; Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2018 về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm của Trường Đại học Sài Gòn.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các nhóm biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và giáo dục của nước ta nói chung và các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và giáo dục tại địa bàn TPHCM nói riêng. Biện pháp đề xuất vừa phải đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa hướng tới yêu cầu phát triển lâu dài theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học. Do đó, các biện pháp được lựa chọn cần chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện cụ thể phù hợp với thực trạng ĐNVCHC, công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và các yêu tố ảnh hưởng đến công tác này tại Trường Đại học Sài Gòn.

Các nhóm biện pháp đề xuất khi được vận dụng vào phát triển ĐNVCHCđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn thì sẽ thu được hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng ĐNVCHC. Đồng thời, góp phần hoàn thành mục tiêu quản lí giáo dục đạt chất lượng cao.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết

Các nhóm biện pháp được đề xuất dựa trên yêu cầu phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Do đó, các biện pháp phải góp phần giải quyết các vấn đề mang tính bất cập, thiếu hiệu quả trong thực tiễn công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn. Theo đó, các giải pháp phải nâng cao nhận thức của CBQL và VCHC về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, xây dựng môi trường và tạo điều kiện, động lực.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các nhóm biện pháp được đề xuất dựa trên thực trạng phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn cần góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn. Theo đó, đề tài tiến hành khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn.Các biện pháp có mục đích rõ ràng, với nội dung và cách thực hiện được chỉ dẫn một cách chi tiết, điều kiện thực hiện được xác định cụ thể. Điều đó sẽ tăng sự thuyết phục về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.3.CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Từ các cơ sở pháp lí, lí luận và thực tiễn, người nghiên cứu đề xuất 7 nhóm biện pháp phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn.

3.3.1.Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và đội ngũ viên chức hành chính về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3.3.1.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp

Phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ công tác quản lí giáo dục là trọng tâm của mục tiêu nâng cao chất lượng quản lí giáo dục. Để phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì VCHC đóng vai trò rất quan trọng vì họ là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.

Bên cạnh đó, CBQL cũng là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển ĐNVCHC. Vì thế, cần nâng cao nhận thức cho CBQL và VCHC về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trên cơ sở hiểu rõ vai trò của mình, CBQL và VCHC sẽ thay đổi nhận thức, có trách nhiệm cao trong công việc, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, góp phần thực hiện hiệu quả công tác phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng quản lí giáo dục của nhà trường.

3.3.1.2. Nội dung của nhóm biện pháp

Tuyên truyền sự cần thiết của việc phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại trường đại học sài gòn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)