KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại trường đại học sài gòn (Trang 109)

XUẤT

XUẤT dung là mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các nhóm biện pháp này.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi dành cho 40 CBQL và VCHC (bao gồm 20 CBQL và 20 VCHCcó thâm niên công tác từ 10 năm trở lên) (xem phụ lục 4).

Đối tượng khảo sát được yêu cầu đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp theo thang điểm được quy ước như sau: 4 điểm – Rất cần thiết/Rất khả thi; 3 điểm – Cần thiết/Khả thi; 2 điểm – Ít cần thiết/Ít khả thi; 1 điểm – Không cần thiết/Không khả thi.

Điểm trung bình được chia ra các mức độ:

1 điểm – 1,75 điểm: Không cần thiết/Không khả thi; 1,76 điểm – 2,50 điểm: Ít cần thiết/Ít khả thi;

2,51 điểm – 3,25 điểm: Cần thiết/Khả thi; 3,26 điểm – 4 điểm: Rất cần thiết/Rất khả thi.

3.4.2. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và đội ngũ viên chức hành chính về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường. Đội ngũ VCHC đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất, năng lực và kĩ năng là mục tiêu phấn đấu của nhà trường, của cán bộ quản lí và viên chức hành chính. Để phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục thì CBQL và VCHC cần nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại trường đại học sài gòn (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)