chính về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.4.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lí
Kết quả khảo sát ý kiến của 21 CBQL về các ý nghĩa của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính mang lại thể hiện trong Bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
theo đánh giá của 21 CBQL được khảo sát
Dựa theo số liệu thống kê trong Bảng 2.10, mức độ đồng ý với các hiệu quả mà công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới mang lại của 21 CBQL
được khảo sát chung là Hoàn toànđồng ý (ĐTB từ 4.21 trở lên). Trong đó, ý nghĩa
được lựa chọn nhiều nhất là công tác phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục sẽ “Hướng đến mục tiêu quản lí giáo dục đạt chất lượng cao” với ĐTB =
4.86; ĐLC = 0.36; XH: 1. Tiếp đó là ý nghĩa “Giúp nâng cao chất lượng phục vụ
trong giáo dục” (ĐTB = 4.76; ĐLC = 0.44; XH: 2).
STT Nội dung ĐTB ĐLC XH
1 Tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế; chế
độ, chính sách cho viên chức hành chính được bảo đảm.
4.57 0.51 4
2 Nâng cao năng suất làm việc và tạo thu nhập
cho viên chức hành chính. 4.62 0.50 3
3 Giúp nâng cao chất lượng phục vụ trong giáo
dục. 4.76 0.44 2
4 Hướng đến mục tiêu quản lí giáo dục đạt chất
lượng cao. 4.86 0.36 1
Phỏng vấn các CBQL suy nghĩ của họ về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, dù cách dùng từ ngữ khác nhau, nhưng 100% ý kiến thống nhất rằng công tác này rất quan trọng, là điều tất yếu để nâng cao chất lượng quản lí giáo dục của nhà trường. Cô L.C.L –
01 CBQL nhà trường nhận định: “Công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đóng vai trò quan trọng. Đây là một trong những nhân tố nâng cao vị thế và chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục”, ý kiến này cũng được 02 CBQL còn lại đồng tình.
Nhìn chung, nhận thức của 21 CBQL được khảo sát về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là khá cao (ĐTB chung = 4.70).
2.4.1.2. Nhận thức của đội ngũ viên chức hành chính
Kết quả khảo sát ý kiến của 195 VCHC về các ý nghĩa của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính mang lại thể hiện trong Bảng 2.11.
Bảng 2.11. Thực trạng nhận thức của ĐNVCHC về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
theo đánh giá của 195 VCHC được khảo sát
STT Nội dung ĐTB ĐLC XH
1 Tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế; chế
độ, chính sách cho viên chức hành chính được bảo đảm.
4.09 0.68 3
2 Nâng cao năng suất làm việc và tạo thu nhập
cho viên chức hành chính. 3.55 0.79 4
3 Giúp nâng cao chất lượng phục vụ trong giáo
dục. 4.66 0.60 2
4 Hướng đến mục tiêu quản lí giáo dục đạt chất
lượng cao. 4.79 0.43 1
So với thực trạng nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở phần 2.4.1.1 trên, số liệu khảo sát thực trạng nhận thức của ĐNVCHC về tầm quan trọng của công tác này không có sự khác biệt. Hai ý nghĩa được đa số VCHC đánh giá ở mức
Hoàn toàn đồng ý là: “Hướng đến mục tiêu quản lí giáo dục đạt chất lượng cao”
(ĐTB = 4.79; ĐLC = 0.43; XH:1) và “Giúp nâng cao chất lượng phục vụ trong
giáo dục” (ĐTB = 4.66; ĐLC = 0.60; XH: 2).
Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy, hai ý nghĩa “Tiết kiệm và sử dụng
có hiệu quả biên chế; chế độ, chính sách cho viên chức hành chính được bảo đảm” và “Nâng cao năng suất làm việc và tạo thu nhập cho viên chức hành chính” chưa được đánh giá cao bởi cả CBQL và VCHC với điểm trung bình lần lượt là 4.09 và 3.55.
Trả lời phỏng vấn cho câu hỏi: “Thầy/Cô có suy nghĩ gì về tầm quan trọng
của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục?”, 5/9 ý kiến cho rằng “công tác này mang lại cho nhà trường một đội ngũ làm
về các hoạt động quản lí giáo dục đạt chất lượng cao, từ đó nhà trường nâng lên một tầm cao mới về chất lượng phục vụ giáo dục”; 3/9 ý kiến cho rằng: “Khi công tác này được tiến hành tốt, có thể tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế, giúp năng suất làm việc của ĐNVCHC được nâng cao. Tuy nhiên, việc này chưa hẳn sẽ mang lại thu nhập cao cho VCHC”.
Từ kết quả khảo sát thực trạng nói trên, nhìn chung nhận thức của 195 VCHC được khảo sát về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là khá cao (ĐTB chung = 4.27). Điều này cho thấy việc phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là vấn đề được sự đồng thuận cao trong nhà trường. Tuy nhiên để CBQL và VCHC nhận thức tốt hơn nữa về tầm quan trọng của công tác này thì cần tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức của CBQL và VCHC để phát triển đội ngũ VCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao.
2.4.2.Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Quy hoạch ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là quá trình xác định những mục tiêu về ĐNVCHC cần có trong tương lai. Nói cách khác, quy hoạch ĐNVCHC là dự báo về nhu cầu phát triển ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục một cách cụ thể. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quy hoạch ĐNVCHC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.12. Thực trạng công tác quy hoạch ĐNVCHC theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát
Kết quả thống kê từ Bảng 2.12 cho thấy tất cả các nội dung liên quan đến
công tác quy hoạch ĐNVCHC được VCHC đánh giá ở mức độ Khávới ĐTB = 4.17
và CBQL đánh giá ở mức độ Tốt với ĐTB = 4.48. Không có nội dung nào thể hiện
ở mức độ Trung bình – Yếu và Kém. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn trong những nội dung trả lời của VCHC thể hiện mức độ phân tán khá cao so với điểm trung bình.
Các nội dung đánh giá trong kết quả thống kê đối với 195 VCHC được xếp
STT Nội dung 195 VCHC 21 CBQL
ĐTB ĐLC XH ĐTB ĐLC XH
1 Việc phân tích, đánh giá thực trạng đội
ngũ viên chức hành chính. 4.17 0.72 3 4.43 0.60 3
2 Việc xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn,
trung hạn, ngắn hạn) về phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
4.09 0.75 4 4.38 0.59 4
3 Việc xác định phương thức phát triển đội
ngũ viên chức hành chính đủ số lượng đáp ứng cơ cấu tổ chức.
4.22 0.67 1 4.52 0.51 2
4 Việc xác định phương thức phát triển đội
ngũ viên chức hành chính đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
4.18 0.70 2 4.57 0.60 1
ngũ viên chức hành chính đủ số lượng đáp ứng cơ cấu tổ chức” (ĐTB = 4.22; ĐLC
= 0.67; XH:1); “Việc xác định phương thức phát triển đội ngũ viên chức hành chính