thu hồi đất ở một số nước trên thế giới
a. Tại Trung Quốc
Pháp luật đất đai của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luật đất đai của Việt Nam. Tuy nhiên nhìn về tổng thể việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc rất cao, việc sử dụng đất đai tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai. Do vậy thị trường đất đai gần như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà cửa.
Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án bồi thường, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.
Về bồi thường thiệt hại về đất đai, do đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên không có chính sách bồi thường thiệt hại. Khi nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuỳ trường hợp cụ thể, nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất.
Về phương thức bồi thường thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc kinh và thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với công việc, nơi làm việc của mình.
Về giá bồi thường thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường, mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp việc bồi thường thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu).
Về tái định cư, các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng yêu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền quan tâm đến điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được nhà nước chú ý và có chính sách xã hội riêng.
Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do:
- Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người TĐC.
- Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh. Chính quyền cấp Tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư.
- Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh những thành công, thì chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc
làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện GPMB trước khi xây xong nhà tái định cư.[30]
b. Tại Thái Lan
Thái Lan chưa có chính sách bồi thường TĐC quốc gia, nhưng Hiến Pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị cải tạo đất đai và mục đích công cộng khác phải theo thời giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình.
Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc có lợi ích khác cho đất nước phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Luật quy định những nguyên tắc trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường thủ tục thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa tòa án. Ví dụ: Trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án bồi thường TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: "Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng và đặt một mức sống tốt hơn" thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá
trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi cần thu hồi đất trong nhiều dự án.[6]
c. Tại Indonexia
Ở Indonexia, vấn đề di dân, bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được coi là sự “hy sinh” mà một số người dân phải chấp nhận vì lợi ích cộng đồng. Các chương trình bồi thường, tái định cư chỉ giới hạn trong phạm vi bồi thường theo luật cho đất bị dự án chiếm dụng hoặc một số ít trường hợp bị thu hồi đất được xây dựng khu tái định cư. Theo chính sách của Chính phủ Indonexia thì vấn đề tái định cư được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí cơ bản sau:
+ Bồi thường đối với tài sản bị thiệt hại, nghề nghiệp và thu nhập bị mất trong quá trình thu hồi đất;
+ Hỗ trợ di chuyển, bố trí nơi ở mới với các dịch vụ và phương tiện phù hợp với cuộc sống của người dân;
+ Trợ cấp khôi phục lại thu nhập cho người dân để đảm bảo ít nhất người bị ảnh hưởng có được mức sống gần bằng hước khi có dự án.
Cũng theo quy định của Chính phủ thì việc lập kế hoạch là yếu tố không thể thiếu trong việc lập dự án đầu tư mà ở đó phải giải quyết vấn đề di dân, TĐC cho người dân trên cơ sở đó phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Nghiên cứu kỹ phương án khả thi của dự án để giảm thiểu việc di dân bắt buộc khi triển khai dự án;
+ Người bị ảnh hưởng phải được bồi thường, hỗ trợ để triển vọng về kinh tế - xã hội của họ được thuận lợi bằng trước khi có dự án;
+ Các dự án về tái định cư phải đạt hiệu quả càng cao càng tốt;
+ Người bị ảnh hưởng được thông báo đầy đủ, được tham khảo ý kiến chi tiết về các phương án bồi thường;
+ Các chủ đầu tư đặc biệt chú ý đến tầng lớp những người nghèo nhất, trong đó có những người không hoặc chưa có quyền lợi hợp pháp về đất đai, tài sản, những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ.[6]