Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 49)

Tham vấn, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia tại Trung tâm phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy về việc thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; những thuận lợi và hạn chế khi thực hiện các công tác này tại các dự án trên địa bàn Quận nói chung và một số dự án tiến hành nghiên cứu nói riêng.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 21/11/1996 của Chính phủ có tổng diện tích tự nhiên là 1.202,98 ha, được chia thành 08 phường. Địa giới hành chính gồm:

- Phía Bắc giáp quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm; - Phía Nam giáp quận Thanh Xuân;

- Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm;

- Phía Đông giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Đống Đa.

Địa hình quận Cầu Giấy bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Cao độ trung bình +6 m đến +6,5 m, các khu đã xây dựng cao độ trung bình 6,5 đến 7m. Địa chất công trình trong quận Cầu Giấy thuận lợi cho xây dựng công trình cao tầng.

Phía Đông quận Cầu Giấy có dòng sông Tô Lịch, trong quận Cầu Giấy còn có hồ Nghĩa Đô, công viên Nghĩa Đô và công viên Cầu Giấy. Trên địa bàn quận còn có nhiều làng xóm còn giữ được những nét văn hóa cổ truyền. Đan xen với nhà ở có nhiều đình, chùa, công trình di tích (trên 50 công trình di tích lịch sử và văn hoá).

Trong những năm gần đây, nhiều dự án đã triển khai trên địa bàn Quận đăc biệt là các dự án về nhà ở đã tạo ra một bộ mặt đô thị với diện mạo mới khang trang sạch đẹp xứng tầm với thủ đô.[24]

b. Thời tiết khí hậu

- Nhìn chung thời tiết, khí hậu của Quận mang những đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Cụ thể các chỉ số về thời tiết và khí hậu của Quận như sau:

+ Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hang năm của Quận vào khoảng 23,9oC . Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4oC, và thấp nhất là vào tháng 1, trung bình là 16,9oC. Độ ẩm trung bình hằng năm 84,5%, số giờ nắng trung bình 1.620 giờ, bức xạ mặt trời 102 kcal/cm²/năm.

+ Về lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm của Quận là 1.577,3 mm. Lượng mưa này chỉ thuộc mức trung bình của vùng đồng bằng sông Bắc Bộ, nhưng phân bố không đều trong năm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8 (tháng 8 có lượng mưa là 338,7 mm) tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13,29 mm. Sự chênh lệch lớn này có tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp.[24]

Hình 3.1. Sơ đồ Địa giới hành chính quận Cầu Giấy

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2017, cơ cấu kinh tế của Quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp (35,37%) và thương mại dịch vụ (62,24%), ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn Quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của một quận nội đô như Cầu Giấy.[25]

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2017

a. Dân cư và phân bố dân cư

Quận Cầu Giấy đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, dân số biến động mạnh qua các năm. Ngoài ra, trên địa bàn quận Cầu Giấy còn có khoảng 13.000 sinh viên tạm trú và hàng nghìn lao động di cư đến cư trú và làm việc. Tỷ lệ dân số phụ thuộc của quận thấp: 29,96%. Như vậy, quận có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lực lượng lao động chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ cao: 67,3%; lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 22,4%; công nhân và trung cấp kỹ thuật chiếm 12,9%. Đặc biệt, thanh niên từ độ tuổi 15 đến 30 chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao: 81,3%. Không có sự khác biệt lớn về giới trong lực lượng lao động, lao động nữ chiếm 47,1%, nam chiếm 52,9%.

35.37% 62.24% 2.39% Công nghiệp Thương mại dịch vụ Nông nghiệp

Phân bổ lực lượng trong độ tuổi lao động: 58,7% lao động đang làm việc, 5,1% hoạt động nội trợ, 5,7% thất nghiệp (trong đó, 2/3 là thanh niên), 30,5% còn đang đi học.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân tầng xã hội đang diễn ra; số hộ giàu chiếm 37,4%, hộ nghèo chiếm 0,58%. Hộ thu nhập thấp chủ yếu là những hộ hưu trí, mất sức, nông nghiệp kiêm ngành nghề.[25]

b. Hoạt động kinh tế

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2017 hoạt động thương mại dịch vụ vẫn chiếm tới 62,24% cơ cấu kinh tế Quận và tiếp tục giữ được mức tăng trưởng 17,6% , tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại dịch vụ đạt 49.323,8 tỷ đồng (tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: Khối doanh nghiệp ước đạt 42.974,3 tỷ đồng (tăng 21%). Các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại và hưởng ứng “Chương trình người Việt dùng hàng Việt”, đã cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng.

Hoạt động của các chợ, siêu thị ngày càng phát triển đã góp phần đáng kể làm tăng giá trị ngành thương mại - dịch vụ của quận.

Hoạt động sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước vẫn giữ được mức tăng trưởng 13%, chiếm 35,37% cơ cấu kinh tế của Quận. Trong đó, các thành phần kinh tế khối công ty TNHH tăng 17,7%; công ty cổ phần tăng 3,4%. Chủ yếu tập trung ở các ngành như: sản xuất thực phẩm, khoáng phi kim loại, dược phẩm,... Một số ngành có giá trị sản xuất tăng cao như thực phẩm tăng 40,7%; sản xuất thuốc, hóa dược tăng 28,4%. Một số ngành có giá trị sản xuất giảm như sản xuất khoáng phi kim loại. Các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất thấp hơn năm trước lần lượt là 5,1% và 18,2%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng cơ bản đạt 9.711 tỷ đồng, tăng 31%.[25]

* Công tác giáo dục - Đào tạo

Quận đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2017-2018, chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững (99,8% học sinh tốt nghiệp THCS, trong đó: 88,5% xếp loại giỏi, khá). Tham gia thi giáo viên dạy giỏi các bậc học đạt 52 giải cấp toàn quốc và thành phố; thi học sinh giỏi lớp 9 đạt 90 giải cấp thành phố các môn văn hóa, kỹ thuật; đạt 141 giải quốc gia quốc tế. 100% giáo viên được công nhận chuẩn quốc gia.[25]

* Công tác y tế - Sức khoẻ cộng đồng - Chữ thập đỏ

Quận Cầu Giấy có một Trung tâm y tế quận và 8 trạm y tế nằm trên 8 phường. Bộ máy cán bộ y tế của quận được kiện toàn từ Trung tâm y tế đến các trạm xá phường, 100% số phường có bác sĩ, công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân từng bước được nâng cao. Ngoài ra, trên địa bàn quận có những bệnh viện lớn: Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội, Bệnh viện 19-8, Bệnh viện E, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Medlatec và có khoảng 20 cơ sở phòng khám tư nhân khác.[25]

* Hoạt động văn hóa thông tin - Thể dục thể thao

Quận đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền trực quan, tu bổ di tích. Duy trì tốt hoạt động của các nhà văn hóa, thư viện, tủ sách; nâng cấp hệ thống đài truyền thanh phường.[25]

3.1.3. Đánh giá chung

a. Thuận lợi

- Là một quận nội thành của thành phố Hà Nội với hệ thống giao thông khá phát triển Cầu Giấy có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của thủ đô – cửa ngõ phía Tây của Thành phố. Cầu Giấy thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm, đây là một trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và

khoa học công nghệ thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển khá đồng bộ và càng ngày càng hoàn thiện cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn lớn cũng là những điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển nhanh kinh tế - xã hội, đặc biệt là dịch vụ cao cấp.

- Các hoạt động về văn hoá xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển biến tích cực. Cơ sở, trang thiết bị không ngừng được tăng cường và mở rộng, tạo sự phát triển ngày càng sâu rộng cả về chất và lượng.

- Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm của quận tăng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng góp phần tích cực tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

b. Khó khăn

- Mặc dù đã tích cực trong công tác chỉnh trang cải tạo đô thị song do đặc thù các khu dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy được hình thành từ lâu đời đan xen với các khu đô thị hiện đại do đó đã tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị chưa hài hòa.

- Còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bảo tồn các kiến trúc cũ và xây dựng các khu đô thị hiện đại để đảm bảo sự phát triển đồng bộ theo quy hoạch.

- Trên địa bàn quận có rất nhiều người từ các tỉnh khác đổ về khiến công tác quản lý trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc phát triển một số ngành kinh tế đã và đang tác động xấu đến môi trường như ô nhiễm về bụi, không khí do xây dựng; ô nhiễm từ nước thải và chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Là một quận phát triển của Thành Phố Hà Nội, xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá, dịch vụ diễn ra mạnh mẽ và mức độ phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi

một quỹ đất không nhỏ, tất yếu sẽ gây ra những áp lực rất lớn đến sử dụng đất, làm xáo trộn mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới, cũng như giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế – xã hội như bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng, di dời địa điểm mới...và đòi hỏi phải có chiến lược cụ thể cho vấn đề này.

3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn

3.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Quận Cầu Giấy được thành lập từ ngày 1/9/1997, trên cơ sở 4 xã và 3 thị trấn của huyện Từ Liêm hình thành nên 7 phường và nay là 8 phường. Toàn quận có trên 1300 cơ quan, đơn vị, trường học của Trung ương và thành phố đóng trên địa bàn. Do đặc điểm được thành lập từ cơ sở hạ tầng của huyện Từ Liêm (cũ), đất đai, nhà ở quận Cầu Giấy được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tồn tại nhiều loại hình sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở: đất thổ cư lâu đời trong khu vực dân cư cũ; đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp làm nhà ở, kinh doanh nhà ở; đất do các cơ quan đơn vị tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ quỹ đất chuyên dùng phân cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở, đất do UBND cấp xã tự chia đất dãn dân, Kiốt cho thuê các gia đình tự chuyển đổi thành nhà ở...

a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của tổ chức, công dân trong quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng đô thị.

Việc cập nhật các văn bản mới thường xuyên được thực hiện và áp dụng kịp thời. Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế hơn. Trong giai đoạn 2012-2017, UBND quận đã triển khai thực hiện

nhiều văn bản pháp luật về đất đai nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của UBND quận Cầu Giấy.

b. Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Hiện tại, công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính được Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy đảm nhiệm. Hệ thống hồ sơ địa giới được lưu giữ đầy đủ qua các thời điểm biến động.

Thực hiện chỉ thị 364-CT về việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới. UBND quận Cầu Giấy đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành hoạch định ranh giới hành chính, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn.

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của quận Cầu Giấy đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2013. Ranh giới hành chính của quận được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn.

c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay, bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm của quận được thành lập bằng công nghệ bản đồ số, trên cơ sở tổng hợp các bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng năm từ các phường trên địa bàn quận.

Trình tự và phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận Cầu Giấy như sau:

- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ.

- In, sao bản đồ địa chính các phường phục vụ điều tra ngoại nghiệp. - Kiểm tra rà soát bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các phường (kèm theo thuyết minh bản đồ).

- Lồng ghép bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các phường vào bản đồ nền cấp quận bằng công nghệ bản đồ số.

- Tổng hợp, chọn bỏ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất, biên tập và trình bày bản đồ bằng công nghệ bản đồ số.

- Viết thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Lưu trữ, in và nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên đĩa CD và trên giấy để giao nộp theo quy định.

d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 31/01/2013 của UBBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Thành phố Hà Nội, ngày 26/4/2014 UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của quận Cầu Giấy tại Quyết định số 2267/QĐ-UBND.

Quận Cầu Giấy đã phối hợp với các Sở ban ngành chức năng của thành phố Hà Nội thực hiện rà soát kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) đồng thời xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho kỳ cuối (2016-2020) đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Tính tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)