Các chính sách hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 105 - 109)

a. Mức giá đối với các loại hỗ trợ khác

Mức giá đối với các loại hỗ trợ khác của các dự án nghiên cứu được căn cứ theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, dự án đường Vành đai 2 là dự án kéo dài nhiều năm, nhiều giai đoạn, nên giai đoạn đầu thực hiện các loại hỗ trợ được căn cứ theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội, sau đó mới tiến hành hỗ trợ bổ sung theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014.

Để tránh dài dòng, luận văn sẽ chỉ đưa ra mức giá đối với các loại hỗ trợ khác theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.

* Hỗ trợ di chuyển tài sản

Thực hiện theo Điều 15 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND: 5.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở

* Hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở (Khoản 1 Điều 23)

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ thêm để ổn định đời sống bằng tiền cho các nhân khẩu thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất. Thời gian và mức hỗ trợ quy định như sau:

- Thời gian hỗ trợ là 06 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở và 03 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.

- Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu/tháng tương đương 30 kg gạo theo giá do Sở Tài chính công bố hàng năm.

Theo đó, mức hỗ trợ sẽ là:

Nhân khẩu/tháng x 30kg x 14.500 đồng x 6 tháng (hoặc 3 tháng)

* Hỗ trợ thuê nhà, địa điểm tạm cư (Khoản 2 Điều 23)

- Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn tái định cư nhưng chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu tái định cư theo quy định hoặc vào quỹ nhà tạm cư trung chuyển của Thành phố, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/nhân khẩu thực tế ăn ở tại nơi thu hồi đất/tháng hoặc 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/ hộ độc thân/tháng, nhưng mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/hộ gia đình/ tháng.

Thời gian hỗ trợ tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận nhà tái định cư (trường hợp được mua nhà tái định cư); tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi có thông báo nhận đất tái định cư cộng thêm 06 tháng để xây nhà (trường hợp được giao đất tái định cư).

Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở mà chủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn tái định cư nhưng thực tế bị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần nhà ở, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm theo mức trên trong 06 tháng (đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở) và 03 tháng (đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở).

- Trường hợp đủ điều kiện được bố trí tái định cư mà tự nguyện bàn giao mặt bằng và tự lo nơi ở tạm cư thì còn được bổ sung hỗ trợ di chuyển chỗ ở tạm 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.

* Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 23 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND, quy định thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng như sau:

- Trường hợp bị thu hồi toàn bộ hoặc thu hồi một phần đất nhưng phải phá dỡ toàn bộ nhà ở hoặc toàn bộ nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất kinh doanh thì được thưởng như sau:

+ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) /chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định từ 16 ngày trở lên;

+ 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định trong phạm vi 15 ngày; + 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định.

- Trường hợp chủ sử dụng nhà đất bị thu hồi một phần đất thì được thưởng theo quy định sau:

+ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định từ 16 ngày trở lên;

+ 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định trong phạm vi 15 ngày;

+ 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định.

Được thưởng 10.000đ/m2 đất có xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc bị thu hồi, nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng/tổ chức (năm trăm triệu đồng) và tối thiểu không thấp hơn 5.000.000 đồng/tổ chức (năm triệu đồng).

* Hỗ trợ di chuyển chỗ ở tạm

5.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở. b. Kết quả thực hiện các loại hỗ trợ khác

Kết quả thực hiện các loại hỗ trợ khác tại 2 dự án nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 3.10:

Bảng 3.10. Kết quả thực hiện các loại hỗ trợ khác

TT Khoản hỗ trợ

Đường Vành đai 2 Đường Trần Đăng Ninh

kéo dài Số hộ GĐ, TC (hộ) Thành tiền (đồng) Số hộ GĐ, TC (hộ) Thành tiền (đồng) 1 Hỗ trợ di chuyển tài sản 206 1.030.000.000 66 330.000.000

2 Hỗ trợ ổn định đời sống khi thu

hồi đất phải di chuyển chỗ ở 47 2.000.200.000 71 487.710.000

3 Hỗ trợ thuê nhà, địa điểm tạm cư 42 724.654.000 76 1.210.732.000

4 Thưởng tiến độ bàn giao mặt

bằng 177 689.112.000 31 114.852.000

5 Hỗ trợ di chuyển chỗ ở tạm 36 180.000.000 29 145.000.000

6 Hỗ trợ theo Quyết định 108 303 70.987.261.000 - -

Tổng 75.611.227.000 2.288.294.000

Qua bảng số liệu cho thấy:

- Tại dự án đường vành đai 2: tổng số tiền hỗ trợ là 75.611.227.000 đồng, chủ yếu là hỗ trợ theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009.

- Tại dự án đường Trần Đăng Ninh kéo dài: tổng số tiền hỗ trợ là 2.288.294.000 đồng.

* Đánh giá:

Qua thực tế cho thấy công tác thực hiện chính sách hỗ trợ GPMB được thực hiện tương đối tốt và nhận được sự đồng tình của người dân. Chính sách

hỗ trợ đã phần nào đó giúp người dân ổn định lại cuộc sống sau khi bị thu hồi. Tuy nhiên việc hỗ trợ chủ yếu là bằng tiền mặt, các khoản tiền phát huy tác dụng khác nhau: Với những người năng động thì nó được phát huy tác dụng thông qua đầu tư sinh lợi, với một số người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định, đến khi hết tiền vẫn thất nghiệp.Thực tế các công tác đào tạo nghề nghiệp chưa được quan tâm cụ thể, hầu hết người dân đều phải tự học nghề và liên hệ với doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)