Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 56 - 65)

Quận Cầu Giấy được thành lập từ ngày 1/9/1997, trên cơ sở 4 xã và 3 thị trấn của huyện Từ Liêm hình thành nên 7 phường và nay là 8 phường. Toàn quận có trên 1300 cơ quan, đơn vị, trường học của Trung ương và thành phố đóng trên địa bàn. Do đặc điểm được thành lập từ cơ sở hạ tầng của huyện Từ Liêm (cũ), đất đai, nhà ở quận Cầu Giấy được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tồn tại nhiều loại hình sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở: đất thổ cư lâu đời trong khu vực dân cư cũ; đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp làm nhà ở, kinh doanh nhà ở; đất do các cơ quan đơn vị tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ quỹ đất chuyên dùng phân cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở, đất do UBND cấp xã tự chia đất dãn dân, Kiốt cho thuê các gia đình tự chuyển đổi thành nhà ở...

a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của tổ chức, công dân trong quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng đô thị.

Việc cập nhật các văn bản mới thường xuyên được thực hiện và áp dụng kịp thời. Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế hơn. Trong giai đoạn 2012-2017, UBND quận đã triển khai thực hiện

nhiều văn bản pháp luật về đất đai nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của UBND quận Cầu Giấy.

b. Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Hiện tại, công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính được Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy đảm nhiệm. Hệ thống hồ sơ địa giới được lưu giữ đầy đủ qua các thời điểm biến động.

Thực hiện chỉ thị 364-CT về việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới. UBND quận Cầu Giấy đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành hoạch định ranh giới hành chính, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn.

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của quận Cầu Giấy đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2013. Ranh giới hành chính của quận được xác định rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị cụ thể theo đúng tiêu chuẩn.

c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay, bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm của quận được thành lập bằng công nghệ bản đồ số, trên cơ sở tổng hợp các bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng năm từ các phường trên địa bàn quận.

Trình tự và phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận Cầu Giấy như sau:

- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ.

- In, sao bản đồ địa chính các phường phục vụ điều tra ngoại nghiệp. - Kiểm tra rà soát bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các phường (kèm theo thuyết minh bản đồ).

- Lồng ghép bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các phường vào bản đồ nền cấp quận bằng công nghệ bản đồ số.

- Tổng hợp, chọn bỏ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất, biên tập và trình bày bản đồ bằng công nghệ bản đồ số.

- Viết thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Lưu trữ, in và nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên đĩa CD và trên giấy để giao nộp theo quy định.

d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 31/01/2013 của UBBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Thành phố Hà Nội, ngày 26/4/2014 UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của quận Cầu Giấy tại Quyết định số 2267/QĐ-UBND.

Quận Cầu Giấy đã phối hợp với các Sở ban ngành chức năng của thành phố Hà Nội thực hiện rà soát kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) đồng thời xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho kỳ cuối (2016-2020) đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Tính tới thời điểm hết năm 2017, các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa phát hiện thấy sai sót trong quá trình quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hàng năm UBND các phường đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình UBND quận phê duyệt, UBND quận xây dựng kế hoạch sử dụng đất UBND Thành phố phê duyệt.

Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, giao đất trên địa bàn.

Nhìn chung kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận sát với kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Tuy nhiên có một số dự án chậm triển khai, chưa thực hiện được do gặp vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, thời gian hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật kéo dài nên chưa đạt được như kế hoạch đã định, chủ yếu là các dự án phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh.

e. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các dự án trên địa bàn, quận Cầu Giấy thực hiện việc giao đất và cho thuê đất. Tính đến nay, quận Cầu Giấy đã giao và cho thuê đất đối với trên 300 dự án với diện tích đất khoảng trên 50 ha.

Công tác thu hồi đất cũng luôn được quận Cầu Giấy chú trọng thực hiện trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Đối với các quỹ đất được chuyển đổi theo quy hoạch đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quận Cầu Giấy luôn đảm bảo thực hiện đúng. Đối với các quỹ đất sử dụng không hiệu quả và kém hiệu quả như đất kẹt, đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác... được quận Cầu Giấy quản lý chặt chẽ, lập hồ sơ pháp lý và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn quận.

f. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Quận Cầu Giấy đã và đang triển khai nhiều dự án, trong đó có một số dự án trọng điểm của Thành phố và của Quận, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để triển khai thực hiện dự án, tạo điều kiện thuận lợi để Quận đầu tư xây dựng các tuyến đường nhằm giảm tải về giao thông xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển và ổn định. Nội dung này được trình bày cụ thể tại mục 3.3.

g. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất ngày càng được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Bằng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Làm cho người dân thấy rõ được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Nên ngày càng có nhiều người chủ động tham gia đăng ký đất đai. Theo số liệu thống kê năm 2017 của của phòng TNMT quận Cầu Giấy gửi thanh tra Bộ TNMT về đăng ký sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

- Tổng số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn sử dụng đất ở: 61.249 hộ gia đình, cá nhân.

- Số Giấy chứng nhận đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân (tính đến ngày 01/01/2005): 18.545 GCN; Trong đó:

+ Số Giấy chứng nhận do Thành phố cấp trực tiếp: 12.215 GCN. + Số Giấy chứng nhận do UBND quận cấp: 6.330 GCN.

- Số Giấy chứng nhận đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân (từ sau ngày 01/01/2005 đến 31/12/2017): 40.869 GCN (không bao gồm Giấy chứng nhận do Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội cấp); Trong đó:

+ Số Giấy chứng nhận cấp lần đầu: 24.425 GCN.

+ Số Giấy chứng nhận cấp đổi, cấp lại (bao gồm cả đổi lại do đăng ký biến động): 16.444 GCN.

- Số hộ gia đình, cá nhân còn lại chưa được cấp Giấy chứng nhận: 3.255 trường hợp; Nguyên nhân cụ thể:

+ Hồ sơ đã kê khai, nhưng hồ sơ cần hoàn thiện, bổ sung: 417 hồ sơ. + Hồ sơ đã kê khai nhưng chưa đủ điều kiện cấp: 171 hồ sơ.

+ Hồ sơ chưa kê khai đăng ký: 2.667 hồ sơ.

Nhìn chung, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được tiến hành một cách đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn chủ yếu đối với các trường hợp sử dụng đất cấp trái thẩm quyền sau ngày 15/10/1993 do hồ sơ không được thể hiện trên hệ thống hồ sơ địa chính chính quy, các giấy tờ liên quan không đầy đủ và thực tế nhiều trường hợp đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua tay nhiều chủ sử dụng.

h. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Luật đất đai, UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các phường thực hiện nghiêm chỉnh công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai định kì và đạt kết quả tốt. Đây là tài liệu quan trọng cho các ngành làm căn cứ để xây dựng định hướng phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn toàn quận.

- Kết quả kiểm kê đất đai bao gồm:

+ Báo cáo thuyết minh Kiểm kê đất đai quận Cầu Giấy năm 2015; + Hệ thống biểu tổng hợp tình hình sử dụng đất đai;

+ Hệ thống bản đồ hiện trạng phường và quận Cầu Giấy; + Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng quận Cầu Giấy.

Số liệu Kiểm kê đất đai năm 2015 quận Cầu Giấy thể hiện chi tiết diện tích tự nhiên, hiện trạng từng loại hình sử dụng đất theo đơn vị hành chính các phường, đồng thời thể hiện cơ cấu diện tích đất đai theo từng nhóm đất chính và theo đối tượng quản lý, sử dụng.

- Công tác thống kê đất đai được quận Cầu Giấy thực hiện vào quý IV hàng năm. Dựa vào tình hình sử dụng đất thực tế trên địa bàn, biến động đất đai của năm thống kê, UBND các phường báo cáo thống kê đất đai.

Đối với nhiệm vụ này, quận Cầu Giấy đang triển khai và thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là đối với công tác thu thuế đất, tính giá đất,…Công tác quản lý tài chính về đất đai đã góp phần làm tăng thu ngân sách cho Nhà nước. Bên cạnh đó còn thể hiện tính công bằng trong việc quản lý và sử dụng đất.

j. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Đối với những GCN do quận Cầu Giấy cấp (theo sự phân cấp của UBND thành phố Hà Nội), quận Cầu Giấy luôn quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân thông qua các công tác như: xoá nợ nghĩa vụ tài chính, công tác thu nghĩa vụ tài chính, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở...

k. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của phát luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Thực hiện các Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn; được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Quận uỷ, HĐND quận, quận Cầu Giấy luôn tăng cường kiểm tra, rà soát, thống kê các diện tích đất vi phạm, đất kẹt, đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích. Qua công tác kiểm tra, những vi phạm sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã được xử lý triệt để, kịp thời theo Luật định.

Thực hiện các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật đất đai của tổ chức, cá nhân đã được giao đất thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư. Quận Cầu Giấy đã phối hợp với UBND các phường thuộc quận và các ban ngành thuộc quận thực hiển kiểm tra các đơn vị được thành phố giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận, báo cáo kết quả cho thành phố để xử lý.

l. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Từ khi Luật Đất đai năm 2013 được áp dụng, công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo của nhân dân luôn được giải quyết nhanh gọn. Trong năm 2016 và 2017, quận Cầu Giấy nhận được 115 đơn thư của nhân dân; trong đó có 2% là đơn thư tố cáo, 15% là đơn thư khiếu nại, 83% là đơn dân nguyện; Các đơn thư chủ yếu tập trung vào việc tranh chấp đất đai giữa các bên sử dụng đất, chế độ tài chính khi được cấp GCN, các nội dung sai sót trong GCN.

m. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Văn phòng đăng ký đất và nhà trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường quận đã được thành lập với mục đích: cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, quản lý nhà nước chặt chẽ hơn về đất đai, thực hiện và quản lý các dịch vụ công về đất đai. Đồng thời, thành lập Văn phòng đăng ký đất và nhà bước đầu dần dần nắm bắt thị trường quyền sử dụng đất và nâng cao vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường quyền sử dụng đất.

n. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Đây là nội dung mới được bổ sung vào luật đất đai năm 2013 những đã được quận Cầu Giấy triển khai và sử dụng từ rất sớm nhằm mục đích

+ Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật hạ tầng thông tin về đất đai quận.

+ Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu của quận.

Qua đó đảm ứng được các ưu cầu sau:

+ Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu đất đai tại quận.

+ Bảo đảm yêu cầu về cập nhật thông tin, chỉnh lý dữ liệu đất đai; đảm bảo phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dử liệu.

+ Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu trữ được thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)