* Ứng dụng công nghệ thông tin
- Xây dựng phần mềm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hiện nay, việc lập dự thảo phương án BTHT&TĐC mất nhiều thời gian, hay phải chỉnh sửa số liệu, công thức tính; đôi lúc còn chưa thống nhất về biểu mẫu.
Do vậy, để nhằm đẩy nhanh tiến độ lập phương án BTHT&TĐC, nâng cao chất lượng và thống nhất về nội dung, trình bày trang biểu mẫu phương án BTHT&TĐC, đồng bộ hóa Quyết định phê duyệt phương án và Quyết định thu hồi đất, UBND quận nên xem xét, cho thuê đơn vị xây dựng phần mềm lập phương án BTHT&TĐC (Nội dung: Trình bày bảng biểu phương án chi tiết theo quy định; Kết nối số liệu nhằm tham mưu UBND quận ban hành Quyết định phê duyệt phương án BTHT&TĐC; Kết nối thông tin về phương án tới phòng Tài nguyên và Môi trường để phục vụ việc tham mưu UBND quận ban hành Quyết định thu hồi đất).
Đối tượng áp dụng: Đơn vị trực tiếp thực hiện (Chủ đầu tư).
- Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng nội bộ, kết hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về GPMB phục vụ công tác chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo.
Thực trạng hiện nay, công tác tổng hợp báo cáo chậm, còn nhiều mâu thuẫn về số liệu, chưa kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo.
Để phục vụ công tác tổng hợp và trao đổi thông tin về GPMB, phục vụ Lãnh đạo chỉ đạo về công tác GPMB cũng như Quản lý đất đai, Quản lý đô thị, … trên địa bàn Quận, UBND quận có thể xem xét để cho thuê đơn vị xây dựng phần mềm sử dụng hệ thống mạng nội bộ kết hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về GPMB phục vụ công tác chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo (Nội dung: Theo dõi, quản lý về khối lượng công việc theo chức năng, nhiệm vụ; Cập nhật tiến độ
thực hiện dự án).
Đối tượng áp dụng: Lãnh đạo UBND quận; Bộ phận Thường trực của Hội đồng BTHT&TĐC.
* Về xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người có đất thu hồi
Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án, báo cáo Hội đồng Bồi thường GPMB, UBND quận có văn bản báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết chính sách đặc thù để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người có đất bị thu hồi nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án. Từ đó, giảm thiểu đơn thư, khiếu nại, tránh sai phạm liên quan đến công tác BTHT&TĐC. Muốn được vậy, phải có một quy trình giải quyết khó khăn, vướng mắc khi GPMB trên địa bàn thành phố, trong đó quy định thời gian giải quyết vướng mắc, khó khăn từ khi họp Liên ngành Thành phố đến khi Liên ngành trình UBND Thành phố xem xét, giải quyết.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây, là một trong cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Nơi đây chính là một trong “Tứ danh hương: Mỗ - La - Canh - Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của quận có những bước phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng nhiều tới tình hình sử dụng đất của quận, nhu cầu đất cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng mạnh và kéo theo đó là diện tích đất cần thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng có xu hướng tăng lên. Vì vậy, các chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua một số dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy cụ thể như sau:
- Việc xác định đối tượng và điều kiện bồi thường là một công việc phức tạp và nhạy cảm, mặc dù dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố, UBND quận Cầu Giấy phối hợp cùng các cấp các ngành đã triển khai, tính toán một cách thận trọng, tỉ mỉ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án vẫn không tránh khỏi một số bất cập trong công tác tính toán bồi thường một cách hợp lý. Nguyên nhân chính là do công tác quản lý đất đai ở địa phương còn thiếu chặt chẽ như hồ sơ sử dụng đất không rõ ràng, đầy đủ, đất đai biến động không được chỉnh lý thường xuyên, cập nhật kịp thời.
- Công tác thu hồi đất được thực hiện theo đúng trình tự, quy trình và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch. Kết quả thu hồi đất tại dự án đường Vành đai 2 là 56.075 m2 (bao gồm 30.181,0 m2 đất ở, 19.854,0 m2 đất nông nghiệp và 6.040,0 m2 đất cơ quan, giao thông); tại dự án đường Trần Đăng
Ninh kéo dài là 8.123,2 m2 (bao gồm 5.505,3 m2 đất ở, 1.665,1 m2 đất nông nghiệp và 952,8 m2 đất cơ quan, giao thông).
- Việc thực hiện và áp dụng giá bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất được thực hiện nghiêm túc, áp dụng tính giá chặt chẽ theo từng loại đất, từng khu vực, vị trí cụ thể theo các Quyết định của UBND Thành phố. Giá bồi thường hỗ trợ về cây cối, hoa màu trên đất cũng được thực hiện thống nhất ở cả 2 dự án theo quy định. Tuy nhiên, nếu so với mức giá trên thị trường thì mức giá bồi thường hiện nay vẫn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tái tạo lại tư liệu sản xuất mới của người nông dân phải chuyển sang lĩnh vực sản xuất khác hoặc các hộ phải chuyển đổi mô hình, địa điểm kinh doanh mới khi Nhà nước thu hồi đất.
- Trong quá trình triển khai thực thi các dự án thì các chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của các dự án nhìn chung khá tốt, thực thi nghiêm túc, giảm bớt khó khăn và góp phần giúp cho người dân khắc ổn định lại đời sống, kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân cho rằng các khoản hỗ trợ là còn thấp hơn so với thị trường hiện hành, qua đó phần nào đã gây không ít thiệt thòi cho người dân. Bên cạnh đó, chính sách tái định cư lại chưa đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của người bị thu hồi đất cho nhu cầu vào ở khu tái định cư, các dự án trong khi triển khai thường không khảo sát hết các nhu cầu về tái định cư của người dân trong diện phải di dời khi bị thu hồi đất, do vậy công tác này còn gặp nhiều khó khăn.
3. Trên cơ sở đánh giá công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 2 dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công tác này, đó là các giải pháp: hoàn thiện về chính sách, pháp luật; về tổ chức thực hiện; tăng cường về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các giải pháp khác.
KIẾN NGHỊ
Để thực hiện các nhóm giải pháp về chế độ chính sách thì Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội cần ban hành hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Để thực hiện các nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện, UBND quận Cầu Giấy; Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy; UBND các phường nơi có đất thu hồi căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp quy thực hiện công tác GPMB theo đúng trình tự, quy định, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đúng luật, đúng đối tượng. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để có những điều chỉnh phù hợp nhưng phải trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền và Hội đồng bồi thường các cấp về công tác quản lý, tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi phải được tiến hành đồng thời với việc lập kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp và việc đào tạo phải mang tính bắt buộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đề tài “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản”.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06/9/2012 tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo kinh nghiệm quản lý đất đai của Thụy Điển và các nước.
7. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
8. Chính phủ, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
9. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
10. Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
11. Chính phủ, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
12. Đào Trung Chính (2014), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Đặng Ngọc Dinh (2009), Tác động của công nghiệp hóa – đô thị hóa tới cộng đồng dân cư nông thôn và chính sách sử dụng đất, hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia.
14. Ngân hàng phát triển Châu Á (2006), Cẩm nang về Tái định cư (Hướng dẫn thực hành).
15. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2015), Quản lý đất đai và bất động sản đô thị, NXB Xây dựng.
16. Nguyễn Đức Minh (2001), “Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản”, Hội thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Khuy (2011), Giáo trình định giá đất, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
18. Quốc hội (2003), Luật đất đai năm 2003. 19. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013.
20. Sở Tài chính Hà Nội và Sở Xây dựng Hà Nội, Quyết định số 560/QĐ-STC ngày 27/02/2014, số 4801/QĐ-SXD ngày 10/7/2014, số 6570/QĐ-SXD ngày 30/7/2015, số 1239/QĐ-SXD ngày 18/7/2016 Bảng giá bán nhà phục vụ công tác TĐC tại các dự án.
21. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2006), Quản lý đất đai và Thị trường đất đai, NXB Bản đồ, Trung tâm điều tra quy hoạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
22. Trương Duy Khoa (2011), Giáo trình giao đất – thu hồi đất, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
23. Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
24. UBND quận Cầu Giấy (2010), Báo cáo “Tách, điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội”.
25. UBND quận Cầu Giấy (2017); Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2017.
26. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
27. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 quy định về nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và Nghị định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
28. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2012, số 63/2013/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 quy định về giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 và 2014.
29. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 4339/QĐ-UBND ngày 28/8/2015
v/v phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất ở làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Trần Đăng Ninh kéo dài tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.
30.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2009/866/Chinh- sach-den-bu-khi-thu-hoi-dat-cua-mot-so-nuoc.aspx.