Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu 1070 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

Thứ nhất, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ của CN còn hạn chế. Số lượng phòng giao dịch ít, quy mô các phòng giao dịch nhỏ, lại chưa được trang bị nhiều trang thiết bị dẫn tới hạn chế trong giới thiệu, cung cấp dịch vụ cho KH. Hệ thống máy tính tại CN chưa được nâng cấp toàn diện, hay bị lỗi ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cho KH, khiến việc giao dịch kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý KH. Trong khi một số CN đã được trang bị khu vực E-Zone để KH trải nghiệm DVNHĐT thì BIDV CN Thanh Hóa chưa được đầu tư trang bị.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực của BIDV CN Thanh Hóa còn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ của các DVNHĐT. Dịch vụ NH điện tử của BIDV là dịch vụ NH hiện đại nên đòi hỏi trình độ và kỹ năng

cao, cũng như khả năng thích nghi với các ứng dụng cao, chính vì vậy cần thời gian để đào tạo nhân viên. Một bộ phận đội ngũ của CN có tuổi đời trẻ, kiến thức về CNTT, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, kỹ năng tư vấn bán hàng còn chưa chuyên nghiệp nên chưa giới thiệu được đầy đủ tính năng của DVNHĐT đến nhiều KH.

Thứ ba, do chính sách marketing của BIDV CN Thanh Hóa còn chưa được thực hiện bài bản, chưa mạnh mẽ do đó mới chỉ thu hút được một lượng KH nhỏ so với quy mô KH, quy mô dân số của địa bàn. Hiện nay, CN chưa có bộ phận chuyên biệt về marketing, do đó công tác này còn chưa được chú trọng đầu tư. Công tác marketing bán chéo sản phẩm dịch vụ cho KH lại chưa được quan tâm đầu tư.

Thứ tư, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các CN của các NH khác trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng đến sự phát triển của BIDV CN Thanh Hóa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều CN của các NHTM lớn cả nước như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, TechcomBnak, MBBank, VPBank, SeABank, Sacombank, ACB... cạnh tranh khốc liệt với BIDV CN Thanh Hóa trong việc cung cấp các DVNHĐT đến với KH. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh đến từ các công ty công nghệ tài chính Fintech như ví Momo, Zalopay, AirPay... các tập đoàn viễn thông, CNTT cũng tham gia thị trường tài chính khiến việc cạnh tranh thu hút KH ngày càng khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng phát triển DVNHĐT tại BIDV CN Thanh Hóa trong giai đoạn 2017-2019 trên các nội dung: phát triển về sản phẩm dịch vụ bao gồm phát triển sản phẩm thẻ và dịch vụ ATM, phát triển các dịch vụ trên nền tảng Internet, phát triển các dịch vụ trên nền tảng di động và các dịch vụ khác; phát triển về quy mô sử dụng DVNHĐT gồm phát triển số lượng thẻ phát hành, phát triển số lượng KH sử dụng, phát triển số lượng giao dịch, doanh số giao dịch DVNHĐT; phát triển về chất lượng DVNHĐT gồm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ, tăng cường khả năng bảo mật và kiểm soát rủi ro, nâng cao sự hài lòng của KH. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong việc phát triển DVNHĐT của BIDV CN Thanh Hóa. Từ đó, có cơ sở đề xuất những giải pháp phát triển DVNHĐT của CN trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

Một phần của tài liệu 1070 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w