PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI
Theo Thông tin báo chí số tháng 2/2020 của BIDV về kết quả Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh và công tác Đảng năm 2020 ngày 8/1/2020: “Năm 2019, BIDV đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng; quy mô và hiệu quả tăng trưởng khá, năng lực tài chính được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tại Phương án cơ cấu lại BIDVgiai đoạn 2016-2020; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, người lao động và phục vụ tốt nhất khách hàng. Đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDVđạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với năm 2018, tiếp tục là NHTM cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt 1.299.997 tỷ đồng; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.098.912 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành; Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 21,5%, quy mô đến 31/12/2019 đạt 374.526 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ, tiếp tục dẫn đầu thị trường về quy mô tín dụng bán lẻ... Tổng dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, NH Nhà nước chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ. Nguồn vốn huy động của BIDVđa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo cân đối an toàn, hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1.349.279 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018; trong đó huy động vốn tổ chức,
dân cư đạt 1.167.995 tỷ đồng, tăng trưởng 12,70%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2'%" [5].
Cũng theo thông báo trên, định hướng các năm tiếp theo của BIDV là:
““Trong những năm tiếp theo, BIDV tiếp tục thực hiện các chiến lược đã đề ra,
là năm đầu thực hiện chiến lược phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, BIDVxác định các mục tiêu kinh doanh chủ yếu: Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, tăng trưởng khoảng 14,5%; Tín dụng tăng trưởng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 13%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 12.600 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,6%... Toàn hệ thống BIDV sẽ triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, biện pháp thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, gia tăng chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh; tạo điều kiện và phục vụ tốt mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế”[5].
Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ nói chung và DVNHĐT của CN, BIDV CN Thanh Hóa xây dựng định hướng phát triển dịch vụ giai đoạn 2020-2025 như sau:
* Định hướng chung
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là DVNHĐT để tăng số lượng KH. Phát huy lợi thế kinh doanh, phấn đấu là NH dẫn đầu trên địa bàn tỉnh về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ, chiếm thị phần cao trong DVNHĐT.
- Phát triển mạng lưới giao dịch, mở thêm các phòng giao dịch tại các huyện xung quanh khu vực thành phố, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng giao dịch hiện tại.
- Đổi mới trong công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro để đưa CN phát triển bền vững. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội phát triển cho cán bộ nhân viên.
* Mục tiêu cụ thể
- Tạo bước chuyển đột phá trong phát triển DVNHĐT tại BIDV, nâng cao tỷ trọng thu từ DVNHĐT trong tổng thu dịch vụ.
- Đẩy mạnh kinh doanh các DVNHĐT như Internet Banking, Mobile Banking. Phấn đấu đến 2025, chiếm được thị phần lớn nhất trên địa bàn hoạt động về các sản phẩm dịch vụ bán lẻ trên địa bàn.
- Phát triển KH bền vững, thu hút, mở rộng, duy trì mối quan hệ tốt với đối tượng KHDN trên địa bàn.
- Phát triển mạnh các dịch vụ thẻ ATM, mở rộng mạng lưới cây ATM, máy POS phục vụ KH.
- Phát triển đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ NH, đặc biệt là DVNHĐT, đưa vào kinh doanh các DVNHĐT mới.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNGĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT