Bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điệntử tại Việt

Một phần của tài liệu 1075 phát triển dịch vụ NH điện tử tại trung tâm kinh doanh NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 45)

Việt Nam

Thứ nhất, các NHTM cần tập trung đầu tư nguồn lực phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm, dịch vụ NH điện tử, đa tiện ích. Hiện nay, các NHTM lớn như Đầu tư và Phát triển (BIDV), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngoại thương (Vietcombank), Công thương (Vietinbank), Á Châu (ACB), Kỹ Thương (Techcombank), Đông Á (DongA Bank)... cũng đã tập trung đầu tư một khoản nguồn lực đáng kể vào việc xây dựng, ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tạo thế mạnh cạnh tranh riêng thông qua việc cạnh tranh bằng công nghệ. Trong đó tập trung triển khai các hệ thống tiện ích phục vụ khách hàng như: Xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng Call Center; Cổng thông tin điện tử tích hợp các dịch vụ điện tử trên mạng Internet (qua Website của từng đơn vị).. .Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng điện tử có tốc độ phát triển nhanh một phần do tỷ lệ sử dụng máy tính và truy cập Internet cao. Chú trọng tới vấn đề bảo mật và an ninh mạng do tác hại của hacker và virus máy tính không chỉ đơn thuần là thiệt hại về vật chất mà còn là uy tín, chất lượng của ngân hàng.

Thứ hai, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất (với các phần mềm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, quản lý), đảm bảo quy trình hoạt động xuyên suốt trong toàn hệ thống. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, giảm thiểu

được các nguy cơ về rủi ro trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

Thứ ba, cho ra đời các sản phẩm NHĐT với nhiều tính năng độc đáo, đa tiện ích

mà chủ yếu dựa trên sự ứng dụng của thương mại điện tử, mạng xã hội (Internet banking), mạng viễn thông (SMS banking, Mobibanking). Với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, dịch vụ này mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng bằng việc cung cấp

các phương thức chuyển khoản, thanh toán và vấn tin tài khoản trực tuyến. Theo thống

kê, 80% các NHTM đã có hoặc đang xây dựng giải pháp NHĐT, điều đó sẽ giúp hệ thống NHTM theo kịp các nước trong khu vực và quốc tế, đem lại nhiều lợi ích, tiện lợi

cho người sử dụng dịch vụ: khách hàng có thể giao dịch ở mọi nơi không phải đến các

phòng giao dịch; thời gian giao dịch không bị hạn chế trong 8 giờ làm việc mà là 24/24h; giao dịch nhanh hơn, gọn hơn; tiết kiệm chi phí, giảm bớt các thủ tục giấy tờ,

các giao dịch qua kênh điện tử có chi phí vận hành rất thấp.

Đầu tư và xây dựng phát triển các sản phẩm dịch vụ công nghệ hiện đại trọn gói. Một số ngân hàng đã hoàn thiện dãy sản phẩm dịch vụ online banking và mobile banking với việc tung ra dịch vụ tiền gửi online esaving và phone banking; ra mắt thành công dịch vụ đăng ký vay vốn trực tuyến, SMS banking và NH trực tuyến online banking. Tương tự, với VCB -iB@nking của Vietcombank, khách hàng có thể thanh toán chuyển khoản; chuyển tiền cho các công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán... ACB cũng đã đầu tư khoảng 10 triệu USD mỗi năm (2011 - 2015) cho hệ thống công nghệ thông tin. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, NH đang bước một bước tiến dài trong lịch sử phát triển của mình. NH đã đến gần hơn với người tiêu dùng nhờ mạng lưới Internet hay viễn thông.

Thứ năm, xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển. Cơ sở hạ tầng cũng phải được nâng cấp đặc biệt tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành Chính phủ gia tăng thêm các điểm truy cập internet công cộng, trang bị kiến thức hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu những nội dung lý luận cơ bản của dịch vụ ngân hàng điện tử. Như vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu của ngành ngân hàng nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Mặc dù vậy, quá trình phát triển dịch vụ đâng còn chứa đựng khá nhiều rủi ro liên quan đến an toàn công nghệ và bảo mật thông tin, nhu cầu vốn, cơ chế vận hành, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị.. .Ngoài ra, tiêu biểu có những quốc gia đã có thành công nhất định, quá trình phát triển dịch vụ của các quốc gia đó đã trở thành bài học quý giá cho sự phát triển của các quốc gia đi sau. Đó cũng chính là cơ sở quan trọng để thực hiện đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội.

CHƯƠNG2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 1075 phát triển dịch vụ NH điện tử tại trung tâm kinh doanh NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w