Hoạt động Bancassurance tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0989 phát triển dịch vụ bancassurance tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 43)

Tại Việt Nam, Bancassurance đã xuất hiện từ giữa những năm 1995 bằng việc các ngân hàng thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng của mình, tiếp đó là các sản phẩm gần giống như bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng nắm giữ cổ phần của các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên sự hợp tác của hai bên chỉ mới dừng lại ở mức sơ đẳng, chủ yếu là các ngân hàng tạo điều kiện về không gian để các công ty bảo hiểm đến bán tại ngân hàng.

Phải đến tháng 06/2001 mới chính thức ra mắt với cột mốc đánh dấu khi Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA Việt Nam) ký thoả thuận hợp tác với Ngân hàng HongKong - Thượng Hải (HSBC). Các công ty bảo hiểm đã nhận ra rằng việc phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua hệ thống các ngân hàng là một kênh phân phối tiềm năng, nhiều triển vọng phát triển.

Tuy vậy, Bancassurance vẫn là một kênh phân phối khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Sau 10 năm thâm nhập thị trường Việt Nam, đến năm 2010 thì tỷ lệ doanh thu bảo hiểm toàn thị trường Việt Nam đạt chưa tới 5% trong khi ngay tại thị trường Châu Á, thị phần từ hoạt động Bancassurance chiếm một vai trò quan trọng và tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt là Malaysia

chiếm 49% trong năm 2007, Hàn Quốc chiếm 31% năm 2008, Hongkong chiếm 40% năm 2008,...

Năm 2011, BIC đã ra mắt kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua internet mở đầu chiến lược đẩy mạnh bảo hiểm cá nhân. Kênh Bancassurance trực tuyến, ứng dụng phần mềm bán bảo hiểm trực tiếp tại các điểm giao dịch ngân hàng BIDV, đây được xác định là kênh tiềm năng, khác biệt mang lại hiệu quả lâu dài cho BIC.

Năm 2012, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác với Maritimebank trong việc phát triển Bancassurance. Công ty mẹ của Bảo hiểm Bảo Việt, tập đoàn Bảo Việt tìm kiếm đối tác để mở rộng kênh phân phối, đưa sản phẩm ngày càng gần hơn với mọi đối tượng người tiêu dùng

Đến năm 2018, có rất nhiều công ty bảo hiểm nhận thấy rằng thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng để rót vốn đầu tư. Nổi lên là năm công ty top đầu chiếm lĩnh thị phần bảo hiểm tại Việt Nam là Công ty bảo hiểm Bảo Việt chiếm 22,12% thị phần, Công ty bảo hiểm Dai-ichi chiếm 15,59% thị phần, Công ty bảo hiểm Prudential chiếm 15,25% thị phần, Công ty bảo hiểm Manulife chiếm 14,34% thị phần, Công ty bảo hiểm AIA chiếm 10,51% thị phần, các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 22,19% thị phần Việt Nam. Tuy vậy, đến nay tỷ lệ doanh thu bảo hiểm phân phối qua kênh ngân hàng tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 10%, tỷ lệ dân số Việt Nam có bảo hiểm chỉ đạt khoảng 8%, tỷ lệ này còn khá thấp so với các nước trong khu vực Châu Á như Hongkong, Singapore, Thái Lan, Malaysia,.. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, nền tảng công nghệ hiện đại vẫn chưa được cập nhật và chưa có nhiều sản phẩm đặc thù dành cho kênh phân phối Bancassurance.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung của chương 1 tập trung vào việc hệ thống các kiến thức chung và cơ bản nhất về dịch vụ Bancassurance, từ đó hiểu rõ bản chất của Bancassurance, các hình thức hợp tác, mô hình triển khai, sản phẩm hợp tác qua Bancassurance cũng như những lợi ích của Bancassurance mang lại cho các bên. Chương 1 còn chỉ ra được những yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ Bancassurance và hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển này.

Trên cơ sở chương 1, tác giả sẽ có căn cứ để tiến hành phân tích thực trạng phát triển dịch vụ Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Thăng Long trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

- CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1. T Ổ NG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI C Ổ PHẦN BƯUĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu 0989 phát triển dịch vụ bancassurance tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w