Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ

Một phần của tài liệu 1449 đẩy mạnh bán chéo sản phẩm bancassurance trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 108)

về hành lang pháp lý

Có thể nói hành lang pháp lý cho thị truờng BH nói chung và hoạt động bancas nói riêng ở Việt Nam là tuơng đối thông thoáng, thuận tiện. Có thể liệt kê các văn bản pháp luật hiện tại điều chỉnh hoạt động này nhu: Luật Các TCTD năm 2010, Luật sửa đổi bổ sung Luật Các TCTD năm 2017; Luật Kinh doanh BH năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 và mới đây nhất Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh BH, luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/11/2019. Hành lang pháp lý này đã tạo đà cho thị truờng BH ngày càng phát triển mạnh mẽ.

85

phân phối Bancas. Các luật điều chỉnh hoạt động Bancas chua thực sự rõ ràng, gây khó khăn cho NH và các doanh nghiệp BH khi áp dụng. Vì vậy, trong thời gian tới xây dựng quy định riêng đối với bancas là thực sự cần thiết trong đó cần bổ sung ngay quy định về cơ chế chi trả hoa hồng cho đại lý là tổ chức, quy định về việc bảo vệ dữ liệu đặc biệt là dữ liệu về khách hàng, quy định về bảo mật thông tin, quy định về việc phê duyệt các SPBH, cụ thể:

- Nên có quy định chi tiết về cơ chế chi trả hoa hồng cho hoạt động bancas, có thể chi tiết đến từng loại hình SPBH. Để thúc đẩy hoạt động bancas trên thị truờng BH Việt Nam, cần quy định tỷ lệ hoa hồng tối thiểu cho cán bộ bán hàng trực tiếp tại các đại lý tổ chức để có cơ chế hấp dẫn nhu cơ chế hoa hồng với các đại lý BH truyền thống.

- Nên quy định rõ việc số luợng DNBH mà một NH đuợc phép hợp tác và nguợc lại đồng thời nhằm bảo vệ thông tin của khách hàng tham gia BH cần ban hành ngay quy định về cơ chế chia sẻ thông tin giữa NH và DNBH cũng nhu có chế độ báo cáo để quản lý giám sát hiệu quả hơn với hoạt động này.

- Ngoài ra, để thúc đẩy thị truờng bảo hiểm nói chung và hoạt động bancas nói riêng, quy định về phê duyệt các SPBH cần đơn giản gọn nhẹ hơn, giảm thiểu thời gian phê duyệt đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp BHNT và BHPNT nhất là khi cùng đua ra những sản phẩm có đặc điểm tuơng đồng.

về yếu tố văn hóa, nhận thức của người dân

Theo thống kê, với các nuớc trong khu vực châu Á thì khoảng 20-40% dân số mua BH, chi phí cho BH từ GDP ở các quốc gia phát triển là khoảng 10-15% còn ở Việt Nam số nguời mua BH chiếm chua đầy 10% dân số; chi phí cho BH mới chiếm khoảng 2% từ GDP thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,55%), châu Á (5,37%) và thế giới (6,3%). Đây thực sự là

những con số hết sức khiêm tốn chứng tỏ phần đông người dân chưa có tập quán tham gia BH, chưa sử dụng nhiều các dịch vụ NH và cũng chưa biết nhiều tới Bancas.

Thay đổi tập quán tiêu dùng thực sự phải là một quá trình mà trong đó các cơ quan chức năng cần phối hợp cùng các cấp lãnh đạo của NH và doanh nghiệp BH để tăng cường thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ nhận thức của người dân về BH, NH, giới thiệu về Bancas, lợi ích của hoạt động Bancas. Phạm vi tuyên truyền rộng khắp trên cả nước, không chỉ ở thành thị mà ở cả vùng nông thôn. Mục tiêu của tuyên truyền là: Giúp người dân hiểu được lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ NH cũng như dịch vụ BH, có ý thức chủ động tham gia BH để bảo vệ bản thân; từ đó gia tăng tỷ lệ người dân có tài khoản NH và sử dụng các dịch vụ NH, tham gia BH thông qua hệ thống NH. Hình thức tuyên truyền có thể là phát tờ rơi, quảng cáo qua báo chí, đài phát thanh truyền hình, qua Internet....

87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên thực trạng bán chéo sản phẩm bancas trong hoạt động TDBL với những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó đã được đúc kết trong chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra định hướng chung cũng như các nhiệm vụ trọng tâm phát triển hoạt động bancas của BIDV, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh bán chéo sản phẩm bancas trong hoạt động TDBL tại BIDV chi nhánh Thanh Hóa. Luận văn chú trọng đến các nhóm giải pháp phát triển kênh bán sản phẩm, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và nhóm giải pháp nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, chương này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với BIDV, đối với các công ty BH và đối với Quốc Hội, Chính Phủ góp phần đẩy mạnh hoạt động của thị trường bancas nói chung và sản phẩm bancas của BIDV nói riêng.

PHẦN KẾT LUẬN •

Một nền kinh tế phát triển thì rất cần sự hỗ trợ của các sản phẩm dịch vụ NH đặc biệt là hoạt động tín dụng. Với vai trò hết sức quan trọng của mình, ngành NH phải ngày càng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình hơn nữa. Nếu NH đem đến cho khách hàng của mình sự thỏa mãn thì khách hàng sẽ quyết định sử dụng dịch vụ lâu dài và ủng hộ các sản phẩm dịch vụ mới của NH.

Với xu thế thị truờng nhu hiện nay, phát triển TDBL và bán chéo các sản phẩm dịch vụ của NH trong hoạt động này đặc biệt là các sản phẩm bancas đang thực sự trở thành tất yếu. Điều này không chỉ mang lại lợi ích nhân đôi cho khách hàng mà còn giúp NH tăng đuợc doanh số, thị phần, lợi nhuận và vị thế của mình trên thị truờng.

Luận văn với đề tài “Đẩy mạnh bán chéo sản phẩm Bancassurance trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa” đuợc thực hiện thông qua phân tích số liệu trong giai đoạn 2016-2019 để đua ra các kết quả đạt đuợc, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh kênh bán hàng đầy tiềm năng này.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO •

Tiếng Việt

1. BIC (2019), Sổ tay sản phẩm bancas, Hà Nội. 2. BIC (2016-2019), Báo cáo kinh doanh, Thanh Hóa. 3. BIDV (2016-2019), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

4. BIDV (2016-2019), Báo cáo kết quả kinh doanh, Thanh Hóa. 5. BIDV (2016-2019), Báo cáo hoạt động bán lẻ, Thanh Hóa.

6. BIDV (2019), Quy định bán chéo sản phẩm dịch vụ tại BIDV số 6910/QyĐ-BIDVngày 31/12/2019, Hà Nội.

7. BIDV (2017), Nghị quyết mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại BIDVđến năm 2025 số 1196/NQ-BIDVngày 30/6/2017, Hà Nội.

8. BML (2016-2019), Báo cáo kinh doanh, Thanh Hóa.

9. Đoàn Thị Thanh Tâm (2014), Phát triển hoạt động Bancassurance của các công ty BH thuộc các NHTM nhà nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. https://bic.vn

11. https://bidv.com.vn 12. https://tapchitaichinh.vn 13. https://thebank.vn

14. https: //webbaohiem.net

15. Nguyễn Thị Ngọc Sa (2013), Phát triển hoạt động Bancassurance tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

16. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội.

90

17. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 1449 đẩy mạnh bán chéo sản phẩm bancassurance trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w