Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu 0911 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH liên doanh việt lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Uy tín của VRB chưa cao

Là NH mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2006 nên có thể nói rằng uy tín trên thị trường tài chính của VRB chưa cao mặc dù NH mẹ của VRB đều là những NHTM có uy tín cao trên thị trường tài chính, cả trong nước và quốc tế. Hơn nữa, do là NH liên doanh với Cộng hòa Liên bang Nga nên VRB cũng đã phải chịu những sức ép rất lớn từ các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh Châu Âu, khiến công tác HĐV cũng sư sử dụng vốn của NH gặp rất nhiều trở ngại, nhất là các hoạt động HĐV bằng USD - đây vốn là đồng tiền chủ chốt trong hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế. Do uy tín chưa cao nên lãi suất HĐV của VRB luôn phải cao hơn đáng ể so với các NHTM Nhà nước. Sử dụng vốn của VRB cũng gặp nhiều khó hăn do là NH mới đi vào hoạt động, uy tín chưa cao, nên lượng KH rất hiêm tốn so với các NHTM hác5, kể cả các NHTM

5 VRB hiện có khoảng 25.000 KH, trong đó có 1.400 KH, hơn 200 khách hàng là các cơ quan đại diện và DN

cổ phần qui mô nhỏ trong nước chứ chưa so sánh với các NHTM Nhà nước thì tỷ trọng KH càng nhỏ bé. HĐV khó khăn với chi phí lãi huy động cao hơn, lượng khách hàng trong cho vay lại ít - điều này khiến cho hiệu quả HĐV của VRB không cao.

Thứ hai, Cơ sở vật chất của NHTM còn hạn chế

Cơ sở vật chất của NH là nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng hình ảnh của NH trong lòng KH, cũng nhằm thuận lợi cho hoạt động kinh doanh chung của NH. Với qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ, chỉ đạt mức 3,127 tỷ đồng vào năm 2018 - tức là chỉ đáp ứng yêu cầu theo qui định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP (ngày 22/11/2006) về mức vốn pháp định tối thiểu của TCTD. Do vốn chủ sở hữu quá nhỏ khiến VRB hó hăn trong nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại, qua đó triển khai các dịch vụ NH mới - là tiền đề để huy động các nguồn vốn với chi phí thấp

Thứ ba, Tổ chức công tác HĐVcủa NH chưa hợp lý

Mỗi hệ thống NH đều xây dựng chiến lược HĐV. Mặc dù có những nét đặc thù, song chiến lược HĐV của các NHTM đều được phân chia theo hệ thống, được thực hiện tại Hội sở chính và các Chi nhánh. Như đã đề cập tại mục 2.1.1 thì mạng lưới các Chi nhánh/Phòng Giao dịch của VRB còn khá mỏng với 6 Chi nhánh ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh. Mặc dù các Chi nhánh của VRB đều được mở ra tại các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của đất nước, nhưng đây cũng là những địa bàn có mức độ cạnh tranh rất quyết liệt giữa các TCTD và phi tín dụng trong HĐV. Những địa bàn khác mặc dù mức độ phát triển kinh tế chưa cao nhưng tiềm năng HĐV cũng rất lớn nhưng NH chưa thiết lập mạng lưới hoạt động. Là NH chưa có uy tín cao trên thị trường tài chính, lại thiết lập mạng lưới hoạt động tại các địa bàn có mức độ cạnh tranh rất cao, nên VRB sẽ rất khó khăn trong công tác huy động nguồn, và để có thể đứng vững trong cạnh tranh thì buộc NH phải đưa ra các mức lãi suất HĐV hấp dẫn - đây là lý do giải thích vì sao chi phí lãi trong HĐV của VRB luôn tăng nhanh những năm qua.

62

Do thiết lập mạng lưới chi nhánh nên để bảo đảm sự gắn kết giữa huy động và sử dụng vốn, VRB đã hình thành “Trung tâm vốn” để thực hiện điều chuyển vốn nội bộ trong NH từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn (Xem Sơ đồ 2.1)

Sơ đồ 2.2: Cơ chế điều chuyển vốn trong nội bộ VRB

Clú Iiliaiili 1: Tluèu vòn Clu Iiliaiili 2: Thừa vồn

Nguồn: Trung tâm vốn VRB

Cơ chế hoạt động của Trung tâm vốn như sau:

(i) Tại mỗi Chi nhánh đều có bảng cân đối kế toán cân bằng giữa tài sản Nợ và tài sản Có.

(ii) Chi nhánh hoạt động như một “ngân hàng nho", tự cân đối tài sản Có và tài sản Nợ, chỉ nhận hoặc gửi vốn với HSC trong trường hợp thiếu hụt và dư thừa

(iii) Chi nhánh chịu phần lớn rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản thực tế chuyển về HSC

Với sự hoạt động của Trung tâm vốn như trên thì sẽ giúp VRB xử lý được tình trạng tạm thời “thừa” hay “thiếu” vốn huy động để cho vay và đầu tư cũn như cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Tuy vậy, mô hình này cho thấy một sự hoạt động mang tính “kinh doanh” giữa các Chi nhánh và với Hội sở, Trung tâm chỉ làm động tác “kết nối” trong nội bộ VRB điều này khiến các Chi nhánh rất thận trọng trong điều chuyển vốn khi tạm thời “thừa” bởi họ vẫn phải tự chịu các loại rủi ro

thanh khoản cũng như lãi suất. Như chúng ta đều hiểu quản lý rủi ro là hoạt động mang tính “toàn diện” nhưng mô hình hoạt động của “Trung tâm vốn” lại mang tính tách biệt và nếu như từng Chi nhánh với đội ngũ cán bộ không có chuyên môn tốt về quản trị rủi ro thì cũng đồng nghĩa rủi ro từng Chi nhanh - với tính chất hoạt động của một “ngân hàng nhỏ” sẽ tiềm ẩn phức tạp và do vậy họ sẽ phải rất thận trọng khi thừa vốn, chỉ tìm đến Trung tâm khi thiếu vốn hoạt động.

Thứ tư, Chất lượng nguồn nhân lực còn bất cập

Một NHTM xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động thì sẽ là một lợi thế rất lớn trong công tác HĐV, năng suất công tác HĐV sẽ tăng lên. Như đã đề cập thì mặc dù số lượng cán bộ, nhân viên được đào tạo bài bản là rất cao (94.15% có trình độ đào tạo bậc Đại học trở lên) nhưng có tới gần 67% có thâm niên công tác dưới 3 năm. Có nghĩa là đa số cán bộ nhân viên của VRB thiếu các kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động, đây là một bất lợi rất lớn bởi chúng ta đều hiểu rằng bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn về tài chính ngân hàng và kinh tế tổng hợp, thì các cán bộ ngân hàng rất cần có ỹ năng thực hiện công việc, mà các ỹ năng này chỉ có được thông qua thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là các kỹ năng về chăm sóc khách hàng với tính chuyên nghiệp phải rất cao. HĐV gắn bó mật thiết với công tác chăm sóc khách hàng và vì vậy chất lượng nguồn nhân lực còn bất cập khiến HĐV của VRB phải đối diện với nhiều khó khăn do khó thu hút KH, trong khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt đông.

1.2.4.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Môi trường kinh tế - xã hội còn tiềm ẩn rủi ro cao

Những năm gần đây, môi trường kinh tế quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp với các lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên minh châu Âu ngày càng khắc nghiệt nhắm vào Cộng hòa Liên bang Nga, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc mà đằng sau thực chất là một cuộc chiến về tiền tệ vốn đã kéo dài từ đầu thế kỷ XXI, các cuộc đối đầu thương mại giữa các nền kinh tế lớn, chính sách tiền tệ của FED cũng rất khó dự báo những năm qua... khiến môi trường kinh tế toàn cầu luôn ẩn chứa những

64

diễn biến rất khó lường. Điều này khiến HĐV của hệ thống ngân hàng tòan cầu gặp khó khăn do những người có tiền có xu hướng tìm kiếm các công cụ an toàn để đầu tư và vàng là loại công cụ luôn được ưa thích.

Thứ hai, Môi trường chính trị, pháp lý còn bất cập

Nhằm giảm thiểu tình trạng đô la hóa, bắt đầu từ cuối năm 2015 Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 2589/QĐ-NHNN (ngày 17-12-2015) trong đó qui định cấm các NH trả lãi cho tiền gửi bằng USD - với qui định này khiến VRB gặp rất nhiều khó khăn trong huy động bằng USD. Các lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên minh châu Âu cũng khiến VRB gặp rất nhiều trở ngại trong các hoạt động chuyển tiền và thanh toán bằng USD

Thứ ba, Mức độ cạnh tranh khá quyết liệt giữa các tổ chức kinh tế trong HĐV

Trên thị trường tài chính tồn tại sự hoạt động của nhiều loại hình tổ chức tài chính khác nhau, hầu hết các tổ chức này đều có hoạt động HĐV, và do vậy, mức độ cạnh tranh trong HĐV thường cao. Do VRB thiết lập mạng lưới hoạt động tại các địa bàn trọng điểm về kinh tế, nơi đông đảon các doanh nghiepẹ, tổ chức kinh tế hoạt động, những nợ có thu nhập cao, nguồn tiền tiết kiệm lớn, nhưng đây cũng chính là những địa bàn có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các TCTD và phi tín dụng trong HĐV. Sự cạnh tranh càng quyết liệt thì những người gửi tiền càng có lợi do các tổ chức thu hút tiền gửi phải đưa ra nhiều lợi ích hơn cho người gửi tiền

Thứ tư, Trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội còn ở mức trung bình, thị

trường tài chính còn ở mức kém phát triển

Như đã phân tích thì nền kinh tế càng phát triển, lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế càng lớn. Qui mô lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế càng lớn càng tạo thuận lợi cho các NHTM trong HĐV. Tuy vậy, việc các NHTM HĐV còn tùy thuộc vào thói quen và tâm lý của dân chúng, cũng như sự phát triển của thị trường tài chính. Thị trường tài chính càng phát triển thì chi phí HĐV trên thị trường tài chính càng giảm và đây chính là cơ sở để các NHTM có thể nâng cao hiệu quả HĐV của mình. Tại Việt Nam, do nền kinh tế đang phát triển thu

nhập dân chúng còn ở mức thấp, mặc dù số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, nhưng theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê đến cuối năm 2017 tại Việt Nam có 561,064 DN hoạt động [13], trong đó, đa số thuộc doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ6. Điều đó cũng có nghĩa là tiềm năng HĐV trong dân cư và tổ chức kinh tế không cao. Với qui mô tiền tiết kiệm và nhàn rỗi không cao trong khi nhu cầu HĐV lớn sẽ khiến lãi suất HĐV phải tăng cao. Mặt khác, thị trường tài chính Việt Nam vẫn là thị trường kém phát triển, các công cụ tài chính còn ít chi phí giao dịch cao, điều này cũng có nghĩa là chi phí HĐV của các NH sẽ luôn cao do nguồn cung về tiền gửi hạn chế và thiếu các công cụ và phương thức đa dạng để NH có thể sử dụng trong HĐV.

6 Theo thống kê có 507.860 SMEs đang hoạt động hiện nay tại Việt Nam, trong đó các DN qui mô nhỏ

66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn trên cơ sở giới thiệu khai quát về sự ra đời, tổ chức và hoạt động của VRB, đã tập trung phân tích thực trạng hiệu quả HĐV của NH này, chủ yếu khảo sát trong giai đoạn 2016-2018. Các phân tích tập trung vào đánh giá thực trạng hiệu quả HĐV theo các chỉ tiêu về định tính và định lượng đã được đề xuất trong Chương 1. Từ phân tích, đã rút ra 4 kết quả, 4 tồn tại chính trong việc nâng cao công tác HĐV tại VRB. Nguyên nhân của những tồn tại này cũng đã được Luận văn phân tích và làm rõ, bao gồm 4 nguyên nhân chủ quan và 4 nguyên nhân khách quan.

Các kết luận rút ra từ Chương 2 sẽ là cơ sở để Luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị trong Chương 3

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA 3.1. Định hướng HĐV của VRB giai đoạn đến năm 2025

3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của VRB trong HĐV

3.1.1.1. Thuận lợi

VRB là NH Liên doanh giữa BIDV và NH Ngoại thương Cộng hòa Liên bang Nga - đây đều là những NHTM lớn của 2 nước Việt Nam và Liên bang Nga, do vậy, nếu VRB tận dụng tốt uy tín của 2 NH mẹ này thì có thể mở rộng hoạt động kinh doanh chung, trong đó hoạt động HĐV sẽ rất thuận lợi.

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và Liên Bang Nga đều phát triển rất mạnh trong những năm qua, đi kèm theo đó là những nhu cầu về hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại cũng như các dịch vụ tài chính khác ngày càng gia tăng tạo thuận lợi cho VRB có thể triển khai các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng đúng các nhu cầu này - thông qua đó, có thể khai thác được nguồn vốn với chi phí thấp.

Đội ngũ cán bộ nhân viên của VRB đa số được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt - đây là thế mạnh của VRB để mở ra các dịch vụ ngân hàng hiện đại, vừa tăng tiện ích cho KH, vừa tăng thu nhập cho NH lại cho phép NH huy động được các nguồn vốn tài chính

3.1.1.2. Khó khăn

Kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục biến động khó lường xuất phát từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, nguy cơ cuộc chiến tranh tiền tệ luôn tiềm ẩn xuất phát từ cuộc chiến thương mại này; Các cuộc chiến tranh thương mại còn có nguy cơ diễn ra tại các khu vực khác, như giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Mỹ và Mexico, giữa Mỹ và các đồng minh EU... các diễn biến này khiến cho thị trường tài chính luôn rất khó dự báo về các rủi ro. Kinh tế trong nước vẫn còn nhiều thách thức, với nguy cơ lạm phát có thể xảy ra do nợ công cao và vẫn chưa được kiểm soát tốt, thâm hụt thương mại mặc dù đã cơ bản được kiểm soát nhưng chưa bền

68

vững do hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu do khu vực FDI kiểm soát. Chính sách tiền tệ dự báo tiếp tục theo huóng chặt chẽ, nhằm kiểm soát kinh tế vĩ mô... từ đó cho thấy khả năng giảm lãi suất huy động là khó khăn trong thời gian tói

Áp lực cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt do cơ chế điều hành về lãi suất, khả năng các TCTD nhỏ nâng lãi suất HĐV là khó tránh khỏi - điều này khiến cho các cuộc chạy đua nâng lãi suất huy động giữa các TCTD có thể diễn ra bất cứ lúc nào nếu NHNN thiếu kiểm soát thị truờng và không sử dụng các công cụ chính sách can thiệp kịp thời.

Việc NHNN tiếp tục thực hiện chính sách không cho phép các TCTD trả lãi cho tiền gửi bằng USD theo Quyết định 2589/QĐ-NHNN (ngày 17-12-2015) sẽ tiép tục gaya khó khăn cho công tác HĐV bằng USD của VRB trong khi các nhu cầu vay bằng USD của các KH truyền thống của VRB ngày càng tăng, dẫn tói khó khăn trong công tác kế hoạch hóa nguồn vốn của VRB những năm tói.

3.1.2. Phương hướng HĐV của VRB

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh và phát huy lợi thế của mình, VRB xây dựng định huóng chiến luợc HĐV trong những năm tói theo các định huóng sau:

- Xây dựng chiến luợc HĐV bám sát yêu cầu hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.

- Chủ động triển khai các sản phẩm và hình thức HĐV phù hợp, đảm bảo khả năng cạnh tranh vói các TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động. Khuyến khích các chi nhánh trực thuộc nghiên cứu, đề xuất các sản phẩm huy động mói, chuơng trình dự thuởng tại địa phuơng đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của hách hàng.

- Chủ động tiếp cận, mở rộng quan hệ hợp tác vói các Tập đoàn, Tổng công ty, các tổ chức kinh tế lón, triển khai thực hiện thoả thuận hợp tác vói các đơn vị này thực

Một phần của tài liệu 0911 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH liên doanh việt lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w