Hoàn thiện cơ chế điều hành HĐV và kinh doanh vốn

Một phần của tài liệu 0911 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH liên doanh việt lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

Trước hết, cơ chế điều hành công tác HĐV tại VRB phải tuân thủ đúng cơ chế chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn, bám sát các diễn biến thị trường, đặc biệt là thị trường tiên tệ, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của VRB.

Như đã đề cập, VRB thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, quyền tự chủ của chi nhánh được tăng cường. Nhưng một số bất cập trong mô hình điều chuyển vốn nội bộ tại VRB hiện nay:

(i) Từng Chi nhánh trở thành những “ngân hàng nhỏ”, tự chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh lien quan đến HĐV, như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản; (ii) Đánh giá mức độ đóng góp của chi nhánh vào ết quả chung toàn ngành chưa chính xác, các chính sách chưa thể hiện được tính nhất quán và bình đẳng chung trong hệ thống;

(iii) Quy mô hoạt động của các chi nhánh VRB ngày càng phát triển, đồng nghĩa với khối lượng phát sinh giao dịch vốn nội bộ ngày càng gia tăng, đòi hỏi số lượng thao tác cho nghiệp vụ chuyển vốn nội bộ ngày càng nhiều, mất nhiều thời gian cho xử lý sự vụ.

76

tâm vốn là hết sức cần thiết, qua đó giúp hoàn thiện cơ chế điều hành HĐV và kinh doanh vốn. Hiện nay VRB đã thiết lập mạng luới 6 Chi nhánh tại các địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, từng địa bàn này có mức độ phát triển kinh tế rất khác nhau nên các uu thế về HĐV cũng khác nhau: Những địa bàn thuận lợi cho công tác HĐV nhu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh luôn có xu huớng “thừa” vốn do bị cạnh tranh khá quyết liệt trong cho vay; trong khi đó, một số địa bàn khác lại tuơng đối khó khăn trong HĐV nhu Khánh Hòa, Vũng Tàu... nhung lại khá thuận lợi cho hoạt động cho vay bởi những địa phuơng này có các doanh nghiệp là khách hàng vay truyền thống trong hoạt động thuơng mại quốc tế, nên vấn đề điều chuyển vốn phải đuợc hoàn thiện, từ đó huyến hích các Chi nhánh thừa vốn chuyển cho các Chi nhánh thiếu vốn. Nhung do cơ chế hiện

nay coi từng Chi nhánh là các NH nhỏ, tự hạch toán tài sản Nợ - Có nên xu huớng là các Chi nhánh thừa vốn chỉ chuyển sang các Chi nhánh thiếu vốn khi họ thấy có lợi - do vậy, phải xây dựng Trung tâm vốn trở thành Trung tâm mua - bán vốn nội bộ với cơ chế tính phí điều chuyển vốn nội bộ, lãi suất mua bán vốn phải công hai, minh bạch tính theo từng vùng, miền, từng loại tiền, từng kỳ hạn. nhằm bảo đảm sự hài hóa về mặt lợi ích giữa các Chi nhánh, phản ánh đuợc những nỗ lực của từng Chi nhánh trong công tác HĐV và sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong

toàn hệ thống trong từng giai đoạn cụ thể.

3.2.7. Mở rộng, sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh

Mở rộng và sắp xếp lại mạng luới chi nhánh và cơ chế quản lý vừa tạo thuận lợi cho hách hàng, vừa tăng đuợc thị phần và nguồn vốn huy động. VRB cần thực hiện một số biện pháp nhu sau:

- Rà soát lại toàn bộ mạng luới các chi nhánh, các phòng giao dịch, sắp xếp lại mạng luới cho phù hợp với đảm hiệu quả kinh doanh.

- Kiện toàn, chuẩn hóa, nâng cấp các điểm giao dịch theo huớng hiện đại; thuờng xuyên kiểm tra, nâng cấp, thay đổi địa điểm các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động hiệu quả thấp, phân tích và tìm nguyên nhân để có giải pháp thích hợp kịp thời.

- Đổi mới trang bị các phương tiện làm việc hiện đại, cải tiến quy trình nghiệp vụ HĐV để nâng cao chất lượng phục vụ.

3.2.8. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Do công tác HĐV của NH có liên qun đến hầu hết các hoạt động trong NH nên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ chú ý đến các cán bộ nhân viên trong Ban nguồn vốn, mà phải chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong tất cả cán bộ của VRB. Như đã đề cập tại mục 2.1.2. thì hiện đội ngũ cán bộ của VRB đa số được đào tạo căn bản với trình độ từ Đại học trở lên chiếm đa số, nhưng do là NH mới được thành lập cuối năm 2006 nên đa phần cán bộ chưa có nhiều thâm niên, ít inh nghiệm trong công việc. Với đặc thù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với đối tượng KH đa dạng, các sản phảm dịch vụ NH rất đa dạng và phức tạp, mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động inh doanh luôn rất cao, do vậy, các cán bộ ít inh nghiệm cũng là một hạn chế rất lớn của VRB, do thâm niên ít nên tính chuyên nghiệp cũng chưa cao, ... Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ năng thực thi nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp và kỹ năng ứng xử trong các tình huống phát sinh, đạo đức văn hóa trong NH cần phải được tăng cường. Hưn nữa, hiện nay cuộc cách mạng công nghệ đã diễn biến rất nhanh, hoạt động NH dựa căn bản trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại trong trong việc triển hai các dịch vụ ngân hàng mới, nên trình độ ngọai ngữ, công nghệ thông tin phải được chú trọng nâng cao, từ đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của VRB trong công chúng.

Có thể nói rằng, mặc dù trong thời đại công nghệ 4.0 nên các giao dịch truyền thống “mặt đối mặt” giữa cán bộ ngân hàng và KH hầu như còn hiện hữu trong ratá ít loại giao dịch, chủ yếu là KH tự thao tác trên các phần mềm tài chính mà NH cài đặt cho KH, nhưng hông vì thế mà tầm quan trong của ỹ năng ứng xử của cán bộ ngân hàng bị suy giảm, thamạ chí nó còn phải được đề cao hơn nữa bởi qua đó giúp KH yên tâm hi sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho dù họ phải tự thực hiện các lệnh giao dịch.

Các biện pháp mà VRB cần chú trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là:

78

(i) Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về các nghiệp vụ về tín dụng, HĐV, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử và ngana hàng số;

(ii) Nâng cao các kỹ năng mềm cho cán bộ trong công tác HĐV thông qua tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, khả năng thuyết phục cho cán bộ giao dịch.

(iii) Ưu tiên tuyển dụng lao động trẻ có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt những người đã có kinh nghiệm trong công việc.

(iv) Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ có năng lực chuyên môn cao khuyến khích thu hút nguồn nhân lực tại chỗ cho chi nhánh. Bố trí công việc cho cán bộ nhân viên theo đúng năng lực, sở trường, trình độ.

3.2.9. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các NHTM cần không ngừng cải tiến, áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, các mô hình quản lý hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, hiện đại hoá công nghệ, VRB có thể áp dụng một số các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Tiến hành trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại, nâng cấp các chương trình cài đặt, hệ thống thông tin nội bộ, hoàn chỉnh đồng bộ để phục vụ kinh doanh, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn hiệu quả, cung cấp kịp thời thông tin chính xác.

- Trong lĩnh vực thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyền vốn, hàng hóa, dịch vụ, mang lại hiệu quả lớn. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử và hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trên phạm vi toàn quốc nhằm hình thành hệ thống thanh toán thống nhất và an toàn, tiến tới tự động hóa hoàn toàn hệ thống thanh toán ngân hàng

- Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng buớc mở rộng mô hình giao dịch một cửa.

- Hoàn thiện và chuẩn hóa quy trình tác nghiệp và quản lý nghiệp vụ ngân hàng, nhất là những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản theo huớng tự động hóa.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà VRB cần xem xét, nghiên cứu nhằm mở rộng HĐV trung dài hạn, góp phần đẩy mạnh khả năng HĐV của ngân hàng.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Với Quốc hội, Chính phủ

- Tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng hoàn thiện các văn bản pháp luật về HĐV của NHTM, đặc biệt chú trọng các văn bản pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, qua đó phòng tránh các diễn biến phức tạp về cạnh tranh không lành mạnh trong HĐV giữa các TCTD.

- Có biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, ứng phó hiệu quả với các diễn biến bất thuờng từ thị truờng tài chính quốc tế vào thị truờng trong nuớc, trong đó, đặc biệt chú trọng kiẻm soát lạm phát nhằm tăng niềm tin của dân chúng vào giá trị của VND

- Thúc đẩy sự phát triển của thị truờng chứng khoán an toàn và hiệu quả, thông qua việc ngăn chặn các hành vi thao túng trên thị truờng của các nhà đầu tu lớn, cập nhất, minh bạch hóa các thông tin trên các bản cáo bạch tài chính của các công ty niêm yết - đây là những tiền đề rất quan trọng để các nhà đầu tu có niềm tin vững chắc vào sự vận hành tốt của thị truờng chứng khóan, từ đó có các nhà đầu tu, trong đó có các NH, sẽ tăng cuờng tham gia vào thị truờng này , nhằm bổ sung danh mục đầu tu hay cho vay.

3.3.2. Với Ngân hàng nhà nước

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, trong đó có các qui định liên quan đến vấn đề mở Chi nhánh/Phòng Giao dịch của các NH. Nhu đã đề cập, hiện nay hệ thống Chi nhánh

80

của VRB khá ít và điều này khiến công tác HĐV của NH rất khó khăn, việc mở hệ thống chi nhánh do tuân thủ các qui định tại Thông tư Số 21/2013 (ngày 9/9/2013) Qui định về mạng lưới hoạt động của NHTM và Thông tư Số 17/2018 (ngày 14/8/2018) về sửa đổi, bố sung một số điều của các Thông tư qui định về việc cấp giấy phép, mạng lưới hoạt động và hoạt động ngoại hối của TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài. Với các NH Liên doanh có qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ như VRB hiện nay thì vấn đề mở chi nhánh/phòng giao dịch rất khó khăn, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả HĐV của NH.

- Tiếp tục phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng: Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hoà khả năng thanh toán giữa các ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu của các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Do đó, NHNN cần có những giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho thị trường liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Nhờ vậy, các NHTM có thể dễ dàng huy động bằng cách vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.

- Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ NHTM trong quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Hệ thống công nghệ hiện đại góp phần đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt, làm tăng nhanh vòng quay của vốn.

3.3.3. Với BIDV

Như đã đề cập trong phân tích thực trạng hiệu quả HĐV của VRB thì hiện nay HĐV tại NH còn thiếu sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn theo loại tiền, hơn nữa, do là NH Liên doanh với Liên bang Nga nên thời gian qua hoạt động của VRB chịu những tổn hại nghiêm trọng từ các chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ và EU nên các hoạt động cho vay các DN FDI từ các quốc gia này cũng như các hoạt động thanh toán quốc tế gặp rất nhiều hó hăn, do vậy hiện nay VRB rất cần sự hậu thuẫn từ phía BIDV để ổn định hoạt động, thông qua việc trợ giúp VRB xử lý các tồn tại trong hoạt động. Hơn nữa, do là NH mới được thành lập nên uy tín và thương hiệu còn thấp, nên VRB rất cần sự hậu thuẫn của BIDV trong các hoạt động:

(i) Tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu, đưa tin tức, hình ảnh liên quan đến hoạt động của VRB, các chương trình HĐV mới, ưu đãi, dịch vụ tiện ích tại VRB

để khách hàng có được những thông tin về ngân hàng;

(ii) Hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm cơ sở pháp lý và căn cứ nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ mới;

(iii) Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các ngân hàng trong toàn hệ thống BIDV, thu thập các ý kiến đóng góp và những kiến nghị để đưa ra các văn bản hướng dẫn phù hợp; Tăng cường cơ sở vật chất nhằm hiện đại hóa ngân hàng chuẩn bị cho từng bước hội nhập hệ thống ngân hàng trong khu vực và thế giới.

82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, trên cơ sở đề cập đến những thuận lợi và khó khăn trong công tác HĐV cũng như những định hướng HĐV tại VRB giai đoạn đến năm 2025, Luận văn đã đề xuất 9 giải pháp và 3 kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả HĐV tại NH này trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào: (i) Tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn, gắn kết giữa chiến lược huy động và sử dụng vốn; (ii) Đa dạng hóa các sản phẩm HĐV; (iii) Đa dạng hóa các kênh HĐV, lãi suất HĐV cần có sự điều chỉnh linh hoạt; (iv) Mở rộng các dịch vụ NH, tăng tiện ích cho KH, tăng thu phí dịch vụ và tăng cường huy động vốn; (v) Tăng cường hoạt động marketing, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng; (vi) Hoàn thiện cơ chế điều hành HĐV và inh doanh vốn Hoàn thiện cơ chế điều hành HĐV và inh doanh vốn; (vii) Mở rộng, sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh; (viii) Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (ix) Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Đồng thời, Luận văn cũng đã đề xuất 3 kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, với NHNN và với BIDV. Đây là những giải pháp và kiến nghị cốt lõi nhằm giúp VRB nâng cao hiệu quả HĐV trên cơ sở hắc phục những tồn tại đã chỉ ra tại Chương 2

KẾT LUẬN

HĐV là hoạt động có gtầm quan trọng đặc biệt, quyết định toàn bộ các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng. Luận văn Nâng cao hiệu quả HĐVtại NH Liên doanh Việt - Nga tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về hiệu quả HĐV ở các NHTM, phân tích thực trạng hiệu quả HĐV tại VRB chủ yếu trong giai đoạn 2016- 2018, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị. Các kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu là:

Thứ nhất, Đã tổng hợp và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về HĐV ở NHTM, đã chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐV cũng nhu đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản giúp đánh giá hiệu quả HĐV ở NHTM. Đồng thời, Luận văn cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến hiệu quả HĐV ở NHTM, gồm cả các nhân tố chủ quan lẫn khách quan.

Một phần của tài liệu 0911 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH liên doanh việt lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w