Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 84)

2.3.1.1 Kết quả bước đầu khi áp dụng mô hình quản lý rủi ro mới hiện đại

Mặc dù có nhiều trở ngại trong xây dựng mô hình QLRRTD nhưng không thể phủ nhận được những ưu điểm của mô hình mới này mang lại trong quản trị rủi ro bởi đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp... Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

2.3.1.2 Xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp

Chính sách tín dụng tại SeABank trong ba năm qua đã không ngừng được điều chỉnh, sửa chữa cho phù hợp với đặc điểm môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động QLRRTD. Chính sách tín dụng đã được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ pháp luật, các quy định quản lý của NHNN, tuân thủ các nguyên tắc cấp tín dụng, quản lý tín dụng, QLRRTD. Đồng thời đã đảm bảo định hướng phát triển hoạt động tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả cho việc xây dựng và thực thi quy trình tín dụng, quy

trình quản lý, đo lường RRTD, quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.

2.3.1.3 Phân loại và đánh giá khách hàng chính xác hơn

Công tác phân loại và đánh giá khách hàng vay tại SeABank mới thực sự bắt đầu triển khai từ năm 2008 mặc dù hoạt động tín dụng đã có từ lâu. Công tác phân loại khách hàng trong ba năm qua đã từng bước phát triển có hiệu quả. Năm 2008, công tác phân loại bắt đầu với các tiêu chí, các chỉ tiêu phân loại còn đơn giản, tính chính xác chưa cao. Sau đó, với sự bổ sung hoàn thiện dần các chỉ tiêu phân loại, tách thêm các bộ chỉ tiêu cho từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề với đặc trưng riêng, các chỉ tiêu mở rộng bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, chỉ tiêu định lượng và định tính. Quy trình phân loại cũng được hoàn thiện dần theo các bước: cán bộ tín dụng thực hiện phân loại, trưởng phòng tín dụng kiểm soát, sau đó trình lãnh đạo tín dụng phê duyệt và tổng hợp toàn chi nhánh để báo cáo lên Hội sở chính. Công tác tổ chức phân loại và đánh giá cũng được đi vào nề nếp với việc phân loại đánh giá khách hàng được thực hiện hàng quý vào tháng đầu quý trên cơ sở dữ liệu Báo cáo tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng ở quý trước. Thông tin, dữ liệu dùng để đánh giá phân loại khách hàng cũng được mở rộng khai thác từ nhiều kênh như qua Báo cáo tài chính, qua Trung tâm thông tin tín dụng, qua thông tin báo chí, từ Hội sở chính cung cấp, từ chi nhánh khác hoặc ngân hàng bạn cung cấp,...

2.3.1.4 Khả năng thẩm định, tính toán hiệu quả, tính khả thi của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh xin vay vốn

Với việc liên tục bổ sung đỗi ngũ cán bộ trẻ, tốt nghiệp đại học chính quy, đúng chuyên ngành kết hợp với sự tích lũy kinh nghiệm của những cán bộ đi trước, trình độ phân tích, thẩm định, tính toán hiệu quả dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đã không ngừng được nâng

lên. Nhiều phương pháp thẩm định mới đã được áp dụng, đồng thời các chương trình máy tính hỗ trợ tính toán, phân tích cũng được áp dụng. Các bảng tính toán của báo cáo thẩm định dự án (phương án) vay vốn cũng được xây dựng và áp dụng thực hiện, bắt buộc khi thẩm định một khoản vay phải thực hiện đầy đủ các nội dung và tính toán theo đề cương, nếu thiếu nội dung hoặc nội dung sơ sài sẽ bị yêu cầu làm lại.

2.3.1.5 Thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, theo dõi sau khi cho vay

Với việc đề ra cơ chế kiểm tra, theo dõi sau khi cho vay là: Định kỳ hàng tháng và đột xuất khi phát hiện khách hàng vay có những thay đổi bất thường, cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, có biên bản kiểm tra lưu vào hồ sơ tín dụng, nếu thiếu sẽ bị trừ điểm xếp loại cán bộ nhân viên. Nội dung kiểm tra, giám sát sau khi cho vay cũng được đầy đủ hơn như kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh chung của khách hàng, kiểm tra doanh thu, chi phí, nợ phải thu, phải trả, kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo, kiểm tra các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn,... Với sự hỗ trợ ngày càng nhiều hơn các kênh thu thập thông tin, dữ liệu của khách hàng vay, công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay ngày càng thực chất và có hiệu quả hơn.

2.3.1.6 Khả năng phân tán rủi ro

Kết quả thực hiện mục tiêu phân tán rủi ro ba năm qua, như đã phân tích ở các phần trên, đó là giảm tỷ trọng cho vay bất động sản, tàu biển,.. .mở rộng cho vay đa dạng các ngành nghề, tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển, cho vay thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng, mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, tiểu thương, khách hàng ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng ngắn hạn, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, cho vay đồng tài trợ các dự án lớn,...

tởn dụng, quy trỡnh thu hồi nợ được ban hành chi tiết

Quy trỡnh thẩm định rủi ro tín dụng, quy trỡnh giỏm sỏt rủi ro tớn dụng, quy trỡnh thu hồi nợ được ban hành chi tiết, cụ thể đó trỏnh được những yếu tố chủ quan. Việc tuân thủ nghiêm túc đúng quy trỡnh đó hạn chế được nhiều rủi ro đối với những khoản tín dụng được phê duyệt trong thời gian gần đây.

2.3.1.8 Chất lượng tín dụng

Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao, mặc dù tài sản bảo đảm không phải là điều kiện tiên quyết để quyết định việc cho vay hay không đối với một khoản vay, nhưng trong quản lý tín dụng, nếu các khoản vay được bảo đảm bằng các tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh bên thứ ba của khách hàng thì khoản vay sẽ an toàn hơn, một mặt đảm bảo cho ngân hàng có cơ sở để có nguồn thu nợ nếu có rủi ro xảy ra, mặt khác thể hiện thiện chí và quyết tâm của khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để tránh bị phải phát mại tài sản của mình để thu nợ. Do đó, trong thời gian qua, SeABank đã không ngừng nổ lực nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm, duy trì tỷ trọng cho vay có bảo đảm luôn ở trên mức 90%. Đồng thời, SeABank luôn chú trọng công tác nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm bằng cách hoàn thiện toàn bộ hồ sơ để có tính pháp lý cao nhất bảo đảm quyền tối ưu cho ngân hàng khi phát mại tài sản và định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm.

Các khoản vay được thẩm định qua Khối quản lý rủi ro khụngphỏt sinh nợ quỏ hạn nhiều, chủ yếu dư nợ quá hạn là của các khoản vay cũ. Từ khi khối quản lý rủi ro được thành lập và đi vào hoạt động, quy trình cấp tín dụng được quy định chặt chẽ hơn thì tỷ lệ phát sinh nợ quá hạn đã giảm đi đáng kể. Các khoản nợ khó đòi, nợ có vấn đề chủ yếu là các khoản vay phát sinh từ thời điểm 2005-2008.

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w