ngoại bảng
- Trước hết, SeABank cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng tiếp tục phát sinh như tuyệt đối tuân thủ các quy định khi thẩm định, chặt chẽ trước khi cấp khoản tín dụng mới, đặc biệt chú trọng đến tính pháp lý và khả năng phát mại của tài sản đảm bảo, dự báo dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.
- Đối với các doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tính đến 31/12/2010, ngoài biện pháp tận dụng các nguồn thu để giảm dần dư nợ vay, SeABank cần tăng cường kiểm tra kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư, khách hàng hiện còn công nợ với các doanh nghiệp trên để phối hợp hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ vay.
- SeABank cần phải tăng cường công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay chi tiết đến từng khách hàng, từng món vay kết hợp đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Đặc biệt qua đó phân tích chính xác những nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ quá hạn, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng.
Ngoài ra, SeABank cần có biện pháp giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng khống chế tỷ lệ nợ quá hạn đến từng đối tượng cụ thể, coi đó là một trong những tiêu thức để bình bầu thi đua hàng quý, phân phối quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao hàng năm đối với các đơn vị cơ sở (chi nhánh khu vực, các phòng tại hội sở chính) phải xây dựng được phương án thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng cho từng thời kỳ, thời điểm, giao chỉ tiêu, quyết toán chỉ tiêu này đến từng cán bộ tín dụng, có cơ chế khen thưởng kịp thời cho những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý thích đáng những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn.