Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 113)

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra, SeABank cần tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của thống đốc NHNN và các công văn hướng dẫn của ngân hàng. Hàng quý trên cơ sở việc phân nhóm khách hàng, bộ phận thẩm định và giám sát rủi ro

phối hợp với bộ phận kế toán tiến hành phân loại nợ, tính toán và trích lập qũy dự phòng rủi ro đúng chế độ. Cụ thể:

SeABank thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được SeABank đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ được SeABank đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn, các khoản nợ này được SeABank đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ được SeABank đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ được SeABank đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Sau khi phân loại theo năm nhóm nợ như trên, SeABank cần phải trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ này như sau:

Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50%

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức: R = max {0, (A - C)} x r

Trong đò:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản đảm bảo (được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được quy định với giá trị thị trường của vàng; mệnh giá của giấy tờ có giá; giá trị thị trường của chứng khoán; giá trị của tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính)

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Ngoài dự phòng cụ thể, SeABank cần phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

3.2.8 áp dụng các công cụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để lượng hóa mức độ RRTD

Trên cơ sở mô hình hoạt động mới đã được chuyển đổi, tiến hành áp dụng các công cụ, mô hình dựa trên nền công nghệ hiện đại giúp các nhà quản trị ngân hàng lượng hóa mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác hơn nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu. Hơn nữa, các công cụ phân tích, dự báo và đo lường được rủi ro trong tương lai theo từng ngành, lĩnh vực, khách hàng và sản phẩm là điều hết sức quan trọng đòi hỏi các NHTM nói chung và SeABank nói riêng phải tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng, như mô hình 6C để phân tích RRTD dưới đây:

(1) Capacity (Năng lực người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tiêu chí này nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng, đảm bảo ngân hàng được bảo vệ trước pháp luật. Ngoài ra, nếu khi bên đi vay là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần xác định thêm tính chất hợp pháp của người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp, hoặc là chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân) hoặc là người được ủy quyền hợp pháp.

(2) Character (Tư cách người vay): Cán bộ tín dụng phải có cơ sở rõ ràng về mục đích sử dụng vốn vay của người đi vay. Phải kiểm tra tính trung thực, uy tín và thái độ thiện chí của người đi vay. Bên cạnh đó, cũng cần xác định sự phù hợp của mục đích vay với chính sách tín dụng hiện hành. Tiêu chí này đưa ra nhằm hạn chế khả năng xảy ra RRTD do tư cách đạo đức của người vay.

(3) Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chí này tập trung vào trả lời câu hỏi: Người vay có đủ khả năng tạo tiền để trả nợ ngân hàng? Nguồn thu nhập của người vay để đảm bảo khả năng trả nợ gồm có: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay từ doanh thu bán hàng; nguồn thu khác từ hoạt động đầu tư hoặc bán, thanh lý tài sản cố định; hoặc là nguồn thu từ khấu hao tài sản cố định... Hay nói cách khác, bất cứ hoạt động nào tạo thành luồng tiền vào doanh nghiệp đều có khả năng được tính vào nguồn tiền trả nợ. Tuy nhiên, ngân hàng khi đánh giá thường chú trọng vào nguồn tiền có tính ổn định cao của doanh nghiệp.

(4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): Xét về khía cạnh này chỉ khi nào người vay chưa có đủ tín nhiệm với ngân hàng thì ngân hàng mới áp dụng. Tuy nhiên, do một số tính năng của tài sản bảo đảm (ràng buộc khách hàng phải trả nợ ngân hàng, và sẽ là nguồn thu cuối cùng cho ngân hàng khi có rủi

ro xảy ra) mà hầu hết các khoản cho vay đều được ngân hàng yêu cầu có đảm bảo. Các hình thức bảo đảm tiền vay thường là cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, thậm chí là các khoản phải thu của khách hàng vay vốn. Trong quá trình đánh giá tài sản đảm bảo, ngân hàng cần chú ý xác định tính pháp lý rõ ràng của tài sản để đảm bảo không có tranh chấp pháp lý khi phát mại; xem xét đến thị trường tiêu thụ của tài sản (hay tính thanh khoản của tài sản), sự tăng giảm giá trị của tài sản khi có sự biến động của thị trường...

(5) Conditions (Các điều kiện): ngân hàng cần xem xét trên các khía cạnh khác để có quyết định cho vay đúng đắn, như đánh giá về môi trường kinh tế xã hội trong và ngoài nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng và sự ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.

(6) Control (Kiểm soát): Theo đó, ngân hàng sẽ tập trung vào các vấn đề cũng như những thay đổi trong quy định của pháp luật và quy chế có ảnh hưởng như thế nào đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng và nhà quản lý về chất lượng tín dụng chưa?

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 113)