Tiếp tục cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 105)

Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình ngày càng hoàn thiện, việc phân loại, xếp hạng và các chính sách tín dụng đối với khách hàng ngày càng chính xác, đầy đủ, SeABank cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để có sự phản ánh và đánh giá đầy đủ, chính xác hơn kết quả chấm điểm từng khách hàng.

- Mở rộng, chi tiết thêm các ngành nghề cho vay: Mỗi ngành nghề, lĩnh vực được xác định các khoảng điểm của mỗi chỉ tiêu. Nếu việc mở rộng thêm, chi tiết thêm các ngành nghề, lĩnh vực thì việc đánh giá sẽ chính xác hơn. Chẳng hạn, nếu chỉ có một bộ chỉ tiêu chấm điểm cho ngành công nghiệp thì việc đánh giá không thể chính xác được, mà chi tiết thêm trong ngành công nghiệp thành các ngành như: cơ khí, thủy điện, nhiệt điện, chế biến, khai thác mỏ, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng công nghiệp,...

- Điều chỉnh, bổ sung chính sách tín dụng đối với từng loại khách hàng: Trong mỗi giai đoạn phát triển trên cơ sở định hướng về hoạt động tín dụng như thị trường cần hướng tới, nhóm khách hàng cần hướng tới, các mục tiêu QLRRTD,... để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách tín dụng đối với từng nhóm, loại khách hàng. Một chính sách tín dụng cố định và kéo dài sẽ không phù hợp và trở nên lạc hậu đối với từng giai đoạn phát triển.

- Thường xuyên rà soát các mức điểm, khoảng điểm phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, của từng giai đoạn phát triển kinh tế, của từng vùng, khu vực. Việc này nhằm ngày càng hoàn thiện và phù hợp với sự vận động, thay đổi, phát triển liên tục của nền kinh tế nói chung và của thị trường tín dụng nói riêng.

- Tin học hóa chương trình tính điểm, xếp hạng và báo cáo kết quả xếp hạng, nâng cấp thêm các chức năng quản lý cho Chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là bộ chỉ tiêu chấm điểm hết sức phức tạp, nhiều biến đầu vào cũng như kết quả đầu ra, khối lượng khách hàng rất lớn. Do đó, nếu không có sự hỗ trợ tính toán từ chương trình tin học thì rất khó thực hiện đảm bảo thời gian cũng như độ chính xác. Vì vậy, cần phải có chương trình máy tính, tổng hợp điểm và ngày càng hoàn thiện chương trình để hỗ trợ cho công tác quản trị RRTD.

3.2.3 Thường xuyên kiểm tra đánh giá tài sản đảm bảo theo giá trị, hiệnvật ở thời điểm hiện tại, yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w