Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, thẩm định

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 118)

thẩm

định

Đây là giải pháp cơ bản cấp bách và lâu dài đối với SeABank. Giải pháp này cấp bách bởi vì tất cả các giải pháp trên có được thực hiện hay không là tùy thuộc và phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng. Giải pháp này cơ bản và lâu dài vì đây là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của SeABank.

Để hạn chế tới mức thấp nhất về rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng, thẩm định, SeABank cần gắn trách nhiệm và quyền lợi cho từng cán bộ.

Việc chuẩn hoá cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định là hết sức cần thiết: hiện nay hoạt động tín dụng đưa lại trên 90% lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và phải đưa ra được một số tiêu chuẩn như:

- Phải được đào tạo tại các trường đại học có uy tín, đúng chuyên ngành.

- Có khả năng ngoại ngữ, tin học để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong khâu tính toán, thẩm định dự án.

- Phẩm chất đạo đức tốt là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

- Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng

và ngân hàng hiểu nhau hơn, tư vấn cho khách hàng trong khâu lựa chon và phân tích thị trường dự án đầu tư.

- Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, vì vậy SeABank phải thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ mời các chuyên gia hoặc những người lành nghề trong các lĩnh vực như: giao thông thuỷ lợi, thợ bậc cao lành nghề đến giảng dạy.

- SeABank phải xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng một cách có hiệu quả như: khuyến khích những cán bộ đang công tác tiếp tục đi học cao học, tiến sỹ trong và ngoài nước, nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong thời gian sắp tới.

- SeABank cần khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định: Hiện nay chính sách tiền lương của SeABank nói chung chưa gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm, do đó để nâng cao chất lượng và hiệu quả, gắn trách nhiệm với công việc cần đưa ra chính sách lương thưởng hợp lý.

3.3 kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về tài sản bảo đảm

Trong một thời gian dài khung pháp lý về hoạt động thế chấp, cầm cố nói chung và thế chấp cầm cố trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu quy định hoặc mâu thuẫn quy định giữa các ngành, các cấp. Từ đó, dẫn đến nhiều tồn tại và tranh cãi về tính pháp lý của hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, về quá trình xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, trách nhiệm của các bên như thế nào,... Vì vậy, đề nghị Chính phủ ban hành các quy định cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản bảo đảm, quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình xử lý. Có những

cơ chế khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1 Hoàn thiện và thống nhất hệ thống tiêu chuẩn QLRRTD đối với NHTM

NHNN đã có các quy định về an toàn đối với các tổ chức tín dụng như quy định về các tỷ lệ an toàn theo Quyết định 457/QĐ-NHNN, an toàn trong kinh doanh ngoại hối, quy định về tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán,... tuy nhiên, so với thông lệ và chuẩn mực quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam thì hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn về an toàn trong hoạt động NHTM hiện nay của NHNN còn thiếu, một số chỉ tiêu không sát với thực tế, ban hành có tính chất điều chỉnh trong ngắn hạn và chậm cập nhật những thay đối, chuyển biến mới của tình hình thực tế thị trường. Do đó, NHNN cần có đề án để hoàn thiện và thống nhất hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn để quản lý rủi ro hoạt động NHTM, bảo đảm tiến dần phù hợp với thông lệ quốc tế và sát với thực tế nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn có thể được ban hành theo hai hình thức là hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn quy định bắt buộc phải thực hiện và các chuẩn mực chung có tính chất tham khảo, khuyến khích và hướng tới.

3.3.2.2 Xử lý vướng mắc trong quá trình phát mại xử lý nợ

Để hỗ trợ các NHTM trong việc quản lý, thu hồi và xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, đề nghị NHNN và các Bộ, Ngành liên quan có hướng dẫn cụ thể và tháo gỡ những vướng mắc cụ thể về trình tự, thủ tục trách nhiệm của tổ chức tín dụng, của cơ quan công an, của chính quyền cơ sở, của sở tài nguyên môi trường... trong quá trình xử lý nợ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hoá từng công việc trong quá trình thi hành án. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát

mại, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản, khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.

3.3.2.3 Cải tiến và nâng cao năng lực đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát của Nhà nước đối với NHTM

Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng là biện pháp để các NHTM thực hiện có trách nhiệm và nghiêm túc hơn trong công tác QLRRTD tại đơn vị mình.

3.3.2.4 Nâng cao số lượng, chất lượng nguồn tin cung cấp cho các NHTM

Công tác thẩm định, xét duyệt cho vay quyết định rất lớn đến hiệu quả QLRRTD của NHTM. Để nâng cao năng thẩm định, quyết định cho vay chính xác, tránh được tối đa RRTD có thể xảy ra, ngoài các nhân tố khác, một nhân tố rất quan trọng là công tác thu thập, tìm kiếm thông tin về khách hàng cũng như các thông tin liên quan khác đến khoản vay. Một trông những kênh thông tin quan trọng, cần thiết mà các NHTM đang sử dụng hiện nay, đặc biệt đối với khách hàng mới hoặc khách hàng lớn quan hệ với nhiều khách hàng, đó là hỏi tin qua Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC).

Để làm tốt vai trò quản lý Nhà nước và cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro cho các tổ chức tín dụng, đòi hỏi NHNN phải có hệ thống thông tin chính xác và kịp thời. Trung tâm thông tin TD chịu trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về các doanh nghiệp, tình hình kinh tế trong và ngoài nước cho các NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Hiện nay, chất lượng thông tin chưa tốt, thông tin đôi khi còn thiếu sự chính xác, thiếu tính thời sự và chưa thể đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của các NHTM. Bên cạnh đó, ý thức của một số NHTM trong việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo chưa tốt nên khi thực hiện cho vay khách hàng, NHTM không cung cấp kịp thời về CIC . Nhà nước chưa có quy

định về phạm vi, mức độ cung cấp thông tin nên CIC gặp khó khăn trong quá trình cung cấp thông tin đặc biệt là khi trao đổi thông tin với nước ngoài.

Vì vậy, NHNN cần tiếp tục nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), xây dựng CIC thành một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân độc lập, có các chi nhánh trực thuộc đặt tại những địa bàn quan trọng phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin. Củng cố phát triển trung tâm thông tin tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin về khách hàng, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế chính xác, đầy đủ, kịp thời. Yêu cầu mọi NHTM đều phải tham gia cung cấp và tiếp nhận thông tin với trung tâm thông tin tín dụng.

3.3.2.5 Phát triển thị trường mua bán nợ trong nước

Hoạt động mua bán nợ trong hệ thống các tổ chức tín dụng là hoạt động góp phần rất lớn vào công tác nâng cao hiệu quả QLRRTD của các NHTM. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động mua bán nợ còn khác mới mẻ, một số NHTM đã thành lập công ty mua bán nợ nhưng hoạt động cầm chừng, chỉ mua lại một số khoản nợ trong nội bộ ngân hàng, quá trình hoạt động, xử lý, mua bán các khoản nợ gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm cũng như các quy định, hướng dẫn cụ thể của Nhà nước, thị trường mua bán nợ chưa hình thành. Vì vậy, đề nghị NHNN cần tìm hiểu kinh nghiệm về hoạt động này ở một số nước ngoài và sớm ban hành những quy định, những hướng dẫn cụ thể về hoạt động mua bán nợ. Đồng thời, với chức năng quản lý Nhà nước, NHNN cần chủ động tạo lập được thị trường mua bán nợ trong nước đi vào hoạt động.

KeT LUậN

Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, ngày càng phát triển gần đến các thông lệ quốc tế nếu như muốn tồn tại và phát triển bền vững.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tại một số nước và bài học đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Luận văn nghiên cứu tống quát về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam á, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng quản lý rủi ro tín dụng, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dấn đến những tồn tại trong hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

- Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam á. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN Việt Nam.

Hy vọng rằng qua luận văn này những phân tích, phân tích tổng hợp đánh giá về lý luận thực tiễn cũng như kiến nghị, đề xuất của tác giả luận án có thể đóng góp một phần, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam á nói riêng và vận dụng vào các Ngân hàng thương mại khác nói chung.

Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện Luận văn, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến Tiến sỹ Đào Minh Tú- Phó Thống đốc NHNN, người hướng dẫn khoa học, các thầy cô giáo tại Học Viện Ngân hàng, cùng các bạn đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đông Nam á đã góp ý động viên giúp đỡ.

Tài LlệU THAM KHảO

1. David Cook (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

2. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Chương 6, tr. 309-346.

3. Phạn Thị Thu Hà (2007 ), NHTM quản trị, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Chương 5, 6, tr. 93-149.

4. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Chương 7, 8, tr. 193-258

5. David Begg Stanley Fischer Rudiger Dornbusch (1992 ), Kinh tế học tập 1,2, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

6. Fredics Mishkin (1994 ), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

7. NHNN, Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001, về việc ban hành Quy chế cho vay của các TCTD.

8. NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005, v/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR trong hoạt động NH của các TCTD

9. NHNN, Quyết định 457/2005/QĐ - NHNN ngày 19/04/2005, về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD"

10. Nguyễn Đào Tố, "Xây dựng mô hình quản trị RRTD từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu", Tạp chí NH Số 5/2008.

11. Đặng Hữu Mẫn, "Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và những kiến

nghị đối với Việt Nam", Tạp chí khoa học và công nghệ, Số 4(27) 2008.

12. Tạp chí Kinh tế phát triển, "Hệ thống ngân hàng một số nước châu á, những bài học kinh nghiệm".

13. Quốc Hội, Luật các TCTD số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004.

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w