2.3.2.1 Chậm thay đổi tổ chức và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng khi triển khai mô hình mới hiện đại
Mô hình quản lý tín dụng truyền thống tại Việt Nam đã và đang áp dụng trong một thời gian dài ở các NHTM hiện nay là quản lý tín dụng tập trung vào một đầu mối, tức là tất các các khâu trong quá trình tín dụng từ tìm kiếm thị trường, tiếp xúc khách hàng, thẩm định cho vay, thẩm định tài sản đảm bảo, đề xuất cho vay, quản lý giải ngân, quản lý nợ xấu, xử lý nợ,.... đều do một phòng hay bộ phận tín dụng trong ngân hàng thực hiện. Phân cấp trách nhiệm theo các cấp: Cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng và giám đốc ngân hàng. Mỗi chi nhánh NHTM như một ngân hàng độc lập, tự cho vay và chịu trách nhiệm, tính định hướng chỉ đạo, hỗ trợ từ Hội sở chính trong quá trình thẩm định xét duyệt cho vay rất hạn chế.
Từ mô hình cũ ở trên, SeABank đã và đang thực hiện chuyển đổi sang mô hình quản lý tín dụng hiện đại. Khi triển khai mô hình mới, sự phân tách bộ phận quan hệ KH, QLRRTD; quản trị và hỗ trợ hoạt động đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa các khối trong tác nghiệp. Bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận quản trị hỗ trợ hoạt động trực thuộc chi nhánh; còn bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trực thuộc Hội sở. Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng chưa thật rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trong điều kiện hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến. Sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tín dụng cũng như khả năng tiếp cận khách hàng và cung cấp thông tin cần thiết của bộ phận quan hệ khách hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu chính xác và giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, do đó, những lo ngại của bộ phận QLRRTD trong các quyết định rủi ro gia tăng.
1 Nợ nhúm I 6,798.75 91.38% 8,826.7 9 91.86% 19,564.63 95.83% 17.762,92 90,86% 2 Nợ nhúm II 487.02 6.55 % 601.72 6.26% 479.92 2.35 % 1.243,6 5 6,36 %
Quá trình liên kết này đang gặp phải những khó khăn, trở ngại và còn một chặng đường dài nữa mới đạt được một mô hình quản trị RRTD hiện đại theo đúng nghĩa. Trước hết, khó khăn lớn nhất xuất phát từ yếu tố con người bởi sự thay đổi mô hình tổ chức đã ảnh hưởng đến quyền hạn của các cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Thật khó khăn khi phải thay đổi, phải tiếp nhận cái mới, đặc biệt khi mà sự thay đổi đó ảnh hưởng đến quyền lực mà trước đây người ta có được. Giờ đây, một quyết định tín dụng không phụ thuộc vào một cá nhân mà là sự đồng thuận của các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp. Đây là một lực cản không nhỏ trong quá trình triển khai mô hình này trên thực tế.
Khó khăn thứ hai có thể kể đến là môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Quy trình cấp tín dụng mới lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng (để đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.
2.3.2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa phản ánh đúng thực tế khách hàng
Mục tiêu cơ bản của việc xếp hạng tín dụng nội bộ là nhằm thực hiện việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô hiện tại của ngân hàng. Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình doanh nghiệp cơ bản khác nhau nhằm đánh giá các rủi ro liên quan tới khách hàng vay.
Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ sẽ giúp cán bộ tín dụng, Phòng thẩm định, Hội đồng tín dụng, Ban lãnh đạo ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xét duyệt dự án đầu tư, đánh giá, phân tích, thẩm định và phê duyệt hoặc từ chối các đơn xin vay của khách hàng.
Trên cơ sở hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ ngân hàng có thể tính toán được xác suất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố, tỷ lệ thu hồi đến từng loại khoản vay, mức độ tốn thất, từ đó xác định được mức giá khác nhau đối với mỗi khách hàng và áp dụng các biện pháp đo lường, quản trị rủi ro.
Mặc dù SeABank đã tiến hành xây dựng tiêu chí xếp hạng với hai loại chỉ tiêu gồm: chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính. Tuy nhiên trong quá trình tác nghiệp một số cán bộ tín dụng trong quá trình chấm điểm khách hàng đặc biệt là dựa vào chỉ tiêu phi tài chính vẫn mang tính chủ quan, võ đoán thiếu chính xác nên khi xếp loại chưa phản ánh đúng thực tế doanh nghiệp.
5 Nợ nhúm V Ị 16.28 Ị 0.22% Ị 86.49 Ị 0.90% Ị 220.50 Ị 1.08% Ị 206,56 Ị 1,06%
Nợ xấu (nhóm 3- nhóm 5) tăng nhanh qua các năm. Nợ xấu năm 2008 là 154,3 tỷ đồng; năm 2009 là 180,74 tỷ đồng; năm 2010 là 372,46 tỷ đồng; năm 2011 tăng lên là 544,27 tỷ đồng. Trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) năm 2011 là 206,56 tỷ đồng, tăng 139% so với năm 2009, chiếm 1,06% tổng dư nợ. Đây là một con số cao và là một thách thức đòi hỏi sự nỗ lực lớn đối với công tác thu hồi nợ của SeABank.
Nợ xấu tăng cao có thể coi là điều không thể tránh khỏi bởi bất ổn kinh tế và lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân. Báo cáo tài chính cho thấy những món nợ xấu tăng bất thường cùng với những khoản trích dự phòng tăng khá nhiều (gấp đôi) so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nợ xấu của hệ thống ngân hàng là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng trong những năm qua, cộng với cơn sốt cho vay bất động sản, chứng khoán ồ ạt trong thời kỳ 2006- 2007. Mặc dù trong những năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước thường xuyên yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải hạn chế tăng trưởng tín dụng không quá cao nhưng thực tế tăng trưởng vẫn trên 20%; năm 2007 tăng trưởng tín dụng tới 51,39%, năm 2009 là 37,7%, năm 2010 là 29,8%...
Việc giải quyết nợ xấu dựa vào tài sản đảm bảo hiện cũng rất khó khăn bởi dù đã siết tài sản thế chấp nhưng chất lượng các tài sản này cũng xấu đi nhiều. Bất động sản đóng băng vì thị trường không có, máy móc mua 100 đồng nay chỉ bán được vài đồng, đầu tư mất giá, Việc thanh lý nợ xấu không phải chỉ một sớm một chiều, nhất là khi đòi hỏi tái cơ cấu ngân hàng ngày càng mạnh mẽ để đem lại một hệ thống tài chính khỏe mạnh hơn.
Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hà ng. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế. Và trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay của ngân hàng, ngân hàng không kiểm soát trực tiếp được các hoạt động của nhiều yếu tố kh ách quan, chủ quan dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Vì vậy, một khoản vay dù dược đánh giá tốt nhưng vẫn hàm chứa một mức độ rủi ro nhất định nằm ngoài khả năng phân tích và giám sát của ngân hàng.
Như vậy, để tránh rủi ro xảy ra cho hoạt động cho vay, các ngân hàng thường quan tâm đến vấn đề bảo đảm tiền vay. Tuy bảo đảm tiền vay không phải là mục đích quan trọng nhất của ngân hàng khi ra quyết định cho vay nhưng nó có thể hạn chế được một phần nào rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng thì những tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng. Trong trường hợp đó, để thu hồi được nợ đầy đủ nhất thì ngân hàng phải thực hiện tốt công tác quản lý tài sản đảm bảo.
Tuy nhiện, hiện nay công tác quản lý tài sản đảm bảo tại SeABank vẫn chưa thực sự sát sao. Đối với tài sản đảm bảo là hàng hóa, máy móc, dây chuyền thiết bị nhà xưởng, cán bộ quản lý khoản vay chưa thường xuyên kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, giảm giá trị. Việc định giá lại đối với tài sản đảm bảo không được diễn ra định kỳ theo đúng quy định. Đặc biệt, đối với tài sản đảm bảo là ô tô hình thành từ vốn vay, vẫn còn
trường hợp một số chi nhánh chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý: sau khi ký hợp đồng thế chấp song phương, giải ngân tiền vay, nhập kho đăng ký xe, khách hàng sử dụng tài sản nhưng chi nhánh và khách hàng không hoàn thiện thủ tục ký hợp đồng thế chấp qua công chứng, điều này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
2.3.2.5 Quản lý thu hồi nợ vẫn còn những bất cập
Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc tìm kiếm được khách hàng để cho vay đã khó, công tác thu hồi nợ tồn đọng lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Đối với SeABank, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề vì các khoản nợ tồn đọng từ năm 2005-2007 khá cao. Nhiều khoản vay được coi là chưa đến hạn cũng tiềm ẩn rủi ro lớn, khó có khả năng thu hồi. Công tác quản lý thu hồi nợ tại SeABank hiện nay vẫn còn những bất cập sau:
- Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay tại SeABank hiện nay vẫn chưa được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ theo đúng quy định. Việc dự phòng khả năng xảy ra rủi ro để đưa ra các biện pháp ngăn chặn nợ quá hạn vẫn chưa hiệu quả.
- Chưa thực hiện việc gửi thông báo nợ hàng tháng đến cơ quan chính quyền địa phương, chưa tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc xử lý giải quyết các khoản nợ khó đòi, tồn đọng kéo dài.
- Chưa thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt và kịp thời trong việc xử lý, giải quyết nợ tồn đọng khó đòi. Chưa có kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu theo tháng, quý, năm cho từng Cán bộ tín dụng có nợ tồn đọng khó đòi và các bộ phận liên quan. Chưa có chế tài khen thưởng kịp thời và xử phạt nghiêm minh đối với các chi nhánh không triển khai thúc đẩy thu hồi nợ quá hạn tích cực.
- Chưa có lộ trình thu hồi nợ hợp lý với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao. Các biện pháp thu nợ chủ yếu áp dụng vẫn là đôn đốc trả nợ và đàm phán thương mại. Biện pháp xử lý tài sản đảm bảo và khởi kiện không sử dụng nhiều do xử lý tài sản đảm bảo thường gặp vấn đề tranh chấp giữa các bên bảo lãnh, thế chấp còn biện pháp khởi kiện chỉ được dùng như là biện pháp cuối cùng khi không còn biện pháp thu nợ hiệu quả nào do quá trình khởi kiện thường mất nhiều thời gian tham gia từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất các thủ tục tố tụng để thu hồi nợ. Hơn nữa, việc giải quyết thu hồi nợ dựa vào tài sản đảm bảo hiện cũng rất khó khăn bởi chất lượng các tài sản đa phần là xấu đi nhiều. Thị trường bất động sản thì đóng băng, động sản thì mất giá,
2.3.2.6 Hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro chưa cao
Cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro tại SeABank đa phần là những cán bộ trẻ, tốt nghiệp đại học chính quy, đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng, có khả năng ngoại ngữ, tin học và kiến thức ngân hàng. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ trẻ này còn thiếu kinh nghiệm thực tế, hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp. Hơn nữa, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro nói riêng tại SeABank hiện nay chưa được áp dụng một cách quy củ, bài bản.
Hoạt động tín dụng truyền thống đã kéo dài nhiều năm từ trước đến nay đã ăn sâu vào tâm lý, thói quen và kỹ năng của những người làm công tác tín dụng như cán bộ tín dụng, lãnh đạo, trưởng, phó phòng tín dụng. Do đó, sự chuyển đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý RRTD được thay đổi theo các khối, các bộ phận chức năng sẽ tạo ra những khó khăn, bở ngỡ ban đầu cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Tuy nhiên, SeABank chưa có những kế
hoạch đào tạo, tập huấn cho các chi nhánh nhằm mục đích thay đổi tâm lý, thói quen và kỹ năng của cán bộ để thực hiện theo mô hình mới. Qua đó, cũng hướng dẫn cụ thể và phân định rõ vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của từng phòng, ban, bộ phận và từng vị trí công việc trong cơ cấu tổ chức mới của bộ máy quản lý RRTD toàn hệ thống và tại các chi nhánh.
2.3.2.7 Chưa có các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả
Tại SeABank hiện nay chưa có quy trình dự báo sớm rủi ro tín dụng để có biện pháp phòng ngừa hoặc khi ngân hàng có nghi ngờ xảy ra rủi ro tín dụng cũng không có các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Hầu hết là các khoản vay khi phát sinh nợ quá hạn thì mới sử dụng các biện pháp để thu hồi nợ truyền thống như đôn đốc thu hồi nợ, đàm phán thương mại, xử lý tài sản đảm bảo và khởi kiện. Đối với các NHTM Việt Nam nói chung và SeABank nói riêng, hiện nay gần như chưa sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa RRTD. Vì vậy, ngoài các phương pháp, giải pháp truyền thống, SeABank cần nghiên cứu và áp dụng ngay khi có các tổ chức kinh doanh các công cụ phái sinh trên thị trường Việt Nam nhằm góp phần hạn chế RRTD, nâng cao năng lực tài chính.
2.3.2.8 Một số cơ cấu tín dụng chuyển dịch chậm theo hướng tích cực
Do thực tế quá trình hoạt động, một số cơ cấu tín dụng chuyển dịch kém bền vững và chậm theo định hướng tích cực:
- Tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng