Giải pháp nâng cao hiệu quả QLRRTD tại seabank

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101)

3.2.1 áp dụng chuyển đổi mô hình QLRRTD hiện đại

Trên cơ sở những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và đặc thù hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, SeABank áp dụng mô hình QLRRTD hiện đại phải thông qua việc thực hiện các giải pháp về phân công và hiệp tác trong hoạt động tín dụng để nâng cao hiệu quả QLRRTD. Việc thực hiện phân công giữa các giữa các khâu, các bộ phận để thực hiện chức năng ở từng bộ phận và giữa các cấp để thực hiện chức năng ở từng cấp trong hoạt động tín dụng ở SeABank phải có những quy định cụ thể về quyền hạn và nhiệm vụ ở từng khâu, từng cấp. Phân công, phân cấp trong hoạt động tín dụng là để phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo ở từng khâu, từng cấp trong hoạt động tín dụng của SeABank. Song, phân công phải gắn

liền với hiệp tác giữa các khâu trong hoạt động tín dụng; phân cấp, phân quyền cho các Chi nhánh trong hoạt động tín dụng phải đảm bảo sự quản lý điều hành tập trung thống nhất từ một trung tâm - Hội sở. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm cụ thể và sản phẩm của từng khâu hiệp tác với các khâu khác trong hoạt động tín dụng là giải pháp cơ bản và cấp thiết hiện nay để nâng cao hiệu quả QLRRTD ở SeABank.

- SeABank cần thực hiện phân công thành ba khâu để thực hiện chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, QLRRTD và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai) sẽ do bộ phận QLRRTD thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ thương mại). Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch (được hiểu theo nghĩa xem xét từng lần vay cụ thể), tùy theo mức độ phức tạp và/hoặc giới hạn tín dụng được xác định, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những doanh nghiệp có dư nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao). Cách thức này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tín dụng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Trên cơ sở sự phân tách trên, bộ phận quan hệ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận QLRRTD, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của tín dụng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay). Bộ phận QLRRTD thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay,

kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân Như vậy, quá trình đánh giá RRTD được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả QLRRTD, khắc phục được tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.

- SeABank phải có chính sách phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, QLRRTD và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu RRTD được nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng), các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị RRTD đã đề ra, phù hợp với đặc thù cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đó đề ra.

- SeABank phải xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình QLRRTD hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận QLRRTD. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ và/hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận QLRRTD phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn.

Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận QLRRTD trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan.

3.2.2 Tiếp tục cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình ngày càng hoàn thiện, việc phân loại, xếp hạng và các chính sách tín dụng đối với khách hàng ngày càng chính xác, đầy đủ, SeABank cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để có sự phản ánh và đánh giá đầy đủ, chính xác hơn kết quả chấm điểm từng khách hàng.

- Mở rộng, chi tiết thêm các ngành nghề cho vay: Mỗi ngành nghề, lĩnh vực được xác định các khoảng điểm của mỗi chỉ tiêu. Nếu việc mở rộng thêm, chi tiết thêm các ngành nghề, lĩnh vực thì việc đánh giá sẽ chính xác hơn. Chẳng hạn, nếu chỉ có một bộ chỉ tiêu chấm điểm cho ngành công nghiệp thì việc đánh giá không thể chính xác được, mà chi tiết thêm trong ngành công nghiệp thành các ngành như: cơ khí, thủy điện, nhiệt điện, chế biến, khai thác mỏ, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng công nghiệp,...

- Điều chỉnh, bổ sung chính sách tín dụng đối với từng loại khách hàng: Trong mỗi giai đoạn phát triển trên cơ sở định hướng về hoạt động tín dụng như thị trường cần hướng tới, nhóm khách hàng cần hướng tới, các mục tiêu QLRRTD,... để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách tín dụng đối với từng nhóm, loại khách hàng. Một chính sách tín dụng cố định và kéo dài sẽ không phù hợp và trở nên lạc hậu đối với từng giai đoạn phát triển.

- Thường xuyên rà soát các mức điểm, khoảng điểm phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, của từng giai đoạn phát triển kinh tế, của từng vùng, khu vực. Việc này nhằm ngày càng hoàn thiện và phù hợp với sự vận động, thay đổi, phát triển liên tục của nền kinh tế nói chung và của thị trường tín dụng nói riêng.

- Tin học hóa chương trình tính điểm, xếp hạng và báo cáo kết quả xếp hạng, nâng cấp thêm các chức năng quản lý cho Chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là bộ chỉ tiêu chấm điểm hết sức phức tạp, nhiều biến đầu vào cũng như kết quả đầu ra, khối lượng khách hàng rất lớn. Do đó, nếu không có sự hỗ trợ tính toán từ chương trình tin học thì rất khó thực hiện đảm bảo thời gian cũng như độ chính xác. Vì vậy, cần phải có chương trình máy tính, tổng hợp điểm và ngày càng hoàn thiện chương trình để hỗ trợ cho công tác quản trị RRTD.

3.2.3 Thường xuyên kiểm tra đánh giá tài sản đảm bảo theo giá trị, hiệnvật ở thời điểm hiện tại, yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay vật ở thời điểm hiện tại, yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay

Đối với tài sản đảm bảo (kể cả tài sản của người bảo lãnh bên thứ ba) là máy móc thiết bị nhà xưởng... cán bộ SeABank phải thường xuyên kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản mục đích sử dụng có thay đổi không? Tình hình khai thác công năng, hoa lợi? Những biến động về giá trị tài sản đảm bảo do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản. Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh bên thứ ba, cán bộ tín dụng SeABank phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.

Ngay khi xác định khoản vay có nguy cơ phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, SeABank phải tìm cách để tăng thêm tài sản thế chấp cầm cố, các báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp phải đượckiểm tra kỹ để xác định có thể bổ sung thêm tài sản thế chấp cầm cố (thậm chí yêu cầu các thành viên là lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa tài sản cá nhân vào thế chấp cầm cố bảo đảm nợ vay cho doanh nghiệp ). Cần xác định tài sản thế chấp cầm cố đó có thể bán được hoặc chuyển đổi ngay sang tiền mặt mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của con nợ.

3.2.4 Hoàn thiện quá trình xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, nợ hạch toánngoại bảng ngoại bảng

- Trước hết, SeABank cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng tiếp tục phát sinh như tuyệt đối tuân thủ các quy định khi thẩm định, chặt chẽ trước khi cấp khoản tín dụng mới, đặc biệt chú trọng đến tính pháp lý và khả năng phát mại của tài sản đảm bảo, dự báo dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.

- Đối với các doanh nghiệp phát sinh nợ xấu tính đến 31/12/2010, ngoài biện pháp tận dụng các nguồn thu để giảm dần dư nợ vay, SeABank cần tăng cường kiểm tra kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư, khách hàng hiện còn công nợ với các doanh nghiệp trên để phối hợp hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ vay.

- SeABank cần phải tăng cường công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay chi tiết đến từng khách hàng, từng món vay kết hợp đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Đặc biệt qua đó phân tích chính xác những nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ quá hạn, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng.

Ngoài ra, SeABank cần có biện pháp giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng khống chế tỷ lệ nợ quá hạn đến từng đối tượng cụ thể, coi đó là một trong những tiêu thức để bình bầu thi đua hàng quý, phân phối quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao hàng năm đối với các đơn vị cơ sở (chi nhánh khu vực, các phòng tại hội sở chính) phải xây dựng được phương án thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng cho từng thời kỳ, thời điểm, giao chỉ tiêu, quyết toán chỉ tiêu này đến từng cán bộ tín dụng, có cơ chế khen thưởng kịp thời cho những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý thích đáng những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn.

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

- Kiểm tra định kỳ dư nợ của khách hàng: Cán bộ tín dụng SeABank phải thực hiện rà soát định kỳ đối với dư nợ của khách hàng là các tổ chức kinh tế được phân công quản lý ít nhất một năm hai lần. Việc rà soát bao gồm việc đánh giá tiến triển kinh doanh của khách hàng vay kể từ lần rà soát trước, phân tích cách thực hiện và sử dụng khoản vay, kiểm tra sự tuân thủ hợp đồng và cam kết trong thoả thuận ban đầu và các vấn đề khác liên quan. Nội dung của cuộc rà soát và ngày rà soát tiếp theo nhất thiết phải được xác định lại. Cán bộ tín dụng lấy bản báo cáo hoàn chỉnh từ phòng Kế toán về dư nợ có liên quan đến khách hàng vay. Báo cáo này bao gồm cả số dư cho vay đối với khách hàng nhóm, cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp. Cán bộ tín dụng trực tiếp đi kiểm tra khách hàng vay cùng với phân tích này để thu thậ p các thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng. Nội dung kiểm tra phải được chi tiết nhằm đảm bảo cán bộ tín dụng có thể thu thập được tất cả các thông tin cần thiết để có thể đánh giá được đầy đủ về dư nợ tín dụng. Việc rà soát bao gồm cả đánh giá tình hình tài chính mới nhất, những vấn đề lớn mà người vay đang gặp phải, thực trạng tài sản đảm bảo, bất kỳ các vấn đề pháp

lý phát sinh. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra rà soát đột xuất, phát hiện kịp thời các những dấu hiệu bất lợi xảy ra.

- Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra kiểm soát, giám sát: Ngoài công tác giám sát do cán bộ tín dụng tiến hành, đòi hỏi SeABank phải tăng cường tổ chức kiếm tra, kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện thể lệ chế độ, quy trình tín dụng tìm ra những sai sót vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

- Thông qua kiểm tra giám sát phải đạt được mục tiêu:

+ Đối với khách hàng: Thường xuyên nắm vững tình hình tài chính và sự biến động trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nắm vững chu kỳ sản xuất để có kế hoạch giúp doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh và thu nợ kịp thời. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đề ra biện pháp xử lý nợ kịp thời khi một doanh nghiệp có biểu hiện tiêu cực làm giảm khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

+ Đối với SeABank: Xem xét tình hình tuân thủ chính sách, thủ tục cho vay, những nhược điểm trong quy trình tín dụng, năng lực cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng, định giá tài sản thế chấp cầm cố, sự bảo đảm của hồ sơ tín dụng, thực trạng nợ của ngân hàng thông qua việc xếp loại tín dụng. Phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống tiêu cực ngay trong nội bộ.

3.2.6 Đa dạng hoá danh mục cho vay

Đa dạng hoá danh mục đầu tư là biện pháp mang tính chủ động nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt tín dụng

ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên việc phân tán rủi ro là hết sức cần thiết. Thông qua nhiều loại hình đầu tư tín dụng, ngân hàng sẽ không quá tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực hay một số khách hàng vay theo nguyên tắc "không bỏ nhiều trứng vào một giỏ" khi đó ngân hàng sẽ phân tán rủi ro trên nhiều món vay, do đó làm giảm mức rủi ro chung cho toàn bộ hoạt

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101)