Định hướng hoạtđộng tín dụng và công tác QLRRTD

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 101)

- Tăng trưởng tín dụng ổn định, bền vững, không tăng trưởng nóng:

Nếu những năm trước đây, tăng trưởng cao dư nợ cho vay tín dụng được khuyến khích nhằm mở rộng cung tiền, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, thì những năm gần đây, sự mở rộng cung tiền, gia tăng tín dụng vào

những dự án, ngành, lĩnh vực kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, dẫn tới những hậu quả tiêu cực như tạo ra một nền kinh tế "bong bóng", lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế - tài chính, môi trường bị phá hoại... Do đó, Chính Phủ, NHNN đã định hướng phát triển bền vững, theo đó chủ trương tăng trưởng hoạt động tín dụng của SeABank là tăng trưởng ổn định, bền vững, chỉ đầu tư vào những dự án, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực hoạt động ổn định, chắc chắn và có hiệu quả. Hạn chế tối đa việc tăng trưởng nóng tín dụng, chạy theo doanh số, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay vào các ngành có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: sản phẩm tín dụng không chỉ gói gọn theo các hình thức tín dụng theo quy định của Nhà nước như trước đây là cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, mà trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triên, các NHTM đã cung ứng rất nhiều sản phẩm tín dụng. Hiện nay, SeABank định hướng phát triển các loại sản phẩm tín dụng theo hai đối tượng khách hàng chính là:

* Khách hàng doanh nghiệp thì sản phẩm tín dụng là các khoản cho vay đồng tài trợ, cho vay đầu tư dự án lớn hoặc các khoản cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá; các sản phẩm tín dụng bán buôn, bao gồm các khoản cho vay như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức, bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu, cho vay trung dài hạn đầu tư các dự án,...

* Khách hàng cá nhân, hộ gia đình: Là các sản phẩm tín dụng bán lẻ, bao gồm: các sản phẩm cho vay tiêu dùng (cho vay mua nhà, mua xe, mua sắm hàng tiêu dùng,...), các sản phẩm cho vay tự sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp tư nhân.

- Chuyển dịch các cơ cấu tín dụng: Chuyển dịch các cơ cấu tín dụng theo một định hướng trong một thời gian nhất định là một nội dung quan

trọng trong định hướng công tác QLRRTD. Để hạn chế tối đa RRTD có thể xảy ra, nhờ quá trình đánh giá, phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường và tính đặc thù của ngân hàng, mà trong những giai đoạn cụ thể, phải đề ra định hướng chuyển dịch các cơ cấu tín dụng một cách phù hợp nhất. Trong giai đoạn từ nay đến 2015 và giai đoạn tới, SeABank đã chủ trương chuyển dịch các cơ cấu tín dụng theo hướng: tăng tỷ trọng dư nợ thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, giảm tỷ trọng cho vay xây dựng, xây lắp; bất động sản, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn; tăng cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay bằng ngoại tệ,...

- Nâng cao chất lượng tín dụng: Định hướng đến 2015 và giai đoạn tiếp theo là tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức dưới 1%, không còn nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5), trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tín dụng để có sự đánh giá ngày càng chính xác.

Một phần của tài liệu 0919 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 101)