1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng đánh giá sự phát triển của DVBL a. Số lượng sản phẩm bảo lãnh
Chỉ tiêu này thể hiện sự đa dạng của DVBL. Khi số lượng sản phẩm DVBL tăng lên, tức ngân hàng chú trọng hơn vào phát triển DVBL, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tăng lên. Công thức:
Mức tăng số sản phẩm bảo lãnh: y1 = Xt - X(t.1)
Mức tăng tương đối số sản phẩm bảo lãnh: g1 =[ Xt - X(t.1)] / X(t.1)
Trong đó:
y1, g1: Số lượng tăng và tốc độ tăng sản phẩm BL năm (t) so với năm (t-1). xt, X(t-1): Số sản phẩm bảo lãnh năm t và năm (t-1)
Nếu y1 > 0 (g1 >1) tức là số sản phẩm DVBL năm (t) đã đa dạng hơn so với năm (t-1) và ngược lại.
b. Số lượng khách hàng sử dụng DVBL
Khi số lượng khách hàng sử dụng DVBL tăng, chứng tỏ các sản phẩm DVBL mà ngân hàng phát triển đang đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, quy mô
DVBL tăng.
Mức tăng tuyệt đối số lượng khách hàng sử dụng: y2 = Xt - X(t-1)
Mức tăng tương đối số lượng khách hàng sử dụng: g2 =[Xt - X(t-1)] / X(t-1)
Trong đó:
y2 và g2: Số lượng tăng và tốc độ tăng khách hàng sử dụng DVBL năm (t) so với năm (t-1).
xt, X(t-1) : Số lượng khách hàng sử dụng DVBL năm t và (t-1)
y2 > 0 (g2 >1) tức là quy mô DVBL năm qua đã được mở rộng và ngược lại. Khi y2 = 0 (g2 = 1) thì phải xét đến chỉ tiêu khác về quy mô thì mới có thể kết luận.
c. Doanh số phát hành và số dư bảo lãnh
Doanh số phát hành bảo lãnh là tổng giá trị phát sinh các khoản bảo lãnh trong một thời kỳ nhất định, không kể phương án bảo lãnh đó đã tất toán hay chưa.
Số dư bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.
Số dư bảo lãnh CK = Số dư bảo lãnh ĐK + DS bảo lãnh PS tăng trong kỳ - DS bảo lãnh PS giảm trong kỳ
Mức tăng tuyệt đối doanh số (số dư) bảo lãnh: y3 = Xt - X(t-1)
Mức tăng tương đối doanh số (số dư) bảo lãnh: g3 =[ Xt - X(t-1)] / X(t-1)
Trong đó:
y3, g3: Số lượng tăng và tốc độ tăng của doanh số (số dư) bảo lãnh năm (t) so với năm (t-1).
xt, X(t-1): Doanh số (số dư) bảo lãnh năm t và năm (t-1)
y3 > 0 (g3 >1) tức là quy mô DVBL năm qua đã được mở rộng và ngược lại.
d. Cơ cấu số dư bảo lãnh
Tỷ trọng số dư bảo Số dư bảo lãnh theo tiêu thức i ■ ʌ = _______-L_______[ _______________ x100% lãnh theo tiêu thức i Tổng số dư bảo lãnh
Số dư bảo lãnh được phân loại theo nhiều tiêu chí như đối tượng khách hàng, hình thức bảo lãnh, hình thức đảm bảo, thời hạn bảo lãnh.. .Nếu như số dư chuyển dịch theo cơ cấu chưa hợp lý thì ngân hàng cần có những giải pháp điều chỉnh lại.
e. Doanh thu từDVBL
Doanh thu từ DVBL cho biết số tiền mà ngân hàng nhận được khi cung cấp DVBL cho khách hàng. Công thức:
Mức tăng tuyệt đối doanh thu từ DVBL: y4 = Xt - X(t-1)
Mức tăng tương đối doanh thu từ DVBL: g4 =[xt - X(t-1)]/ X(t-1)
Trong đó:
y4, g4: Số lượng tăng và tốc độ tăng doanh thu bảo lãnh năm (t) so với năm (t-1). xt, X(t-1): Doanh thu bảo lãnh năm t và năm (t-1)
Khi y4 > 0 (g4 >1), doanh thu DVBL năm (t) tăng so với năm (t-1), hiệu quả hoạt động tăng lên và ngược lại.
Ngoài chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả hoạt động của DVBL có thể dùng tỷ lệ doanh thu DVBL trong tổng doanh thu từ phí dịch vụ, hay tổng doanh thu, cụ thể.
Tỷ lệ doanh thu DVBL trong Doanh thu từ DVBL
tổng doanh thu từ phí dịch vụ Tổng doanh thu từ dịch vụ x100% Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu từ dịch vụ của ngân hàng, DVBL đóng góp bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng lớn và tăng trưởng, chứng tỏ chất lượng DVBL tăng lên.
f. Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh trả thay/số dư bảo lãnh
Trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo đúng nghĩa vụ đã cam kết. Số tiền mà ngân hàng đứng ra thanh toán thay cho bên được bảo lãnh mà bên được bảo lãnh chưa hoàn trả lại cho ngân hàng tại mỗi thời điểm gọi là dư nợ bảo lãnh trả thay.
Nếu số lượng và giá trị các khoản trả thay cam kết bảo lãnh tăng lên chứng tỏ chất lượng DVBL đang xuống dốc, và ngược lại.
Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh trả Dư nợ bảo lãnh trả thay
.. .V. . ~ = —2 . '.— x100% thay/số dư bảo lãnh Số dư bảo lãnh
Tỷ lệ này phản ánh một cách trực quan về chất lượng bảo lãnh tại ngân hàng. Tỷ lệ lớn chứng tỏ chất lượng của DVBL kém, hiệu quả khâu thẩm định bảo lãnh
chưa cao, ngân hàng có thể gặp rủi ro mất vốn. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng đang kiểm soát tốt DVBL.
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính đánh giá sự phát triển của DVBL
a) Thời gian cung ứng dịch vụ bảo lãnh: một dịch vụ bảo lãnh có chất lượng tốt phải đáp ứng được nhu cầu về tính kịp thời nhanh nhạy trong việc ra quyết định của ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động của khách hàng. Thủ tục đưa ra càng đơn giản càng linh hoạt càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
b) Thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng đối với khách hàng: Đây là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng. Nếu như thái độ và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ không đúng mực có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng từ đó làm mất đi những mối quan hệ tiềm năng và giảm uy tín, giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
c) Sự phong phú các loại hình bảo lãnh: Chất lượng dịch vụ tốt có thể đánh giá dựa vào việc nơi cung ứng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến đâu. Một ngân hàng không thể được coi là có chất lượng bảo lãnh tốt nếu như ngân hàng đó không đáp ứng được nhu cầu về bảo lãnh của khách hàng trong những trường hợp khác nhau được. Bởi vì trong các hoạt động kinh tế thì có các mối quan hệ liên quan đến nhau và để giải quyết được mối quan hệ này đôi khi cần đến nhiều mối quan hệ khác và các quan hệ này cũng đòi hỏi cần có được một biện pháp bảo đảm an toàn cho nó và khi đó khách hàng cần có một sự cung ứng trọn gói cho các sự bảo đảm này. Điều đó có nghĩa là họ sẽ tìm đến những nơi mà được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu này để đơn giản hoá một số khâu trong quá trình giải quyết vấn đề, đồng thời việc này cũng sẽ làm giảm bớt chi phí về tìm kiếm, thẩm định khách hàng.
d) Kiểm soát rủi ro bảo lãnh
Kiểm soát rủi ro bảo lãnh là các biện pháp nhằm biến đổi rủi ro, tối thiểu hóa tổn thất trước khi những rủi ro tín dụng trong hoạt động bảo lãnh xuất hiện. Để thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng, các NHTM thường sử dụng những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro thông qua việc né tránh rủi ro, ngăn ngừa và giảm thiểu tần suất và mức độ của rủi ro bảo lãnh.
- Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động làm phát sinh tổn thất do doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết bảo lãnh. Né tránh thường gồm từ chối cấp bảo lãnh, yêu cầu doanh nghiệp có các biện pháp biến đổi rủi ro về mức chấp nhận được hay giới hạn tín dụng bảo lãnh đối với 1 khách hàng...
- Ngăn ngừa rủi ro là các hoạt động của NHTM nhằm ngăn khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong quá trình cấp bảo lãnh. Các biện pháp thường gồm: nâng cao tỷ lệ tài sản đảm bảo, yêu cầu bổ sung vốn tự có trong phương án kinh doanh, thu nợ trước hạn nếu phát hiện rủi ro...
- Giảm thiểu tổn thất trong hoạt động cấp bảo lãnh là các biện pháp nham giảm bớt mức độ thiệt hại khi tổn thất xảy ra, được thực hiện trước khi rủi ro tín dụng xảy ra, thường là biện pháp lập dự phòng rủi ro.