Việc học hỏi và tận dụng những kinh nghiệm từ các Ngân hàng lẫn nhau để phát triển DVBL là điều cần thiết. Một số kinh nghiệm phát triển DVBL tại các ngân hàng có thể nghiên cứu vận dụng tại BIDV Quảng Ninh.
- Nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng đang được xây dựng một cách hết sức khoa học, chặt chẽ dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc trong nước và quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án, về tiến độ thực hiện hợp đồng và khả năng thu hồi vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án và các vấn đề bảo đảm cho việc phát sinh cam
kết bảo lãnh. Ngoài ra việc giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện bảo lãnh không thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng bảo lãnh.
- Một trong những yếu tố để phát triển khách hàng mới mở rộng DVBL là việc thu thập và tìm hiểu thông tin từ khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng hiện nay chú trọng và có các kế hoạch tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện bán chéo các sản phẩm. Thông qua các chính sách ưu đãi khách hàng các ngân hàng chủ động tiếp thị và thu hút các khách hàng. Đầu tiên là sử dụng về tiền gửi thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền sau đó đến các dịch vụ vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng. Hiện nay đang có một số ngân hàng áp dụng chính sách chuyển tiền liên ngân hàng miễn phí như Techcombank, Seabank, ACB. Ngoài ra các ngân hàng này còn đưa ra các mức phí hết sức cạnh tranh như 0,033%/tháng đối với bảo lãnh có tài sản đảm bảo là ký quỹ, cầm cố sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi và 0,11%/tháng đối với bảo lãnh có tài sản đảm bảo là thế chấp, cầm cố bằng các TSĐB khác.
- Việc phân cấp ủy quyền trong quá trình bảo lãnh thực hiện hết sức chặt chẽ, công tác giám sát luôn được tiến hành, nhằm đảm bảo tính hệ thống, minh bạch theo đúng các quy trình nghiệp vụ và giảm thiểu tối đa các rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đang áp dụng mô hình phế duyệt tập trung khi đó sẽ có hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do Tổng giám đốc điều hành và chỉ đạo. Bộ phận giám sát tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả trong công tác này. Với mô hình này đều có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong từng hoạt động bảo lãnh.
Kết luận chương 1: Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những lý thuyết chung về DVBL của Ngân hàng, trong đó trình bày những khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh, phân loại bảo lãnh, rủi ro trong bảo lãnh và vai trò của bảo lãnh. Xác định những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DVBL và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DVBL. Đưa ra các kinh nghiệm phát triển DVBL của một số ngân hàng Việt Nam từ đó rút ra được bài học cho BIDV Quảng Ninh.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
QUẢNG NINH