Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0996 phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 88)

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

a. Quy trình bảo lãnh tương đối phức tạp

Mặc dù thẩm quyền phán quyết tại Chi nhánh là tương đối cao (tối đa 60 tỷ đồng), song quy trình cấp bảo lãnh vẫn tương đối phức tạp, qua nhiều phòng ban. Nếu khoản bảo lãnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, cũng phải trải qua 3 phòng ban (Phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng). Còn nếu vuợt thẩm quyền của Chi nhánh, quy trình cấp bảo lãnh còn phức tạp hơn rất nhiều. Mặc dù quy trình được đánh giá có độ an toàn tương đối cao nhưng khi áp dụng vẫn còn một số chồng chéo, thời gian xử lý hồ sơ khá lâu. Đặc biệt là khi có sự mâu thuẫn ý kiến giữa bộ phận QLKH, bộ phận QLRR, bộ phận QTTD và các ý kiến của các cấp có thẩm quyền, hồ sơ bị luân chuyển qua lại nhiều lần giữa các bộ phận, làm tăng thời gian xử lý hồ sơ.

b. Công tác thẩm định còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả

- Khi thẩm định khách hàng, cán bộ QLKH chủ yếu sử dụng nguồn thông tin từ hồ sơ do chính khách hàng cung cấp mà không có sự xác minh lại tính chính xác của thông tin, của hồ sơ. Việc thẩm định khách hàng chưa được thực hiện một cách

Hình thức đảm bảo BIDV Vietcombank Vietinbank Techcombank Ký quỹ 0,0 7 0,0 5 0,0 7 0,0 4 STK, HĐTG, GTCG khác 0,0 8 0,0 6^ 0,0 7 0,0 6 TSĐB khác 0,1 7 0,15 6 0,1 0.12

chủ động và coi trọng, chưa bám sát hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng mà chỉ nhìn phiến diện qua hồ sơ, chứng từ. Điều này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.

- Công tác thẩm định phương án kinh doanh, nhất là đối với các dự án đầu tư còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Khi cấp bảo lãnh, do áp lực về mặt chỉ tiêu, về thời gian xử lý hồ sơ cho khách hàng nên cán bộ QLKH thường xem nhẹ bước thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư. Số liệu trong phương án kinh doanh được sử dụng chủ yếu do khách hàng lập mà không có sự thẩm định lại sự hợp lý trong phương án. Điều này dẫn đến cấp tín dụng, cấp bảo lãnh cho những phương án không hiệu quả, không khả thi hoặc những phương án khách hàng không có khả năng thực hiện hợp đồng, dẫn đến vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh.

- Công tác phân tích rủi ro phản ánh chưa đầy đủ theo yêu cầu: Với công đoạn này, BIDV yêu cầu phải đánh giá rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các giải pháp phòng ngừa. Tuy nhiên việc phân tích rủi ro cho phương án bảo lãnh chưa được chú trọng, nội dung phân tích khá sơ sài, không thống nhất, ít đề cập tới các biện pháp phòng ngừa.

c. Hoạt động thẩm định TSĐB còn nhiều điểm bất cập

TSĐB chủ yếu do Chi nhánh tự tiến hành thẩm định. Tại BIDV Quảng Ninh, những tài sản có giá trị trên 2 tỷ đồng thường do tổ thẩm định giá thực hiện (tổ thẩm định giá gồm 5 thành phần: Phó giám đốc quản lý khách hàng, lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng, cán bộ QLKH, cán bộ phòng QLRR, lãnh đạo phòng QLRR). Đối với những tài sản có giá trị nhỏ hơn thường do cán bộ QLKH trực tiếp thực hiện. Việc vừa đề xuất phương án bảo lãnh, vừa định giá tài sản có thể dẫn đến rủi ro đạo đức. Mặt khác, các cán bộ QLKH hay các cán bộ QLRR thường không có nhiều chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá, dẫn đến giá trị định giá tài sản có thể xa rời giá trị thực. Điều này ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng trong trường hợp TSĐB bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường hoặc gây rủi ro cho ngân hàng nếu tài sản đó bị định giá quá cao.

d. Công tác kiểm tra định kỳ trong nội bộ Chi nhánh và đối với khách hàng thực hiện chưa chặt chẽ

Hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ chưa được thực sự coi trọng, do đó chưa được thực hiện thường xuyên do sự thiếu hụt đội ngũ nhân sự. Đồng thời tại BIDV nói chung cũng như tại Chi nhánh Quảng Ninh nói riêng chưa có bộ phận chuyên trách chuyên thực hiện kiểm tra giám sát đối với hoạt động cấp bảo lãnh nên lượng hồ sơ được kiểm tra còn hạn chế, hiệu quả công việc không đạt được kỳ vọng.

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi phát hành BL cho khách hàng chưa sát sao và nặng nề về mặt hình thức, dẫn đến Chi nhánh không kịp thời phát hiện những biến động bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng hay biến động về thực trạng và giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng, gây tác động xấu tới chất lượng BL.

e. Phí bảo lãnh chưa thực sự cạnh tranh

Hiện tại, mức phí bảo lãnh đang áp dụng tại Chi nhánh ở mức trung bình so các với các ngân hàng. Mức phí bảo lãnh tại BIDV Quảng Ninh theo quy định tương đối cụ thể và không linh hoạt đối với từng khách hàng cụ thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh so với các NHTM khác. Cụ thể:

Bảng 2.14: So sánh mức phí bảo lãnh của các ngân hàng

lớn, song mức phí của BIDV vẫn cao hơn so với các NHTM khác.

f. Chính sách marketing chưa được chú trọng đúng mức

do giới thiệu hoặc do cán bộ QLKH tự tiếp cận chứ chưa có đội ngũ truyền thông, phân tích thị trường để đưa ra chiến lược quảng bá phù hợp, sáng tạo. Hiện tại, BIDV Quảng Ninh cũng chưa có website riêng để marketing, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh mình dẫn đến khách hàng (đặc biệt là các khách hàng

mới) khó chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về sản phẩm dịch vụ và thông tin liên hệ với Chi nhánh. Trong các tài liệu mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng hầu như mới chỉ dừng lại ở mức thống kê các đặc tính của sản phẩm mà chưa chú ý

tạo nên sự khác biệt, do đó khách hàng chưa thực sự thấy được sự hấp dẫn từ các sản phẩm của Chi nhánh so với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống và so với các Ngân hàng khác.

g. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế

Tại Chi nhánh, cán bộ QLKH khá trẻ, đa phần dưới 35 tuổi. Đây là một lợi thế cho Chi nhánh nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế. Quá trình tuyển dụng nhân sự còn coi trọng bằng cấp. Do đó, nhiều nhân sự có kinh nghiệm làm việc và kỹ năng tốt không trúng tuyển. Mặt khác, do dựa nhiều vào bằng cấp mà nhiều cán bộ QLKH thiếu đi sự năng động, chưa thực sự nỗ lực trong việc phát triển năng lực của bản thân, đặc biệt không chú trọng trong việc phát triển khách hàng mới, mà chỉ duy trì khách hàng có sẵn, e ngại khi tiếp xúc với khách hàng, khi làm việc thực tế còn lúng túng. Các cán bộ trẻ thường không được đào tạo một các bài bản mà chủ yếu tự tìm hiểu, học hỏi từ những anh chị đi trước nên không có cơ sở chuẩn hóa kiến thức dẫn đến sự hiểu biết về DVBL còn thiếu sự đồng bộ và không có cái nhìn tổng quát.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

a. Môi trường kinh tế chưa thuận lợi

Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2018 kém tươi sáng do bị tác động bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, nội bộ châu Âu chia rẽ, bất đồng giữa các nước lớn vẫn chưa được giải quyết, các cuộc xung đột địa - chính trị vẫn đang tiếp diễn. Năm 2019, kinh tế toàn cầu được dự báo còn phải hứng chịu những cú sốc mới khắc nghiệt hơn so với năm 2018.

ngắn hạn theo tính toán sơ bộ nhìn chung tích cực. Tăng trưởng được dự báo sẽ chững lại còn 6,6% năm 2019, do tín dụng được thắt lại, tiêu dùng tư nhân giảm đà

và nhu cầu bên ngoài yếu hơn.

Bên cạnh đó, áp lực lạm phát vẫn ở mức vừa phải theo dự báo (4%), trong điều kiện sức cầu trên toàn cầu giảm nhẹ, giá cả năng lượng và lương thực thực phẩm ở mức vừa phải. Tiêu dùng tư nhân dự kiến tăng trưởng 7,2%; xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 14,1%, nhập khẩu đạt 14,2%.

Nhìn về trung hạn, tăng trưởng dự báo sẽ xoay quanh mốc 6,5% do tác động tăng theo chu kỳ như hiện nay sẽ giảm dần (Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng giảm xuống còn 6,5% trong 2 năm 2020, 2021).

Cũng theo các chuyên gia, mặc dù viễn cảnh trước mắt được cải thiện, nhưng vẫn còn đó những rủi ro theo hướng xấu đi đáng kể. Nhìn từ trong nước, các nỗ lực tái cơ cấu DNNN và khu vực ngân hàng bị trì hoãn có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính, vĩ mô, làm suy giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ cho khu vực công. Đầu tư công tiếp tục suy giảm có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển dài hạn.”

Mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp tương đối kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nền kinh tế đang vấp phải khó khăn. Bên cạnh số lượng doanh nghiệp mới tăng lên chóng mặt, tình trạng hoạt động tràn lan vẫn diễn ra, thủ đoạn kinh doanh trái pháp luật ngày càng tinh vi dẫn đến việc ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn khi phát hành bảo lãnh.

b. Sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt

Khó khăn đối với BIDV Quảng Ninh là sức ép từ môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chỉ tính riêng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, BIDV có tới 5 Chi nhánh (BIDV Quảng Ninh, BIDV Tây Nam Quảng Ninh, BIDV Cẩm Phả, BIDV Móng Cái, BIDV Hạ Long) với gần 30 PGD lớn nhỏ. Các ngân hàng TMCP khác cũng tương đối nhiều với mật độ dày đặc, như Vietinbank với 3 Chi nhánh và PGD tại Quảng Ninh, Vietcombank với 3 chi nhánh và 10 phòng giao dịch. Mặt khác, các NHTM vẫn tiếp tục gia tăng số lượng Chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước cũng như khu vực tỉnh Quảng Ninh.

Các NHTM trong nước không ngừng đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ, các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày nhiều dẫn đến cạnh tranh vô cùng gay gắt. Điều đó gây nhiều khó khăn trong quá trình phát triển DVBL tại BIDV Quảng Ninh.

c. Hạn chế từ năng lực của khách hàng

Do ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng trì trệ.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ có năng lực tài chính kém, lượng vốn tự có không đáp ứng được tỉ lệ theo quy định của Chi nhánh, không đủ tài sản đảm bảo theo chính sách khách hàng hoặc tài sản đảm bảo khó phát mại thì thường bị Chi nhánh từ chối, khiến Chi nhánh phải bỏ qua những khách hàng này.

Kết luận chương 2: Chương 2 đã trình bày khái quát chung về BIDV Quảng Ninh và những quy định trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV Quảng Ninh. Nội dung chương 2 đã trình bày về thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Quảng Ninh thông qua các chỉ tiêu về định lượng và định tính. Từ đó nêu được những đánh giá tổng quan nhất về thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Quảng Ninh.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu 0996 phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w