Kinh nghiệm phát triển DVBL của một số ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu 0996 phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Trong xu thế phát triển nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì các hoạt động thương mại và dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với đó hoạt động DVBL của ngân hàng cũng phát triển, lĩnh vực này luôn được các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh. Hiện nay tại Việt Nam không chỉ các ngân hàng trong nước như Techcombank, MB bank, Vietcombank, Viettinbank... đang đẩy mạnh phát triển DVBL mà còn có các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng tích cực thu hết khách hàng và mở rộng thị trường hoạt động bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm với các ngân hàng trong nước. Hiện nay các ngân hàng đang có các chiến lược riêng để phát triển DVBL theo từng đối tượng. Một số chiến lược và phương thức quản lý đang được các ngân hàng áp dụng để phát triển DVBL như sau:

+ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đang triển khai chương trình E- banking 0 đồng ( miễn phí toàn bộ các giao dịch qua kênh điện tử) cho tất cả các khách hàng. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Techcombank dành cho khách hàng doanh nghiệp, không chỉ thực hiện chương trình ưu đãi về phí mà dịch vụ này còn hỗ trợ thực hiện các giao dịch thanh toán đặc biệt như thanh toán

tiền nước điện, thuế hải quan... Những tiện ích này đã giúp cho doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm về mặt chi phí mà còn giải phóng được nhiều công việc liên quan qua đó tiết kiệm được nhiều thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.Thông qua việc triển khai chương trình này Techcombank đã phát triển thêm được nhiều khách hàng doanh nghiệp mới đến sử dụng các dịch vụ trong đó có việc sử dụng DVBL của ngân hàng này. Ngoài ra Techcombank còn có những chính sách giảm phí và giảm tỷ lệ tài sản đảm bảo đối với những khách hàng có uy tín và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

+ Ngân hàng TMCP Quân đội ( MB bank) đang áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trong đó quyền ra quyết định cấp tín dụng tập trung cho các cá nhân phê duyệt tín dụng độc lập hoặc một nhóm người. Mô hình này có sự phân tách một cách độc lập giữa 03 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa các chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trị cán bộ làm công tác tín dụng.

Mô hình giúp kiểm soát hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động động cấp bảo lãnh được chặt chẽ hơn, tìm kiếm và lựa chọn ra được những khách hàng thực sự tốt khi nhiều bộ phận kiểm soát giúp khoản cấp tín dụng tuân thủ đúng quy định, giảm được tình trạng vì nể hoặc cấp tín dụng dựa vào mối quan hệ.

Một phần của tài liệu 0996 phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w