Về bản chất, hoạt động bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, mỗi khoản bảo lãnh đều chứa chứa đựng yếu tố rủi ro đối với Ngân hàng. Vì vậy hoạt động cấp bảo lãnh được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như Chi nhánh Quảng Ninh hết sức quan tâm, được phân cấp, quy định rõ ràng bởi các văn bản sau:
Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội ban hành ngày 24/11/2015, điều chỉnh các mối quan hệ dân sự.
Luật thương mại 2005, cụ thể Điều 222 quy định về bảo đảm dự thầu, từ Điều 214 đến Điều 230 quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, Điều 231 quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Luật phá sản 2014, khoản 2, điều 55 điều chỉnh nghĩa vụ tài sản trong BL.
Luật các TCTD 2010 điều chỉnh đến tất cả hoạt động của các TCTD, trong đó có hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Luật các TCTD quy định một số vấn đề cơ bản như khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng và khách hàng...Đây là cơ sở quan trọng để NHNN ban hành các văn bản pháp lý cụ thể điều chỉnh hoạt động bảo lãnh.
Thông tư số 07/2015/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 25/06/2015 quy định cơ bản các vấn đề về DVBL ngân hàng của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp đến nghiệp vụ cũng như DVBL, là cơ sở để các NHTM xây dựng các quy trình, quy định nội bộ về BL
Một số căn cứ khác điều chỉnh DVBL:
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN về phân loại trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi của thông tư 02/2013/TT-NHNN.
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2005 về giao dịch đảm bảo, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 điều chỉnh cho Nghị định số 163.
Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịch đảm bảo. Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014, nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 quy định về cấp bản sao, chứng thực từ bản chính, chữ ký và hợp đồng, phục vụ công tác kiếm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ khách hàng và hoàn thiện thủ tục pháp lý có liên quan tới giao dịch đảm bảo.
Ngoài các căn cứ pháp lý trên, DVBL tại BIDV - Quảng Ninh còn chịu ảnh hưởng bởi các quy trình, quy định nội bộ như:
Quyết định số 1680/QĐ-HĐQT ngày 3/6/2016 về quy chế bảo lãnh; Công văn số 3994/BIDV-QLTD ngày 03/06/2016 hướng dẫn thực hiện Quy chế bảo lãnh đối với khách hàng của BIDV.
Quy định số 4633/BIDV-QLTD ngày 30/06/2015 về Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức.
Quy định số 2752/QĐ-TTDVKH ngày 29/05/2013 về tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh trong nước.
Quyết định số 11324/QĐ-BIDV ngày 30/12/2016 về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành.
Quyết định số 0465/QĐ-QLRR ngày 30/12/2016 về việc phân cấp thẩm quyền tại BIDV Quảng Ninh (áp dụng đối với khách hàng tổ chức).
Quyết định số 3296/QĐ-BIDV ngày 15/12/2016 về Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng. Công văn số 10544/CV-QLTD2 ngày 16/12/2016 hướng dẫn thực hiện Chính sách tín dụng đối với khách hàng là tổ chức.
Quyết định số 081/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2014 quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh.
Quy định số 8955/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014 về giao dịch bảo đảm;
Quy định số 8956/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện giao dịch;
2.2.2. Một số quy định thực hiện bảo lãnh tại BIDV- Chi nhánh Quảng Ninh2.2.2.1. Đối tượng khách hàng được bảo lãnh