Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVBL ngân hàng

Một phần của tài liệu 0996 phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

- Chính sách khách hàng: Chính sách bảo lãnh của ngân hàng thường quy định điều kiện cấp bảo lãnh, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách ứng xử với từng khách hàng (phát triển, duy trì hay thu hẹp quan hệ)... Các khách hàng khi quan hệ tín dụng với ngân hàng đặc biệt quan tâm đến chính sách mà ngân hàng áp dụng cho họ, ngân hàng nào có chính sách ưu đãi hơn sẽ được ưu tiên quan hệ hơn. Do vậy, chính sách bảo lãnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển DVBL.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tạo dựng hình ảnh của ngân hàng. Muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cán bộ ngân hàng phải có trình độ, am hiểu về DVBL để có những tư vấn tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, cần khéo léo, có thái độ và cách phục vụ chuyên nghiệp trong thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Phẩm chất đạo đức là vấn đề thứ hai để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Nếu phẩm chất đạo đức yếu kém, tiếp tay cho những hành vi sai trái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và gây tổn thất tài chính cho ngân hàng.

- Quy trình bảo lãnh: Nếu quy trình BL được xây dựng chặt chẽ, được thực hiện một cách nghiêm túc, rủi ro sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu quy trình bảo lãnh quá chặt chẽ mà thủ tục rườm rà, phức tạp, gây phiền hà cho khách hàng. Do

vậy, quy trình bảo lãnh cần hợp lý, thủ tục đơn giản, đảm bảo tính tuân thủ để nâng cao hiệu quả của DVBL.

- Chính sách marketing: Neu các hoạt động, chính sách marketing của ngân hàng hiệu quả, khách hàng sẽ biết đến và sử dụng DVBL của ngân hàng nhiều hơn và ngược lại.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế: Khi môi trường kinh tế phát triển, quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẻ, nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh mở rộng dẫn đến nhu cầu bảo lãnh gia tăng và ngược lại.

- Môi trường chính trị: Một quốc gia có môi trường chính trị ổn định, an ninh quốc phòng vững mạnh, không có bạo loạn, tranh chấp...sẽ thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Khi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế đều phát triển, DVBL cũng phát triển. Ngược lại, khi môi trường chính trị bất ổn ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các tổ chức trong nước, và tâm lý lo ngại khi hợp tác của đối tác nước ngoài khiến hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh suy giảm, dẫn đến DVBL cũng kém phát triển.

- Môi trường văn hóa - xã hội: Môi trường văn hóa - xã hội bao hàm tổng thể các mối quan hệ xã hội, thói quen, tập quán và nền văn hóa. Mặc dù không chi phối trực tiếp, nhưng yếu tố này có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng. Thói quen tiêu dùng khác nhau có ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của chủ thể kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của DVBL. Khi trình độ dân trí cao, người ta biết đến DVBL nhiều hơn, sử dụng DVBL như công cụ hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh, từ đó nhu cầu sử dụng DVBL cũng tăng theo...

- Môi trường pháp lý: Hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh, giám sát chặt chẽ của luật pháp. Nếu hệ thống pháp lý tồn tại nhiều lỗ hổng, chồng chéo, văn bản pháp lý chưa chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai và phát sinh nhiều tranh chấp. Ngược lại, cơ sở pháp lý rõ ràng, đồng bộ, điều chỉnh kịp thời theo quy luật vận động của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, lành mạnh, DVBL cũng được phát triển bền vững.

- Sự cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh giữa các ngân hàng vừa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sự phát triển của DVBL. Khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cao, để lôi kéo khách hàng, các ngân hàng phải không ngừng áp dụng các chính sách ưu đãi như giảm phí dịch vụ, tín chấp nhiều hơn...khiến cho hoạt động bảo lãnh chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Mặt khác, sự cạnh tranh cũng đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng phải không ngừng cải tiến, đa dạng hóa để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Ảnh hưởng từ khách hàng bao gồm nhu cầu bảo lãnh, năng lực tài chính và khả năng đáp ứng tài sản của khách hàng. Khi tìm hiểu được nhu cầu và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, cấp bảo lãnh cho khách hàng có năng lực tài chính tốt và có đáp ứng điều kiện về tài sản đảm bảo, DVBL sẽ phát triển.

1.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển DVBL của một số ngân hàng Việt Nam .

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển DVBL của một số ngân hàng Việt Nam.

Trong xu thế phát triển nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì các hoạt động thương mại và dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với đó hoạt động DVBL của ngân hàng cũng phát triển, lĩnh vực này luôn được các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh. Hiện nay tại Việt Nam không chỉ các ngân hàng trong nước như Techcombank, MB bank, Vietcombank, Viettinbank... đang đẩy mạnh phát triển DVBL mà còn có các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng tích cực thu hết khách hàng và mở rộng thị trường hoạt động bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm với các ngân hàng trong nước. Hiện nay các ngân hàng đang có các chiến lược riêng để phát triển DVBL theo từng đối tượng. Một số chiến lược và phương thức quản lý đang được các ngân hàng áp dụng để phát triển DVBL như sau:

+ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đang triển khai chương trình E- banking 0 đồng ( miễn phí toàn bộ các giao dịch qua kênh điện tử) cho tất cả các khách hàng. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Techcombank dành cho khách hàng doanh nghiệp, không chỉ thực hiện chương trình ưu đãi về phí mà dịch vụ này còn hỗ trợ thực hiện các giao dịch thanh toán đặc biệt như thanh toán

tiền nước điện, thuế hải quan... Những tiện ích này đã giúp cho doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm về mặt chi phí mà còn giải phóng được nhiều công việc liên quan qua đó tiết kiệm được nhiều thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.Thông qua việc triển khai chương trình này Techcombank đã phát triển thêm được nhiều khách hàng doanh nghiệp mới đến sử dụng các dịch vụ trong đó có việc sử dụng DVBL của ngân hàng này. Ngoài ra Techcombank còn có những chính sách giảm phí và giảm tỷ lệ tài sản đảm bảo đối với những khách hàng có uy tín và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

+ Ngân hàng TMCP Quân đội ( MB bank) đang áp dụng mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trong đó quyền ra quyết định cấp tín dụng tập trung cho các cá nhân phê duyệt tín dụng độc lập hoặc một nhóm người. Mô hình này có sự phân tách một cách độc lập giữa 03 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa các chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trị cán bộ làm công tác tín dụng.

Mô hình giúp kiểm soát hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động động cấp bảo lãnh được chặt chẽ hơn, tìm kiếm và lựa chọn ra được những khách hàng thực sự tốt khi nhiều bộ phận kiểm soát giúp khoản cấp tín dụng tuân thủ đúng quy định, giảm được tình trạng vì nể hoặc cấp tín dụng dựa vào mối quan hệ.

1.3.2. Bài học rút ra cho BIDV — Chi nhánh Quảng Ninh

Việc học hỏi và tận dụng những kinh nghiệm từ các Ngân hàng lẫn nhau để phát triển DVBL là điều cần thiết. Một số kinh nghiệm phát triển DVBL tại các ngân hàng có thể nghiên cứu vận dụng tại BIDV Quảng Ninh.

- Nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng đang được xây dựng một cách hết sức khoa học, chặt chẽ dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc trong nước và quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án, về tiến độ thực hiện hợp đồng và khả năng thu hồi vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án và các vấn đề bảo đảm cho việc phát sinh cam

kết bảo lãnh. Ngoài ra việc giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện bảo lãnh không thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng bảo lãnh.

- Một trong những yếu tố để phát triển khách hàng mới mở rộng DVBL là việc thu thập và tìm hiểu thông tin từ khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng hiện nay chú trọng và có các kế hoạch tiếp cận đối với từng khách hàng cụ thể bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện bán chéo các sản phẩm. Thông qua các chính sách ưu đãi khách hàng các ngân hàng chủ động tiếp thị và thu hút các khách hàng. Đầu tiên là sử dụng về tiền gửi thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền sau đó đến các dịch vụ vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng. Hiện nay đang có một số ngân hàng áp dụng chính sách chuyển tiền liên ngân hàng miễn phí như Techcombank, Seabank, ACB. Ngoài ra các ngân hàng này còn đưa ra các mức phí hết sức cạnh tranh như 0,033%/tháng đối với bảo lãnh có tài sản đảm bảo là ký quỹ, cầm cố sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi và 0,11%/tháng đối với bảo lãnh có tài sản đảm bảo là thế chấp, cầm cố bằng các TSĐB khác.

- Việc phân cấp ủy quyền trong quá trình bảo lãnh thực hiện hết sức chặt chẽ, công tác giám sát luôn được tiến hành, nhằm đảm bảo tính hệ thống, minh bạch theo đúng các quy trình nghiệp vụ và giảm thiểu tối đa các rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đang áp dụng mô hình phế duyệt tập trung khi đó sẽ có hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do Tổng giám đốc điều hành và chỉ đạo. Bộ phận giám sát tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả trong công tác này. Với mô hình này đều có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong từng hoạt động bảo lãnh.

Kết luận chương 1: Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những lý thuyết chung về DVBL của Ngân hàng, trong đó trình bày những khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh, phân loại bảo lãnh, rủi ro trong bảo lãnh và vai trò của bảo lãnh. Xác định những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DVBL và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DVBL. Đưa ra các kinh nghiệm phát triển DVBL của một số ngân hàng Việt Nam từ đó rút ra được bài học cho BIDV Quảng Ninh.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chinhánh Quảng Ninh. nhánh Quảng Ninh.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Quảng Ninh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Vietnam JSC, gọi tắt là BIDV (tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 177-TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.

BIDV là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và được thành lập sớm nhất tại Việt Nam.

BIDV là ngân hàng thứ hai ra đời trong hệ thống ngân hàng của Nhà nước Việt Nam nhưng là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên được thành lập sau Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (thành lập năm 1951).

BIDV có chức năng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở trong nước và nước ngoài để đầu tư và cho vay phát triển; có chức năng kinh doanh đa năng, tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng; làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển các nguồn vốn huy động của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể cá nhân trong và ngoài nước.

Được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Và BIDV được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại quyết định số 90/1994/QĐ-TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Trong suốt chặng đường lịch sử của mình BIDV đã trải qua những tên gọi sau:

+ Từ ngày 26/4/1957: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

+ Từ ngày 24/6/1981: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. + Từ ngày 14/11/1990: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. + Từ ngày 1/5/2014: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của BIDV bao gồm:

- Khối ngân hàng: Gồm 118 chi nhánh cấp 1 trực thuộc với 473 Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm.

- Khối liên doanh: gồm 6 liên doanh:

+ Ngân hàng liên doanh VID - PUBLIC (VID - PUBLIC BANK). + Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LAO - VIET BANK).

+ Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB).

+ Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV - VP (BVIM). + Công ty liên doanh tháp BIDV.

+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).

- Khối sự nghiệp gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Đào tạo và Văn Phòng.

- Khối công ty (BIDV nắm giữ 100% vốn sở hữu): + Công ty cho thuê tài chính.

+ Công ty bảo hiểm BIDV (BIC). + Công ty chứng khoán đầu tư (BSC).

+ Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC).

Tháng 5/2014, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa với mục tiêu hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, đa lĩnh vực, hoạt động và quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động; tiến tới trở thành là một trong những nhà cung ứng hàng đầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư và chứng khoán với chất lượng cao, là nhà đầu tư có tính chuyên nghiệp trong thị trường tài chính Việt Nam và thế giới.

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, BIDV đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước vươn lên thành một trong những ngân hàng thương mại lớn, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

* Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Quảng Ninh

Ngày 27/5/1957 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh được thành lập theo Nghị định số 233/NĐ-TC-TCCB của Bộ Tài chính (là

một trong những chi nhánh đầu tiên được thành lập), trong quá trình hoạt động và trưởng thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh (BIDV Quảng Ninh) đã mang nhiều tên gọi khác nhau theo Hệ thống và phù hợp với từng thời kỳ xây dựng, phát triển của ngân hàng cũng như của đất nước:

Ngân hàng Kiến thiết khu Hồng Quảng từ ngày 27/5/1957 Ngân hàng Kiến thiết Quảng Ninh từ tháng 11/1963

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Ninh từ ngày 24/6/1981 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh từ ngày 26/11/1990 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh từ ngày 1/5/2014

Quá trình xây dựng, phát triển và đổi mới của BIDV Quảng Ninh luôn gắn liền với những giai đoạn lịch sử của đất nước và đổi mới của ngành. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, BIDV Quảng Ninh đã có những đóng góp to lớn, thiết thực, để lại nhiều dấu ấn trong công cuộc bảo vệ và giành độc lập

Một phần của tài liệu 0996 phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w