Để tăng cường xử lý nợ xấu, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cần xác định đúng nguyên nhân tồn tại, hạn chế trên. Qua phân tích những hạn chế trong quản trị và xử lý nợ xấu tại Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH, tác giả nhận thấy một số nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình quản trị và xử lý nợ xấu tại chi nhánh, cụ thể như sau
Nhóm nguyên nhân chủ quan:
- Các chi nhánh chưa có bộ phận xử lý nợ xấu chuyên nghiệp cũng như chưa xây dựng được quy trình xử lý nợ xấu thống nhất. Đối với số tiền vài tỷ đồng trở lên việc CBTD đôn đốc, thu hồi nợ tương đối khó khăn do khi đó hầu hết khách hàng đã rơi vào tình trạng khó khăn tài chính, mất khả năng thanh toán.
- Cơ chế chính sách của Agribank đôi khi quá cứng nhắc, khi thì lỏng lẻo dễ tạo kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Trong một thời gian dài, cơ chế ràng buộc, truy cứu trách nhiệm và đền bù vật chất đối với các cá nhân, tập thể trong quá trình cho vay để phát sinh rủi ro, thất thoát vốn còn lỏng lẻo.
- Thực tế vẫn còn một trường hợp khoản nợ xấu tồn tại nhiều năm không xử lý được, TSĐB xuống cấp và giảm sút giá trị dẫn đến vốn ngân hàng bị tổn thất nhưng vẫn chưa có cơ chế xử lý phù hợp đối với CBTD trực tiếp thẩm định và người phê duyệt cho vay, dẫn đến sự thiếu công bằng, không khuyến khích cũng như tạo áp lực cho mỗi cán bộ tích cực nỗ lực trong quản trị và xử lý nợ xấu.
Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng mới chỉ được thực hiện đối với các khách hàng là tổ chức và các khách hàng hộ gia đình, cá nhân có mức dư nợ trên 500 triệu đồng, do đó đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có
mức vay dưới 500 triệu đồng sẽ không có đầy đủ thông tin để đánh giá xếp hạng mà chỉ thực hiện phân loại nợ căn cứ vào chỉ tiêu định tính đó là thời gian quá hạn, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng tới việc xác định và phân loại nợ đối với những khách hàng này, đồng thời chưa phản ảnh thực chất chất lượng tín dụng và tình hình nợ xấu của Agribank
- Bên cạnh đó, với các chỉ tiêu phi tài chính, việc đánh giá chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của người chấm điểm nhưng chưa có chế tài kiểm soát thường xuyên mức độ xác thực của thông tin được nhập vào hệ thống XHTDNB nên trong một số trường hợp kết quả xếp hạng tín dụng có thể bị làm sai lệch do vô tình hoặc cố ý.
Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Xử lý tài sản đảm bảo đối với khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn do chủ yếu là nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị đặc thù, tài sản thế chấp hầu hết có giá trị lớn gắn liền trên đất thuê do đó khó khăn trong việc tìm khách mua. Bên cạnh đó quy trình xử lý TSĐB còn nhiều bất cập và thường xảy ra tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản.
- Môi trường pháp lý cho xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu... còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, chậm đổi mới, bổ sung chỉnh sửa; các văn bản quy định về thẩm quyền của người cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố chưa đồng bộ.
- Quy trình phát mại tài sản còn phức tạp, hiệu quả phối hợp với các cơ quan ban ngành như toà án, cơ quan thi hành án. chưa cao, không có cơ chế cưỡng bức buộc người vay vốn có nghĩa vụ giao TSBĐ cho ngân hàng xử lý khi không có khả năng trả nợ, điều này dẫn đến khách hàng nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, gây khó khăn, chậm chễ cho quá trình xử lý nợ xấu tại chi nhánh.
- Quá trình khởi kiện hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với những truờng hợp khách hàng doanh nghiệp, mặc dù đã có phán quyết của tòa án nhung quá trình thi hành án cũng không đơn giản, do tài sản của doanh nghiệp đa số là dây chuyền máy móc, thiết bị mang tính đặc thù hoặc tài sản có giá trị lớn.
- Một số cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố tình làm sai quy định để vụ lợi cá nhân là nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng cao, gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những biến động của nền kinh tế dẫn đến hàng loạt các ngành, lĩnh vực kinh doanh gặp khó khăn, hoạt động của khách hàng bị suy giảm, thu hẹp, đồng nghĩa với xu huớng gia tăng nợ xấu ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại các Chi nhánh khu vực Đồng Bằng Sông Hồng của Agribank, tác giả đã đua ra được những đánh giá chi tiết đối với từng biện pháp hiện tại các chi nhánh tại khu vực này đang áp dụng. Từ đó rút ra những kết quả tích cực mà các biện pháp đó mang lại đồng thời đưa ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, tác giả sẽ đưa ra những biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Agribank - các Chi nhánh khu vực Đồng Bằng Sông Hồng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -
CÁC CHI NHÁNH KHU Vực ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CÁC CHI NHÁNH KHU Vực ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2020.