3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Trong hoạch định chính sách, Chính phủ cần cân đối một cách hợp lý giữa mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định huớng đột ngột gây ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Không ngừng tạo môi truờng pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tu. Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc báo cáo tài chính, thanh toán không dùng tiền mặt... đảm bảo tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý, an toàn và hạn chế phát sinh nợ xấu.
- Hoàn thiện các Luật, văn bản pháp luật có liên quan, tạo môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các văn bản pháp lý liên quan đến việc xử lý phát mại tài sản thế chấp, nhằm giải toả những ách tắc trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp hiện nay.
- Quan tâm phát triển thị trường mua bán nợ, không chỉ dừng lại ở các tổ chức trong nước mà cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của các đối tác nước ngoài, những đối tác giàu kinh nghiệm. Ban hành quy định cụ
thể xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ, các ưu đãi đối với hoạt động mua bán nợ, có chế tài đặc biệt làm công cụ xử lý nợ... trao cho các tổ chức mua bán nợ quyền lực mạnh hơn
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Thực hiện triệt để tái cơ cấu các NHTM, tập trung xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
- Ban hành đồng bộ các văn bản pháp lý, hỗ trợ hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM như hướng dẫn hoạt động mua bán nợ, khai thác tài sản giữa Công ty quản lý nợ với các tổ chức, cá nhân khác hoặc ngược lại; hướng dẫn xử lý tổn thất khi các NHTM mua bán nợ; hướng dẫn xử lý TSBĐ; quy chế chuyển nợ thành vốn góp... tạo hành lang pháp lý cho các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu.
- Nâng cao chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro; tăng cường thu thập, cung cấp nhiều sản phẩm cảnh báo rủi ro tín dụng; thường xuyên cập nhật, xử lý kịp thời thông tin tại kho dữ liệu CIC phục vụ cho các TCTD khai thác và sử dụng trongquá trình cấp tín dụng
3.3.3. Kiến nghị vói Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- Trong chiến lược kinh doanh, cần nghiên cứu, phân tích và xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó.
- Ban hành đồng bộ (sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới) hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp; quy trình thẩm định cho vay hộ gia đình, cá nhân; quy trình xử lý TSBĐ... đặc biệt là các văn bản hướng dẫn xử lý nợ như cơ cấu nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; mua lại tài sản hình thành từ vốn vay; chi phí môi giới thu hồi nợ...
- Hoàn thiện mô hình tổ chức tại chi nhánh loại I theo hướng: Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp Trụ sở chính, nhằm nâng cao tính độc lập trong công việc của đội ngũ kiểm tra viên; thành lập phòng quản lý rủi ro để triển khai thực hiện tốt chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tại chi nhánh; thành lập bộ phận xử lý nợ độc lập với bộ phận cho vay, đảm bảo tính chuyên môn hóa đồng thời nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu.
- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm XHTDNB theo hướng có sự kiểm soát
và ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí chấm điểm, hạn chế tình
trạng chấm điểm xếp hạng khách hàng theo ý chí chủ quan của CBTD.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của AMC thuộc Agribank, tạo điều kiện bổ sung vốn điều lệ cho công ty, khuyến khích phát triển nghiệp vụ mua bán nợ không chỉ của Agribank mà còn của các TCTD khác. Xây dựng cơ chế khuyến khích đối với cán bộ nhân viên AMC trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu như chế độ tiền lương, khen thưởng, ưu tiên trong công tác đào tạo, tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước, tạo cơ hội nâng cao nghiệp vụ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 luận văn đã trình bày khái quát định hướng đến năm 2020 của Agribank nói chung và các chi nhánh khu vực Đồng bằng Sông Hồng nói riêng. Dựa trên thực trạng những mặt hạn chế của công tác xử lý nợ xấu tại Agribank - Các chi nhánh khu vực Đồng bằng Sông Hồng được phân tích ở Chương 2, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại. Bên cạnh đó, luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và Agribank.
KẾT LUẬN
Công tác xử lý nợ xấu đang là đề tài được các Ngân hàng thương mại cũng như các cơ quan chức năng của Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tìm ra những biện pháp xử lý nợ xấu để hệ thống ngân hàng có thể hoạt động một cách
an toàn và hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xử lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng năng lực tài chính của NHTM Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập và phát triển là một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “Nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam các chi nhánh khu vực đồng bằng Sông Hồng” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong
những vấn đề thời sự cấp bách hiện nay ở Agribank - Các chi nhánh khu vực Đồng bằng Sông Hồng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói riêng. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý luận cơ bản về NHTM và các hoạt động của NHTM; làm rõ khái niệm nợ xấu, đưa ra những nhận thức mới về nợ xấu và phân loại nợ xấu; tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu, tác động của nợ xấu đến nền KT-XH nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã làm rõ khái niệm về xử lý nợ xấu, nội dung xử lý nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu của NHTM. Tham khảo kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số NHTM trong nước là : Vietcombank, Vietinbank để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và là cơ sở thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH.
tác tổ chức xử lý nợ xấu của Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH giai đoạn từ 2015 đến 2017 nhận thấy, cùng với sự tăng trưởng của tín dụng, nợ xấu cũng gia tăng qua các năm, nợ đã XLRR từ nguồn DPRR tín dụng cũng tăng theo. Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu, công tác tổ chức xử lý thu hồi nợ xấu tại Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH trong thời gian qua. Để xử lý nợ xấu, Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH đã tổ chức thực hiện một số biện pháp như đôn đốc thu hồi nợ; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý bằng nguồn DPRR tín dụng; miễn, giảm lãi tiền vay hoặc khởi kiện đối với các trường hợp khách hàng cố tình không hợp tác với ngân hàng... Kết quả phân tích cho thấy, công tác quản trị rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu trong thời gian qua của Agribank tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:
• Công tác quản trị rủi ro tín dụng được nâng lên, hoạt động tín dụng tương đối an toàn, hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn và sinh lời. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp dưới 3%, phản ánh tương đối chính xác chất lượng hoạt động tín dụng của Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH.
• Công tác chỉ đạo xử lý nợ xấu được triển khai nghiêm túc và thống nhất trong toàn chi nhánh, việc xử lý các khoản nợ xấu đã góp phần làm trong sạch bảng tổng kết tài sản, tăng khả năng tài chính của Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH.
• Thực hiện phân loại tài sản “có”, trích lập DPRR đúng quy định, tạo lập được quỹ dự phòng đủ lớn để xử lý những khoản rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu của Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH như cơ chế xử lý nợ xấu của Agribank vẫn còn một số bất cập; việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu tại Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH chưa thực sự đa
dạng, hiệu quả chua cao; cơ cấu tổ chức bộ máy xử lý nợ xấu chưa thực sự đồng bộ, việc xác định và phân loại nợ xấu vẫn còn những hạn chế nhất định; nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng.
- Quá trình nghiên cứu, kết hợp đúc kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số NHTM trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH trong thời gian tới, cụ thể như sau:
• Thành lập bộ phận xử lý nợ xấu chuyên trách • Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ • Nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu phát sinh • Hoàn thiện công tác xử lý rủi ro
Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Agribank với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank (2014), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank.
2. Agribank (2017), Phương án triển khai nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.
3. Agribank, Mô hình tổ chức Agribank - Các chi nhánh khu vực Đồng bằng sông Hồng.
4. Agribank, Sổ tay tín dụng Agribank
5. Nguyễn Kim Anh (2008), Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Học viện Ngân hàng. Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Bình (2016), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Trung Yên, Hà Nội.
7. Trương Minh Châu (2013), Hạn chế nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hải Châu - Đà Nắng. Trường đại học Đà Nang.
8. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai. Trường Đại học Đà Nang
9. Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam, năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Thống kê.
10. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.
11. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2012), Quyết định số 780/QĐ-NHNN Quy định về phân loại nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
12. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN về quy định phân loại TS có, mức trích lập và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
13. Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu. Tạp chí Ngân hàng. tr17-22.
14. Nguyễn Hồng Thu (2016), Xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại - kinh nghiệm của Indonesia. NXB Khoa học xã hội.
15. Kim Xuân Trường (2015), Xử lý nợ xấu tại NHTMCP Phát triểnThành phố Hồ Chí Minh - PGD Triều Khúc, Thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia. Hà Nội.
16. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. NXB Tài Chính. 17. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. NXB Thống kê.
18. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng.