Nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu 0958 nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam các chi nhánh khu vực đồng bằng sông hồng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ phòng ngừa, xử lý nợ xấu: Hiện nay, ở Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá và ra quyết định cho vay của các NHTM. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN mới chỉ cung cấp thông tin trên cơ sở kho dữ liệu do các NHTM cung cấp, chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập. Khi các ngân

hàng không được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin hiệu quả, làm cơ sở cho các quyết định cho vay, thì nguy cơ nợ xấu gia tăng là điều khó tránh khỏi. Chẳng hạn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhưng do chế độ công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ thì công ty đó có thể vẫn được coi là công ty tốt và quyết định cho vay của ngân hàng sẽ vô hình chung làm nợ xấu gia tăng. Hiện nay việc khai thác thông tin khách hàng thường thông qua báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, báo cáo do khách hàng lập thường không được kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực, do vậy bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cán bộ ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ CIC... Ngoài ra, CBTD còn phải khai thác thông tin thị trường liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như tình hình cung cầu, giá cả, cạnh tranh... Sau khi thu thập được các nguồn thông tin, CBTD cần phải sàng lọc, phân tích thông tin giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời. Để xây dựng được hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, Agribank cần không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thu thập và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị để Ban lãnh đạo có thể tiếp nhận được nguồn thông tin đáng tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hệ thống phải đảm bảo cập nhật, lưu trữ và cung cấp đầy đủ các thông tin về khách hàng, về khoản vay, về các khoản nợ xấu đã phát sinh cũng như đang tồn tại, các thông tin liên quan đến quá trình xử lý nợ xấu... trên phạm vi toàn hệ thống. Đối tượng sử dụng, khai thác các thông tin này sẽ được phân cấp theo từng User truy nhập, đảm bảo tính bảo mật, theo đúng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm. Với việc thiết lập hệ thống dữ liệu về nợ xấu sẽ giúp cho công tác tiếp nhận lại các khoản nợ xấu cũng như việc kiểm tra, giám sát quá trình xử lý nợ xấu được thuận tiện, cán bộ quản lý các cấp có

thể theo dõi thường xuyên và đưa ra biện pháp chỉ đạo kịp thời, đảm bảo công tác xử lý nợ xấu được thực hiện hiệu quả và khách quan. Khi có thông tin về các khoản nợ xấu như: quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguyên nhân khách hàng không có khả năng trả nợ, các biện pháp ngân hàng đã thực hiện khi xảy ra rủi ro, xử lý thu hồi nợ xấu... cán bộ quản lý nợ sẽ đưa ra được các chính sách, phương án xử lý, thu hồi nợ xấu có hiệu quả hơn.

- Nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu phát sinh: Đi đôi với việc xử lý dứt điểm nợ xấu, Agribank - các chi nhánh KV ĐBSH cần có biện pháp tích cực, phù hợp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nợ xấu có thể sẽ phát sinh. Đây là giải pháp thường xuyên, đặt ra ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh, do đó đòi hỏi người điều hành, lãnh đạo đến các CBTD trong toàn chi nhánh phải quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:

• Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các giới hạn tín dụng, phù hợp với các lĩnh vực, ngành kinh tế, vùng kinh tế và nhóm khách hàng... Trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trường, đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực, khách hàng chủ yếu, cần xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ nhất định.

• Chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng, các quy định về bảo đảm tiền vay;không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua bất cứ một khâu nào của quy trình cấp tín dụng; tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng, áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản và đối tượng liên quan trong kinh doanh tín dụng. Khi thấy khách hàng có biểu hiện khó khăn về tài chính, CBTD phải trực tiếp tư vấn cho khách hàng về bán sản phẩm, thu hồi công nợ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, yêu cầu người vay giảm bớt kế hoạch đầu tư trung, dài hạn, hạn chế mua sắm tài

sản chưa thật cần thiết, thậm chí phải kiểm soát thu nhập và chi phí của người vay để tập trung nguồn trả nợ ngăn chặn nợ xấu phát sinh.

• Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng, thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động kiểm tra cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra. Hiện nay bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Agribank - các chi nhánh KV ĐBSH vẫn theo mô hình chịu sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh, do đó chưa đảm bảo tính độc lập khách quan, đồng thời hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt được như mong muốn. Để nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần sắp xếp lại theo mô hình trực thuộc Hội đồng thành viên, nhằm nâng cao tính độc lập và tăng hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

• Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng CBTD nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư; thẩm định khách hàng vay vốn trên các phương diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, môi trường, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ; thẩm định tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, phòng chống rủi ro... để hạn chế những rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0958 nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam các chi nhánh khu vực đồng bằng sông hồng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w