Để phát huy hiệu quả xử lý nợ xấu, Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH cần thành lập bộ phận xử lý nợ chuyên trách. Theo đó các thành viên của Phòng xử lý nợ sẽ chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu và không trực tiếp tham gia cho vay. Phòng xử lý nợ hoạt động theo quy chế riêng; là đầu mối triển khai văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu trong toàn chi nhánh; phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong xử lý nợ xấu, điều này sẽ tạo ra sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo tính khách quan và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó cần xây dựng quy trình xử lý nợ xấu thống nhất, là công cụ hữu hiệu trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, giúp cho các bộ phận khi phát sinh nợ xấu chủ động áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở kết quả phân loại nợ theo định kỳ hàng quý, ngân hàng xác định đuợc các khoản nợ xấu; truờng hợp khoản nợ xấu thuộc thẩm quyền xử lý của chi nhánh loại III, sẽ giao cho CBTD xác định nguyên nhân phát sinh nợ xấu và đề xuất biện pháp xử lý thu hồi cụ thể, phối hợp với tổ xử lý nợ xấu tại chi nhánh loại III tập trung tổ chức thực hiện các biện pháp để xử lý thu hồi khoản nợ xấu. Truờng hợp khoản nợ xấu thuộc phạm vi phân cấp xử lý của Phòng xử lý nợ, các chi nhánh loại III có trách nhiệm gửi hồ sơ khoản nợ kèm theo báo cáo phân tích nợ với đầy đủ thông tin, chứng cứ về tình trạng khoản nợ của khách hàng cho Phòng xử lý nợ. Ngay sau khi tiếp nhận khoản nợ xấu phát sinh, trên cơ sở hồ sơ khoản nợ xấu, lãnh đạo phòng sẽ chuyển hồ sơ khoản nợ cho chuyên viên xử lý nợ xấu để tiến hành rà soát khoản vay, thu
thập thông tin, phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, TSBĐ và thiện chí của khách hàng... Ngoài ra, cán bộ xử lý nợ xấu phải rà soát và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến TSBĐ, đánh giá lại giá trị TSBĐ. Trường hợp giá trị tài sản bị giảm sút, cần yêu cầu bổ sung tài sản hoặc đề xuất thay thế TSBĐ tiền vay. Kế hoạch hành động của Phòng xử lý nợ xấu, có thể thực hiện theo hai hướng sau:
- Chiến lược giữ lại', được áp dụng khi đánh giá khoản nợ có đầy đủ điều kiện để xử lý thu hồi, chi nhánh cần duy trì mối quan hệ với khách hàng và phối hợp với các cơ quan pháp luật để tiếp tục xử lý thu hồi.
- Chiến lược rút lui: được áp dụng với những khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi hoặc có thể thu hồi nhưng thời gian xử lý kéo dài. Phòng xử lý nợ xem xét, đánh giá và tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển giao cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản dưới hình thức mua bán nợ hoặc hợp đồng xử lý nợ có thu phí. Đồng thời với việc thực thi kế hoạch, cán bộ xử lý nợ xấu tại chi nhánh có trách nhiệm ghi chép, cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin nợ xấu, đảm bảo đầy đủ, trung thực, khách quan