- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp: Trên cơ sở kết quả phân tích và phân loại nợ xấu, CBTD cần tiến hành đôn đốc khách hàng trả nợ trong thời gian ngắn nhất. Đây được xem là biện pháp thu hồi nợ ít tốn kém nhất nhưng mang lại hiệu quả tương đối lớn. Sau khi phân tích đánh giá các khoản nợ xấu, nợ đã XLRR, chi nhánh cần làm việc trực tiếp với khách hàng, nhiều khách hàng có thể trả ngay được một phần khoản nợ và có kế hoạch trả nợ dần trong tương lai, do vậy phải động viên, phối hợp, tiếp tục hỗ trợ khách
hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh, có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Để làm đuợc điều này về phía ngân hàng, cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về Kinh tế - Xã hội, đặc biệt phải có quá trình làm việc, am hiểu lịch sử khách hàng. Về phía khách hàng vay vốn, phải hợp tác với ngân hàng, quyết tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận để trả nợ ngân hàng. Cách làm này tuơng đối phù hợp khi tiến hành thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR của khách hàng là hộ gia đình, cá nhân nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là cách làm có hiệu quả trong quá trình xử lý thu hồi nợ xấu, đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc.Đối với các truờng hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cần phối hợp tốt với các cơ quan bảo vệ pháp luật để khởi kiện, phát mại TSĐB thu hồi nợ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, ngân hàng cần có cơ chế khen thuởng hấp dẫn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng thu hồi nợ xấu, bao gồm cả cán bộ nhân viên ngân hàng; cần xây dựng nguyên tắc khen thuởng theo tỷ lệ phần trăm giá trị nợ xấu thu hồi đuợc để tối đa hoá giá trị các khoản nợ xấu thu hồi. Truờng hợp những khoản nợ xấu do chủ quan cán bộ ngân hàng gây ra, cần kiểm tra, xác minh và quy trách nhiệm cụ thể, buộc phải bồi hoàn, nếu không thực hiện đuợc phải xử lý nghiêm túc. Nếu cán bộ ngân hàng cố ý làm trái quy định, lợi dụng mối quan hệ với khách hàng để rút vốn ngân hàng thì phải truy tố truớc pháp luật. Bên cạnh đó, cần phối hợp những biện pháp xử lý nợ khác có tính chủ động và linh hoạt nhu đẩy mạnh việc chuyển nợ vay thành vốn góp vào những doanh nghiệp có triển vọng. Tức là ngân hàng chuyển số tiền từ hình thức cho vay sang hình thức góp vốn và tham gia vào điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhuợng cổ phần.
hành quy định về trích lập và sử dụng DPRR để XLRR tín dụng trong hoạt động ngân hàng là cơ sở pháp lý cho các TCTD chủ động tạo lập nguồn tài chính để bù đắp cho những rủi ro tổn thất có thể xảy ra. Thực tế cho thấy, xử lý nợ xấu bằng giải pháp này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong số các giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam. Đây là giải pháp mà ngân hàng hoàn toàn chủ động thực hiện, không phụ thuộc vào khách hàng, đồng thời dễ dàng xử lý các khoản nợ xấu trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng. Để đảm bảo tình hình tài chính và chủ động bù đắp rủi ro tín dụng, Agribank - Các chi nhánh KV ĐBSH cần tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng. Bên cạnh đó, cần quan tâm chú trọng nâng cao hiệu quả việc tăng cường trích lập và sử dụng hợp lý, kịp thời quỹ DPRR tín dụng, cụ thể như: cần thực hiện phân loại nợ một cách chính xác, phản ánh đúng tình hình tài chính khách hàng, đặc biệt là đối với các trường hợp phân loại nợ trên cơ sở kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB; việc trích lập DPRR tín dụng phải đảm bảo trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính trích lập dự phòng; trường hợp tài sản thế chấp không đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý dẫn đến Agribank không có quyền phát mại, hoặc không phát mại được, thì giá trị khấu trừ của tài sản phải coi là bằng không để thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Về sử dụng quỹ dự phòng để XLRR tín dụng, cần quy định cụ thể về việc sử dụng quỹ dự phòng để XLRR đối với các khoản nợ xấu theo quy định hiện hành như: sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp đối với các khoản nợ xấu theo thứ tự ưu tiên: những khoản nợ không có khả năng thu hồi, những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn; quy định một khoảng thời gian tối đa để xử lý nợ bằng giải pháp thu nợ trực tiếp trước khi sử dụng quỹ DPRR tín dụng; tăng cường sử dụng nguồn dự phòng chung để bù đắp rủi ro tín dụng đối với các trường hợp đã xử
lý phát mại tài sản thế chấp nhưng số tiền bán tài sản không đủ thu hồi nợ gốc vay ngân hàng; tránh tình trạng số tiền dự phòng chung đã trích tương đối lớn, nhưng không được sử dụng để bù đắp rủi ro tín dụng.
- Bán các khoản nợ xấu: Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác theo quy định hiện hành. Việc bán các khoản nợ xấu sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý được nợ xấu, thu hồi nợ vay tối đa, tập trung cho công việc kinh doanh mới của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không chịu ảnh hưởng từ việc giải quyết nợ tồn đọng với khách hàng. Hơn nữa, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp và tận dụng được lợi thế về thông tin, quy mô, quyền hạn... đặc biệt không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng nên việc xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn. Biện pháp này được thực hiện rất thành công ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, tuy nhiên ở các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, việc thực hiện biện pháp bán nợ mới chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định, chưa trở thành một biện pháp chủ đạo trong công tác xử lý nợ xấu. Bán nợ xấu sẽ giúp cho ngân hàng tận thu hồi tối đa khoản nợ xấu, khắc phục và xử lý được nợ tồn đọng, làm trong sạch, lành mạnh bảng cân đối kế toán, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Thông thường, các khoản mua bán nợ hiện nay của các NHTM là các khoản nợ xấu, tồn đọng đã lâu, khó xử lý bằng các biện pháp thông thường trong khi các biện pháp khác (như góp vốn đầu tư kinh doanh, nhận gán nợ và chuyển đổi mục đích sử dụng đối với tài sản đảm bảo...), ngân hàng không có đủ năng lực tài chính hoặc hành lang pháp lý để thực hiện. Biện pháp bán toàn bộ khoản nợ được đánh giá là tương đối hiệu quả, một mặt ngân hàng nhanh chóng thu được tiền về để thực hiện quay vòng vốn, mặt khác nhằm giảm nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín dụng, giảm chi phí
quản lý và xử lý các khoản nợ xấu. Để phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp này, ngoài điều kiện khách quan là thị truờng mua bán nợ xấu phải phát triển thì trên cơ sở các quy định hiện hành của NHNN về mua bán nợ, Agribank cần linh hoạt, chủ động trong việc bán nợ, không chỉ thực hiện bán các khoản nợ ngoại bảng mà còn đẩy mạnh việc bán các khoản nợ xấu nội bảng, không chỉ bán nợ cho VAMC mà còn chủ động tìm kiếm các đối tác khác để bán nợ nhằm nâng cao tính cạnh tranh và nâng cao giá bán nợ.