Bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1047 phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về công tác phát triển dịch vụ Ngân hàng từ các Ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam, luận văn rút ra một số bài học đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam như sau:

Một là, phát triển khách hàng, thị phần dựa trên cơ sở tổ chức khảo sát thị trường; đánh giá tiềm năng phát triển SPDV tại địa bàn, phân loại khách hàng, phân đoạn thị trường, rà soát đánh giá hệ thống SPDV. Cụ thể là, Agribank cần gia tăng các vị trí giao dịch thuận lợi, gần nơi đông dân cư, tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận với các SPDV của Ngân hàng. Mở rộng mạng lưới để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và tăng hiệu quả kinh doanh. Song song với việc phát triển mạng lưới cũng nên tiến hành rà soát những điểm giao dịch hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhằm cắt giảm chi phí.

Hai là, xây dựng chiến lược tập trung quảng bá từng SPDV trong từng thời điểm, đa dạng hóa các kênh quảng bá thương hiệu, quảng cáo để giới thiệu SPDV. Bố trí chuyên gia quan hệ cộng đồng (PR- Public Relation) chuyên nghiệp, có mối quan hệ thường xuyên và hiệu quả với các cơ quan thông tin đại chúng, với phóng viên theo dõi chuyên ngành.

Ba là, xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Cần đầu tư, lựa chọn công nghệ hiện đại, phát triển nhiều sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khơi gợi nhiều nhu cầu tiềm năng của khách hàng.

Bốn là, cần tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam để thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.Trong tương lai Agribank cần có được thương hiệu nổi tiếng như ANZ, HSBC.

Năm là, xây dựng kế hoạch triển khai các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tự đào tạo tại chi nhánh phát triển nhận thức về SPDV và tầm quan trọng trong phát triển SPDV. Thông qua đó xác định được con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các SPDVNH.

Sáu là, tăng cường quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, giảm nợ xấu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Bảy là, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. Cần chăm sóc khách hàng từ trước, trong và cả sau khi đã cung cấp SPDV, tiếp thu, đón nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía khách hàng để hoàn thiện về tính năng, tiện ích SPDV cũng như cách thức phục vụ. Có như vậy khách hàng mới thực sự gắn bó lâu dài và trở thành những khách hàng thân thiết, trung thành của Ngân hàng, góp phần tạo dựng uy tín, hình ảnh ,phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về dịch vụ Ngân hàng và phát triển dịch vụ Ngân hàng thương mại từ khái niệm, đặc điểm, phân loại , các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Ngân hàng. Chương 1 cũng đã nêu được kinh nghiệp phát triển DVNH tại một số Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước và rút ra được bài học kinh nghiệm cho Agribank trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng. Đây là cơ sở giúp các nhà quản trị Ngân hàng hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. Dựa trên những cơ sở lý luận, xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động NHTM hiện nay, việc phát triển dịch vụ Ngân hàng trở thành mục tiêu thiết yếu trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÁNG HẠ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Một phần của tài liệu 1047 phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w