Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1047 phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 118 - 123)

Với tình hình thực tế số lượng giao dịch ngày càng tăng cao, Agribank phải sớm nâng cấp, cải thiện khả năng đáp ứng của đường truyền công nghệ thông tin, đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt và ổn định, tiết kiệm thời gian cho khách hàng và cả Ngân hàng, đặc biệt để giữ được uy tín của Agribank. Cụ thể là:

- Hệ thống IPCAS: Đánh giá lại toàn bộ hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ thống ứng dụng IPCAS để nghiên cứu phương án, xây dựng đề án tiếp tục nâng cấp hoặc mua sắm mới thay thế trong thời gian tới.

- Nâng cấp hệ thống mạng WAN cho chi nhánh nhằm nâng cao băng thông, ổn định tốc độ đường truyền giữa Trụ sở chính và chi nhánh.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng với kế hoạch và lộ trình chi tiết như: dự án E-Banking, dự án phát hành và thanh toán thẻ Chip theo chuẩn EMV, dự án Contact Center... để sớm triển khai các dịch vụ Agribank còn thiếu so với thị trường. Triển khai và hoàn thành các dự án thanh toán song phương với các Ngân hàng, kho bạc nhà nước; Triển khai hệ thống thu ngân sách qua Internet; xây dựng đề án, đấu thầu và triển khai giải pháp quản lý quan hệ khách hàng CRM, các đề án về bảo mật hệ thống, hệ thống quản lý nội dung doanh nghiệp ...

DataWarehouse nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo phục vụ công tác quản lý tới từng SPDV và đối tuợng khách hàng. Xây dựng chuơng trình khai thác thông tin tự động về khách hàng, nhóm khách hàng trên IPCAS.. .để phục vụ công tác phân đoạn thị truờng, thiết kế SPDV phù hợp.

- Agribank cần rà soát, đánh giá các dịch vụ trong danh mục hiện có để nắm đuợc hiệu quả của từng sản phẩm, khó khăn vuớng mắc trong quá trình triển khai, trên cơ sở đó có kế hoạch tập trung phát triển những dịch vụ hiệu quả, đầu tu và mở rộng những sản phẩm thế mạnh, mang lại hiệu quả cao.

- Liên kết các dịch vụ hiện có thành các gói dịch vụ cung cấp, kết hợp thêm với các nhà cung cấp dịch vụ khác, xây dựng các gói sản phẩm cho từng đối tuợng khách hàng cụ thể. Ban hành các gói dịch vụ huớng tới nhiều đối tuợng khách hàng khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả bán SPDV và tạo ra nhiều uu đãi cho khách hàng.

- Nghiên cứu và triển khai các dịch vụ huớng tới đối tuợng khách hàng cá nhân, hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hạn chế rủi ro và khai thác hiệu quả của các dịch vụ hiện có.

- Truờng Đào tạo cán bộ của Agribank cần xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn bài bản theo các cấp độ cơ bản, chuyên sâu, cập nhật định kỳ song song với cơ chế đào tạo có tính kế thừa. Tìm kiếm đối tác đào tạo chuyên nghiệp có thể hợp tác lâu dài tránh tình trạng đào tạo không có hệ thống, nội dung đào tạo lặp đi lặp lại gây lãng phí.

- Xây dựng lực luợng cán bộ chuyên gia viên về tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tăng cuờng hợp tác quốc tế để tiếp cận với công nghệ cao của các Ngân hàng thuơng mại khu vực và trên thế giới.

- Đào tạo kiến thức hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là chuơng trình ngoại ngữ, vi tính phục vụ áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào đánh giá kết quả phát triển dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là nghiên cứu phân tích đánh giá các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tồn tại của việc phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Chuong 2, Chuong 3 đã trình bày các định huớng và mục tiêu phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2020 của NHNoN&PTNT Việt Nam nói chung, của NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng. Trên co sở đó, Luận văn đã mạnh dạn đề xuất kiến nghị hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh, từ co chế chính sách chung đến giải pháp về phát triển con nguời, về công nghệ, về marketing Ngân hàng,... Các giải pháp này có liên quan mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau, khi áp dụng phải mang tính đồng bộ và tùy từng điều kiện cụ thể để uu tiên lựa chọn áp dụng giải pháp cho hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.

KẾT LUẬN

Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các NHTM ở mỗi quốc gia mang tính chất toàn cầu hóa ngày càng cao và xu huóng các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lón trong tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các NHTM Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 10% tổng thu nhập). Vì vậy, yêu cầu phát triển dịch vụ Ngân hàng cả về qui mô và chất luợng đang là yêu cầu cấp thiết ở mỗi Ngân hàng.

Những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng, buóc đầu đã có những thành tích khả quan. Tuy nhiên, so vói tiềm năng của thị truờng và yêu cầu phát triển nền kinh tế tài chính thì chua tuơng xứng, đòi hỏi Chi nhánh phải cố gắng nhiều hơn nữa, áp dụng nhiều giải pháp khả thi hơn để phát triển dịch vụ Ngân hàng.

Luận văn đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học, kết hợp vói các số liệu minh họa từ hoạt động thực tiễn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ Ngân hàng và phát triển dịch vụ Ngân hàng, từ khái niệm, phân loại dịch vụ Ngân hàng, đặc điểm, các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ Ngân Iiang,...

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ Ngân hàng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Láng Hạ, tập trung đi sâu vào các nội dung chính nhu: khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh, phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ,... từ đó đua ra những nhận xét đánh giá về kết quả đạt đuợc, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.

Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, định huóng phát triển dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam và của Chi nhánh, Luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi nhằm pháp triển dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh trong những năm tói.

Mặc dù đã rất cố gắng, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Đức Thảo; sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo AgribankLang Hạ cùng các đồng nghiệp song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp và những ai quan tâm để luận văn hoàn thiện hơn.

sách nhằm đổi mới hoạt động Ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Trần Đình Định (2005), Một số vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới ngành Ngân hàng, Tài liệu luu hành nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam.

3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà nội

5. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường,

Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê 7. Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội 8. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Tài Chính, Hà Nội

10. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng,

NXB Thống Kê, Hà Nội

11. Peter, S.R. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 12. Frederic, S. M. (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính

13. NHNo&PTNT Việt Nam, Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2010-2014

14. Thủ tuớng Chính phủ (2006), Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định huớng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tuớng Chính phủ).

15. NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánhLáng Hạ, Báo cáo tổng kết hoạt động sản phẩm, dịch vụ các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 06 tháng đầu năm 2015.

17. NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Láng Hạ, Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 06 tháng đầu năm 2015.

18. NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Láng Hạ, Báo cáo phân tích tài chính các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 06 tháng đầu năm 2015.

19. Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, NXB

Phương Đông.

20. Amoako, George K - International Business Research, April 2012, Vol 5, Issue 4, page 134. Improving Customer Service in the Banking Industry - Case of Ghana Commercial Bank.

21. Lawrence N. Kimando - International Journal of Business and Commerce Vol. 1, No.10, Jun 2012[82-105]. Factors That Affect Quality of Customer Service in the Banking Industry in Kenya: A Case Study of Postbank Head Office Nairobi.

22. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2009. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, do PGS.TS Vũ Công Tuấn hướng dẫn

23. Đào Lê Kiều Oanh, 2012. Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, do GS., TS. Nguyễn Thanh Tuyền hướng dẫn

24. Trần Xuân Hiệu. Phát triển Dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu 1047 phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w