Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu 1054 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH chính sách xã hội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 55)

1.4.1.1. Tại ngân hàng nông thôn và hiệp hội ngân hàngnôngnghiệp của Philippine

Để có thể triển khai thành công dịch vụ NHĐT đối với khu vực nông thôn thì ngân hàng cần chú trọng vào một số giải pháp sau:

- Nghiên cứu khách hàng và đặc thù hoạt động của ngân hàng để xây dựng các dịch vụ NHĐT phù hợp với khách hàng.

- Xây dựng lộ trình phát triển sản phẩm dịch vụ; xây dựng đề xuất kinh doanh bao gồm các yêu cầu về kinh doanh, kế hoạch phát triển, kế

hoạch triển

khai thí điểm.

- Từng bước triển khai thí điểm trên quy mô nhỏ, đưa ra các tiêu chí (tiết giảm chi phí, tăng tính minh bạch, tăng thu nhập cho ngân hàng...) làm

- Luôn luôn đáp ứng khả năng cung ứng tiền mặt khi khách hàng cần: Ngân hàng phải chú trọng vào việc phát triển kênh phân phối cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa tiền mặt và tiền trong tài khoản/ví/thẻ để tạo

sự linh

hoạt trong việc thanh toán bằng tiền mặt hoặc thu hút khách hàng.

- Tạo dựng lòng tin đối với khách hàng: Ngân hàng phải thiết lập sự ổn định, tin cậy của dịch vụ; có trung tâm chăm sóc khách hàng, giải đáp

các yêu

cầu thắc mắc của khách hàng và có giải pháp kịp thời để xử lý các rủi ro đối

với khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

- Tăng cuờng công tác thông tin tuyên truyền về dịch vụ NHĐT nhằm nâng cao kiến thức cho khách hàng đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu,

vùng xa. Xây dựng chiến luợc tiếp thị, truyền thông; đào tạo và huớng dẫn

khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ NHĐT.

- Chú trọng đầu tu hệ thống an ninh, bảo mật khi triển khai các dịch vụ NHĐT để tạo sự an toàn cho hệ thống và sự tin cậy cho khách hàng.

- Để tiết giảm chi phí đầu tu, giảm thời gian xây dựng hệ thống công nghệ và nhanh chóng đua sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, nên

xem xét

kết hợp với đối tác chuyên nghiệp đã có sẵn hạ tầng công nghệ thông tin và

1.4.1.2. Tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện ở Indonesia

Chính phủ Indonesia xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hướng đến 03 mục tiêu là phát triển đồng đều, xóa đói giảm nghèo và ổn định hệ thống tài chính. Đồng thời, cam kết sẽ tạo lập văn hóa tiết kiệm tại Indonesia. Trên cơ sở đó, một số ngân hàng tại Indonesia sử dụng giải pháp tài chính toàn diện (FI - Financial Inclusion) do công ty Collega cung cấp để cung cấp dịch vụ NHĐT tới khách hàng của mình. Giải pháp được sử dụng với một số đặc tính chính như sau:

- Dịch vụ NHĐT phục vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

- Khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT trên nhiều loại thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính, thiết bị kết nối với internet.

- Khách hàng được cung cấp ví điện tử và thẻ trả trước. Khách hàng có thể lựa chọn mở tài khoản hoặc không mở tài khoản tại ngân hàng.

- Cung cấp dịch vụ NHĐT thông dụng như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, truy vấn thông tin tài khoản và lịch sử giao dịch, thực hiện các giao dịch

thương mại điện tử,...

- Dịch vụ NHĐT cho đại lý: Đại lý thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ tiền mặt cho ngân hàng và thực hiện hưởng hoa hồng. Trong khoảng thời

gian cho phép một số ngày, đại lý phải có mặt tại ngân hàng để nộp tiền vào

và làm các thủ tục đối chiếu xác nhận.

Ngoài các chức năng giống các ứng dụng khác như cho phép xử lý các khoản thanh toán trong thời gian thực, rút tiền tại các máy ATM, chuyển tiền, thanh toán tại các quầy bán lẻ, tích hợp với các cửa hàng online (trực tuyến),... ứng dụng Kesh còn có thêm các chức năng về ngân hàng xã hội (social banking) và ATM xã hội (social ATM).

Với nhóm chức năng “ngân hàng xã hội”, ứng dụng cung cấp chức năng khách hàng thu hút khách hàng thông mới từ danh sách liên hệ của họ trên điện thoại, Facebook,.. Để mời khách hàng mới, khách hàng có thể gửi lời giới thiệu thông qua hình thức như SMS, e-mail,... tới một hoặc một số bạn bè thông qua chức năng “Giới thiệu” (recommend) hoặc sử dụng chức năng “Gửi tiền” (Send money) để gửi tiền hoặc thông báo cho bạn bè trong danh bạ điện thoại thông qua SMS.

Với chức năng ATM xã hội, khách hàng có thể thực hiện rút tiền từ một khách hàng khác thông qua việc hiển thị địa chỉ của các khách hàng khác hoặc các điểm chấp nhận thanh toán gần vị trí của mình có khả năng cung ứng tiền mặt, sau đó lựa chọn khách hàng gần mình và gửi đề nghị rút tiền từ họ. Khi khách hàng kia đồng ý, họ sẽ trao tiền mặt cho nhau và chuyển khoản từ tài khoản của khách hàng yêu cầu sang khách hàng cho rút tiền. Với chức năng này, ứng dụng đã được giải thưởng ngân hàng tại Đức năm 2015. Chức năng này đã giúp cho ngân hàng mở rộng mạng lưới ATM để khách hàng có thể rút tiền từ điểm chấp nhận thanh toán hoặc từ khách hàng khác.

Một phần của tài liệu 1054 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH chính sách xã hội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 55)

w