ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu 1054 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH chính sách xã hội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 101)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Sau gần 15 năm hoạt động, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt những mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra ban đầu là: (1) Tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; (2) nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; (3) tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; (4) huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo; (5) góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.

Việc ủy thác một số công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được với dịch vụ tín dụng của NHCSXH thuận lợi, nhanh chóng, tiết giảm được thời gian và chi phí đi lại,

đồng thời, thực hiện được nội dung công khai, dân chủ, tăng cường sự đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, nâng cao trách nhiệm của người vay trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, trả nợ NHCSXH. Hoạt động nhận ủy thác cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội có thêm điều kiện củng cố tổ chức của mình sát dân, gần dân hơn, hoạt động hiệu quả hơn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội, đoàn thể tốt hơn; năng lực của cán bộ Hội, đoàn thể được nâng cao kể cả ở những nơi vùng sâu, vùng xa, miền núi, làm cho hội viên gắn bó hơn với các tổ chức Hội, đoàn thể.

Việc NHCSXH ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng chính sách được giải ngân nhanh chóng, kịp thời, đến đúng các đối tượng thụ hưởng; giúp hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách có vốn SXKD, tạo thêm được việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện và dần ổn định cuộc sống. Thông qua việc thực hiện dịch vụ ủy thác, các tổ chức chính trị - xã hội có điều kiện củng cố tổ chức và thu hút hội viên; tham gia giám sát đảm bảo chính sách tín dụng được thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo...

Bên cạnh việc phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội đã động viên hội viên dành dụm chi tiêu, hăng hái thực hành tiết kiệm được 5.436 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho vay tại NHCSXH. Đồng thời, thường xuyên quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn với số tổ có chất lượng hoạt động khá, tốt chiếm trên 97%.

* Đối với hoạt động huy động vốn: Trong cơ cấu tổng nguồn vốn hiện nay cho thấy NHCSXH còn sử dụng nhiều nguồn vốn từ NSNN. Tuy nhiên,

để tự chủ hơn nguồn vốn, NHCSXH đã ban hành nhiều sản phẩm tiền gửi có tính đặc thù, mở rộng địa bàn huy động. Cụ thể, NHCSXH có sản phẩm tiền gửi cho tổ viên tổ TK&VV nhằm giúp các hộ vay vốn tiết kiệm những món tiền nhỏ trong giai đoạn dài phục vụ cho mục đích trả nợ vay của NHCSXH, thực hiện các dịch vụ thanh toán hoặc rút tiền mặt khi cần thiết. Trong năm 2016, NHCSXH đã ban hành các sản phẩm huy động vốn tại điểm giao dịch xã. Chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 2016, nguồn vốn huy động tại điểm GDX đã đạt 352 tỷ đồng. Những sản phẩm dịch vụ này đã đánh dấu thành công buớc đầu, tạo tiền đề cho NHCSXH đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ huy động vốn đẩy mạnh việc huy động vốn từ cộng đồng dân cu nhằm bổ sung nguồn vốn giải ngân các chuơng trình tín dụng chính sách, từ đó, giảm áp lực trần nợ công khi phát hành trái phiếu đuợc chính phủ bảo lãnh.

* Đối với hoạt động cho vay: Trong những năm gần đây, tăng truởng tín dụng hàng năm đạt 10%, thực hiện đúng theo chỉ tiêu chính phủ giao. Trong gần 15 năm hoạt động, đã có hơn 31,4 triệu luợt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tuợng chính sách đuợc vay vốn từ NHCSXH, với tổng doanh số cho vay đạt trên 421 nghìn tỷ đồng. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vuợt qua nguỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 3,3 triệu lao động; giúp trên 3,5 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đuợc vay vốn học tập; xây dựng trên 9,6 triệu công trình cung cấp nuớc sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn, gần 105 nghìn căn nhà tránh lũ cho hộ gia đình vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gần 520 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; gần 111 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách đuợc vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nuớc ngoài. Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chuơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

* Đối với hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Với lợi thế mạng lưới hoạt động rộng khắp, hoạt động thanh toán của NHCSXH ngày càng

được các

tổ chức và cá nhân tin tưởng sử dụng. Mặc dù, doanh số thanh toán chưa lớn

nhưng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ

ngày càng được mở rộng.

* Đối với dịch vụ NHĐT: Để làm cơ sở triển khai dịch vụ NHĐT, NHCSXH đã bước đầu thực hiện khảo sát nhu cầu khách hàng để đánh giá

tính hiệu quả khi triển khai dịch vụ. Với xu hướng phát triển của công nghệ

hiện nay và kết quả khảo sát cho thấy việc phát triển dịch vụ NHĐT của NHCSXH trong tương lai là đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại khu vực

nông thôn.

Đồng thời, với các mục tiêu cụ thể phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán; thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện của đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020” do Thủ tướng chính phủ phê duyệt là một cơ sở pháp lý vững chắc để NHCSXH đầu tư phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử đáp ứng nhu cầu của người dân tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

quá hạn luôn ở mức thấp, duới 1%. Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là chính sách đuợc triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một luợng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo...”.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Do hiện nay, NHCSXH chua triển khai dịch vụ NHĐT tới khách hàng mà mới cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống trên cơ sở nhiều dịch vụ thực hiện theo chỉ định của chính phủ nên trong quá trình hoạt động cũng gặp một số hạn chế làm ảnh huởng đến kết quả hoạt động chung. Cụ thể:

- Sản phẩm, dịch vụ chua đa dạng, phong phú: Do hoạt động nghiệp vụ đặc thù nên các chuơng trình cho vay và khách hàng vay vốn đuợc thực

hiện theo chỉ định của chính phủ với phân khúc đối tuợng khách hàng đã

đuợc xác định truớc nên số luợng sản phẩm cho vay không thể mở rộng. Đồng thời, trong thời gian vừa qua, phần lớn nguồn vốn đi phục vụ cho hoạt

động là nguồn vốn do chính phủ cấp hoặc đi vay của tổ chức tín dụng (TCTD)

theo quy định của chính phủ hoặc phát hành trái phiếu đuợc chính phủ bảo

lãnh nên NHCSXH chua có áp lực bắt buộc phải huy động vốn trên thị truờng

do đó danh mục sản phẩm huy động vốn còn rất ít dẫn tới tỉ trọng nguồn vốn

NHCSXH đã có các điểm giao dịch tại xã/phường với lịch giao dịch tối thiểu 01/lần trên tháng nhưng hoạt động chính tại điểm giao dịch là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và huy động vốn mà chưa thực hiện được các dịch vụ thanh toán nên chưa có các khoản thu từ dịch vụ.

- Do nguồn vốn hoạt động còn dựa nhiều vào nguồn vốn ngân sách hoặc đi vay từ TCTD nên hiệu quả khi ngân sách không kịp cấp nguồn vốn

hoặc thị trường có biến động lãi suất thì hoạt động tín dụng cũng bị ảnh hưởng lớn, làm giảm đi tính chủ động và linh hoạt của NHCSXH trong quá

trình điều hành và thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách.

- Mặc dù có mạng lưới hoạt động rộng lớn, được sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương các cấp và số lượng khách hàng rất lớn nhưng do

NHCSXH chưa có thêm các dịch vụ NHĐT nên chưa tận dụng được lợi thế

để triển khai các dịch vụ ngân hàng, tăng nguồn thu từ dịch vụ và nâng

cao uy

tín, vị thế của NHCSXH đối với khách hàng và người dân.

- Hoạt động thanh toán và cung cấp các dịch vụ còn nhiều hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một lượng rất nhỏ nhu cầu của người dân, quy

mô hoạt

động đang còn rất nhỏ. Mặc dù, NHCSXH có mạng lưới rộng khắp cả nước,

có số lượng khách hàng lớn, đặc biệt có thế mạnh đối với khu vực nông thôn

- Do khối lượng khách hàng phục vụ lớn, mạng lưới hoạt động rộng, có ủy thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ nên đôi khi thông

tin từ

ngân hàng tới khách hàng và ngược lại chưa được đầy đủ, nhanh chóng kịp

thời, thông tin còn chưa được trực tiếp, thiếu sự minh bạch.

- Do ủy thác thu lãi, thu tiết kiệm qua tổ trưởng nên sau khi khách hàng nộp tiền cho tổ trưởng, thông tin không được ghi nhận ngay vào hệ thống của ngân hàng mà đợi tới khi tổ trưởng tới giao dịch tại điểm GDX/ngân hàng thì giao dịch mới được ghi nhận nên đôi khi có xảy ra trường

hợp tổ trưởng chiếm dụng vốn của khách hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Do mạng lưới hoạt động rộng khắp, khối lượng khách hàng phải phục vụ lớn mà số lượng nhân sự mới ở mức độ hạn chế nên mặc dù đã tăng

cường ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ và công tác chỉ đạo điều

hành nhưng cũng chỉ mới đáp ứng tốt trong việc quản lý tín dụng chính sách.

- Do nguồn vốn hoạt động được cấp từ nguồn vốn chính phủ nên việc phê duyệt dự án đầu tư hệ thống ứng dụng CNTT cũng như quá trình

đầu tư

phải tuân thủ theo quy định của nhà nước, qua nhiều bước và nhiều cấp phê

vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, có nhiều điểm chua phủ sóng, chất luợng đuờng truyền kém, đôi khi mất sóng hoặc quá tải nên cũng sẽ ảnh huởng tới việc triển khai các dịch vụ NHĐT của hệ thống ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng. Đồng thời, tình trạng nghẽn mạng hoặc thông tin phản hồi không rõ ràng của các mạng viễn thông gây nên tình trạng nhập nhằng dữ liệu, thông tin chua đến đuợc khách hàng nhung không có phản hồi chính xác với ngân hàng làm ảnh huởng tới lợi ích của khách hàng và uy tín của ngân hàng.

- Khách hàng của NHCSXH phần lớn là nguời nghèo, đối tuợng chính sách, những nguời yếu thế trong xã hội, ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài

chính nói chúng và dịch vụ ngân hàng nói riêng, đặc biệt là dịch vụ NHĐT,

nên họ khá dè dặt và hạn chế khi giao dịch với ngân hàng hoặc sử dụng các

dịch vụ của ngân hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng có trình độ công nghệ còn hạn chế nên cũng sẽ là một rào cản lớn khi NHCSXH triển khai các dịch vụ NHĐT mặc dù họ nhận thức đuợc rằng sử dụng dịch vụ đó mang lại nhiều tiện ích cho họ.

Do ít thực hiện các dịch vụ tài chính cũng nhu giao dịch với ngân hàng nên tâm lý của khách hàng là muốn giao dịch trực tiếp với cán bộ ngân hàng để có thể diễn giải rõ ràng hơn nhu cầu của họ và mong nhận đuợc sự huớng dẫn trực tiếp. Khách hàng chua tin tuởng nhiều về mức độ bảo mật, an toàn của dịch vụ NHĐT, thông tin về tin tặc tấn công trên mạng luôn đuợc các phuơng tiện thông tin, báo chí nói đến hàng ngày, họ không thể biết đuợc hệ thống bảo mật của ngân hàng tốt đến đâu, có thể đủ để bảo đảm bí mật, an toàn cho tài sản cũng nhu các giao dịch của họ không.

NHCSXH hiện đang có gần triệu khách hàng vay vốn với hơn 20 chương trình tín dụng cho vay ưu đãi và hơn 8 triệu khách hàng có quan hệ với ngân hàng thông qua nhiều dịch vụ khác nhau. Ngoài những yêu cầu nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chung thì với lĩnh vực hoạt động tín dụng chính sách, mạng lưới hoạt động rộng khắp tới tận xã trải dài trên khắp cả nước nên cũng có nhiều yêu cầu nghiệp vụ đặc thù. Việc đầu tư hệ thống CNTT thường có chi phí rất cao, thời gian chỉnh sửa và triển khai dài khi có yêu cầu nghiệp vụ đặc thù. Đồng thời, hệ thống CNTT cũng có chi phí bảo trì, nâng cấp thường xuyên do sự thay đổi nhanh chóng và phát triển không ngừng của công nghệ. Do đó, gánh nặng chi phí về vốn, chi phí bảo trì và yêu cầu đội ngũ nhân sự để vận hành và duy trì không hề nhỏ nên cũng gây áp lực và khó khăn nhiều cho ngân hàng.

- Do quản lý lượng khách hàng lớn, các món vay nhỏ lẻ mà địa bàn hoạt động phần lớn ở vùng sâu vùng xa nên trong thời gian đầu,

NHCSXH đã

phải tập trung phần lớn nguồn lực để thực hiện và quản lý tốt nguồn vốn tín

dụng chính sách nên chưa giành được nguồn lực tương xứng đủ để nghiên

cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới nhằm mở rộng hoạt động dịch vụ, cung

cấp dịch vụ tài chính toàn diện hoặc cung cấp dịch vụ thanh toán cho người

dân ở khu vực nông thôn. Do đó, NHCSXH chưa sử dụng được hết lợi

thế của

mình để phát triển dịch vụ ở khu vực nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt

- Trong giai đoạn vừa qua, nguồn vốn để hoạt động phần lớn đuợc Chính phủ cấp hoặc huy động thông qua trái phiếu đuợc chính phủ bảo lãnh

hoặc huy động nguồn tiền gửi của các TCTD theo quy định của chính

phủ nên

chua chú trọng và chưa có được sự chủ động trong việc huy động vốn

trên thị

trường với chi phí hợp lý.

- Phụ thuộc quá lớn vào nguồn lực của Chính phủ và tập trung nhiều vào cho vay chính sách xã hội sẽ làm cho gánh nặng ngân sách ngày càng

tăng do Chính phủ phải cấp vốn cho hoạt động của NHCSXH sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính bền vững hoạt động của NHCSXH trong tương lai.

2.3.3. Cơ hội và thách thức của Ngân hàng Chính sách xã hội

Với những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, NHCSXH có nhiều cơ hội để mở rộng dịch vụ thanh toán và triển khai các dịch vụ gia tăng nhằm tăng cường công tác huy động vốn từ thị trường. Một số cơ hội của NHCSXH như sau:

- Có mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc, có điểm GDX tới tận xã/phường, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà rất ít các ngân hàng cung

cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng.

- Đã xây dựng được đội ngũ Tổ trưởng tổ TK&VV đông đảo và là

Một phần của tài liệu 1054 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH chính sách xã hội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 101)