NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NHCSXH VIỆT NAM
3.1.1. Xu hướng phát triển dịch vụ NHĐT và chiến lược phát triểndịch dịch
vụ NHĐT của NHCSXH
3.1.1.1. Xu hướng phát triển dịch vụ NHĐT
Trong một thập niên vừa qua, sự phát triển bùng nổ của công nghệ số trên phạm vi toàn cầu đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức vận hành của hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng như hình thành nên thói quen, hành vi mới của con người. Thông qua việc ứng dụng công nghệ, hệ thống các TCTD đã và đang phát triển các dịch vụ NHĐT, dần làm mất đi rào cản về khoảng cách địa lý cũng như thời gian giao dịch. Nhờ đó, mọi người dân, đặc biệt là người dân nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính với chi phí rẻ, thân thiện và thuận tiện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tiếp tục tác động sâu sắc đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Nó sẽ làm thay đổi phương thức hoạt động của ngân hàng như Internet Banking, Mobile Banking.
Để duy trì vị thế cạnh tranh và uy tín trên thị trường, các ngân hàng không chỉ cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cần có nhiều thông tin hơn, tiếp cận nhanh hơn, khả năng phục vụ 24/7, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng với chi phí hợp lý và có thể phục vụ nhiều loại đối tượng khách hàng, không chỉ người trẻ, am hiểu công nghệ mà còn dành cho
Với cơ cấu dân số trẻ, dễ tiếp cận các trào lưu tiêu dùng mới, tỉ lệ sử dụng Internet và mobile thuộc nhóm cao của thế giới, Việt Nam sẽ có thuận lợi lớn khi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào trong hoạt động ngân hàng cũng như là phát triển các dịch vụ NHĐT. Tuy nhiên, khi phát triển các dịch vụ NHĐT thì các ngân hàng đều phải đối mặt với thách thức vấn đề bảo mật thông tin và an ninh mạng. Do đó, phát triển dịch vụ NHĐT phải đi đôi với việc giải quyết tốt nhất vấn đề bảo mật và đảm bảo cân bằng giữa đổi mới và kiểm soát rủi ro.
3.1.1.2. Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ của NHCSXH Việt Nam
Chiến lược phát triển của NHCSXH giai đoạn 2011-2020 được quy định trong quyết định số 852/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: “Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách của Nhà nước; đồng thời, phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác’”.
Những mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển được xác định là: (1) 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều
kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã
hội cung cấp.
(2) Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. (3) Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ.
(4) Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. (5) Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.
(7) Cán bộ viên chức toàn hệ thống có việc làm ổn định, có chế độ lương, thưởng, phúc lợi phù hợp.
(8) Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro hoàn chỉnh, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
(9) Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị -
xã hội
nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Với các mục tiêu cụ thể (4), (5), (6), sẽ là cơ sở để NHCSXH tăng cường áp dụng công nghệ để tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ làm tiền đề để NHCSXH từng bước hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ hội nhập với hệ thống ngân hàng khu vực và quốc tế.