2.1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm hoạt động
NHCSXH khai trương và chính thức hoạt động từ ngày 11/3/2003 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và được tách từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nhằm mục đích tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại.
NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến tất cả các địa phương, trụ sở chính đặt tại Hà Nội; có vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Đến 31/12/2016, vốn điều lệ của NHCSXH là 10.695,5 tỷ đồng.
- NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước
- Tính chất hoạt động: NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
- Mục tiêu hoạt động của NHCSXH là vì công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho vay, thủ tục
thuận tiện và các điều kiện đơn giản. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH do Thủ tuớng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ.
- Chức năng: NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nuớc, hiện nay đang thực hiện chính sách tín dụng uu đãi đối với nguời nghèo và các đối
tuợng chính sách khác.
- Nhiệm vụ: NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của một ngân hàng
nhu: huy động vốn (từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nuớc; tiếp
nhận các
nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân (UBND),...), cấp tín
dụng (cho
vay hộ nghèo và các đối tuợng chính sách khác) và dịch vụ thanh toán.
- Phuơng thức cho vay: Chủ yếu thực hiện là trực tiếp cho vay, có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua các Tổ
chức chính trị - xã hội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động
2.1.2.1. Theo cấp quản lý
Theo cấp quản lý, hệ thống tổ chức bộ máy của NHCSXH gồm:
* Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội
Hội sở chính NHCSXH có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cả hệ thống NHCSXH. Hội sở chính gồm: Ban Tổng Giám đốc, các Ban chuyên môn nghiệp vụ, Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo và Trung tâm Công nghệ thông tin.
NHCSXH cấp tỉnh. Đến 30/06/2017, toàn hệ thống có 630 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện trên tổng số 710 quận/huyện/thị xã trên toàn quốc, trong đó có 14 Phòng giao dịch liên quận huyện.
* Tổ giao dịch xã: Tổ Giao dịch xã (GDX) được thành lập để tổ chức thực hiện hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) theo quy định của NHCSXH. Mỗi tổ Giao dịch xã phải có tối thiểu 03 cán
bộ. Thành phần Tổ giao dịch gồm Tổ trưởng, Kiểm soát viên, Giao dịch viên.
Tổ GDX chỉ thực hiện các nghiệp vụ phát sinh đối với các khách hàng, tổ chức,
cá nhân liên quan đến địa bàn xã được thành lập. Các nghiệp vụ chính:
- Thực hiện các giao dịch thu, chi thuộc nghiệp vụ tín dụng; thu, chi thuộc nghiệp vụ tiền gửi tại điểm giao dịch xã; chi thù lao cho cán bộ xã phường; chi trả phí ủy thác, hoa hồng.
- Giao dịch với Tổ trưởng Tổ TK&VV theo các nghiệp vụ được NHCSXH ủy nhiệm.
- Nhận hồ sơ về nghiệp vụ cho vay, xử lý nợ và các hồ sơ liên quan khác.
- Đối chiếu trực tiếp với khách hàng đến giao dịch về thông tin tiền gửi, tiền vay của khách hàng.
* Điểm giao dịch tại xã: Điểm GDX là nơi Tổ GDX của NHCSXH tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn xã và
được đặt trong khuôn viên trụ sở UBND cấp xã. Tất cả các xã, phường, thị trấn nơi NHCSXH không đóng trụ sở và các phường có khoảng cách từ 3 km
bố trí giao dịch tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay cũng phải quy định phiên giao dịch cố định. Trường hợp vì lý do bất khả kháng và ngày giao dịch trùng với kỳ nghỉ tết Nguyên đán, thì sẽ có phiên giao dịch bù cho phiên giao dịch cố định. Trường hợp khối lượng nghiệp vụ phát sinh lớn thì đơn vị có thể tổ chức thêm phiên giao dịch bổ sung.
Đến 30/6/2017, NHCSXH có 10.984 điểm giao dịch tại xã/phường trên tổng số 11.171 xã/phường/thị trấn trên toàn quốc.
2.1.2.2.Theo chức năng nhiệm vụ
* Bộ máy quản trị
Bộ máy quản trị gồm có: Hội đồng quản trị ở Trung uơng và Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.
- Hội đồng quản trị: Gồm 12 thành viên kiêm nhiệm đến từ các bộ ngành của trung uơng và 02 thành viên chuyên trách (01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 Uỷ viên giữ chức Truởng Ban kiểm soát). Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Hội đồng quản trị. Giúp việc cho hội đồng quản trị là Ban chuyên gia tu vấn và Ban Kiểm soát. Cụ thể:
+ Ban chuyên gia tu vấn gồm chuyên viên của các Bộ, ngành là thành viên HĐQT và một số chuyên gia do Chủ tịch HĐQT quyết định chấp thuận. Ban chuyên gia tu vấn có nhiệm vụ tham muu giúp việc trực tiếp cho thành viên HĐQT thuộc Bộ, ngành mình, đồng thời có nhiệm vụ tu vấn cho HĐQT về chủ truơng chính sách, cơ chế hoạt động của NHCSXH, các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT. Ban chuyên gia tu vấn làm việc theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 159/QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT.
+ Ban kiểm soát Ngân hàng Chính sách xã hội giúp việc cho HĐQT trong việc kiểm tra hoạt động tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kiểm tra việc chấp hành chủ truơng, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của HĐQT. Ban kiểm soát NHCSXH đuợc sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ của mình; kiến nghị với HĐQT các biện pháp bổ sung, sửa đổi các văn bản, cải tiến hoạt động của Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Ban Kiểm soát NHCSXH hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 157/QĐ-HĐQT ngày 02/4/2003 của HĐQT.
- Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp: Tại các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế
xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi.
* Bộ máy điều hành tác nghiệp.
- Hội sở chính: Hội sở chính là cơ quan cao nhất trong bộ máy điều hành tác nghiệp của hệ thống NHCSXH chịu sự điều hành của Tổng giám đốc. Tại Hội sở chính có các Ban chuyên môn nghiệp vụ, các Trung tâm, Sở giao dịch có chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc trong việc quản lý và
điều hành công việc chuyên môn của NHCSXH.
- Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh: đơn vị trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố là Giám đốc chi nhánh, giúp việc Giám đốc có các
Phó giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, tại 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc có 63 chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, thành phố. Mỗi chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố có 5 phòng: Kế hoạch - Nghiệp vụ
tín dụng, Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính Tổ chức, Kiểm tra Kiểm toán nội bộ và Tin học.
- Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện: là đơn vị trực thuộc chi nhánh tỉnh, thành phố đặt tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trong địa bàn hành
trực tiếp đến người vay, nhưng có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức Chính trị - Xã hội (gọi tắt là các tổ chức Hội, Đoàn thể).
Một số nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH ủy thác cho các tổ chức Hội, Đoàn thể:
- Tuyên truyền, vận động: Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vận động việc thành lập Tổ TK&VV; vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham
dự đầy đủ các phiên giao dịch với NHCSXH tại điểm giao dịch hoặc tại trụ sở
ngân hàng; vận động tổ viên Tổ TK&VV chấp hành quy chế hoạt động của Tổ, thực hành tiết kiệm, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với NHCSXH.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban quản lý Tổ và tổ viên Tổ TK&VV: Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV bằng phương thức trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo trong các cuộc họp của Tổ. Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH. Thực hiện kiểm tra trực tiếp cũng
như đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát việc sử dụng vốn vay của tổ viên Tổ TK&VV. Giám sát các phiên giao dịch của NHCSXH tại xã. Thông báo kịp thời cho Ngân hàng về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Các hoạt động phối hợp thực hiện khác cùng NHCSXH: Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ
lượng hoạt động của Tổ TK&VV; thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của các Tổ TK&VV.
Hiện tại, NHCSXH đang thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội người mù, Tổng liên đoàn lao động, Hội đồng liên minh hợp tác xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc, Bộ quốc phòng.
* Tổ Tiết kiệm và vay vốn
Việc thành lập Tổ TK&VV nhằm tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng. Các tổ viên cùng giúp đỡ nhau từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tài chính.
Tổ TK&VV có tối thiểu 05 tổ viên và tối đa 60 tổ viên cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Tuy nhiên, để thuận tiện cho quản lý và hoạt động, Tổ được thành lập theo địa bàn thôn, ấp, làng, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm và địa bàn tương đương (gọi chung là thôn) nằm trong xã. Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo trưởng thôn tham gia vào việc thành lập Tổ TK&VV. Sau khi thành lập, Tổ phải được UBND cấp xã chấp thuận và chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của UBND cấp xã.
Tổ TK&VV bầu Ban quản lý Tổ để điều hành hoạt động và thực hiện các công việc được NHCSXH ủy nhiệm. Dưới sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện các nội dung công việc như: tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích về chủ trương, chính
sách của Nhà nước về tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thủ tục vay vốn NHCSXH; tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng; bình xét cho vay; thu lãi và thu tiết kiệm khi được ủy nhiệm, giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích;...
Hiện nay, tổ TK&VV được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện một số công việc sau:
- Quản lý toàn bộ hoạt động của Tổ TK&VV theo quy định tại quy chế Tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV.
- Nhận Giấy đề nghị vay vốn của tổ viên. Tổ chức họp các tổ viên trong Tổ để thực hiện bình xét công khai, dân chủ. Lựa chọn tổ viên đủ điều kiện vay vốn. Lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH và Biên bản
họp Tổ về việc bình xét cho vay. Sau đó, tập hợp các loại giấy tờ trên thành hồ sơ đề nghị vay vốn và gửi Ban giảm nghèo cấp xã họp, trình UBND cấp xã
xác nhận và gửi về NHCSXH làm cơ sở để cho vay. Thông báo kết quả phê duyệt cho vay, lịch giải ngân đến từng tổ viên. Chứng kiến việc giải ngân, thu
nợ, thu lãi của NHCSXH tại điểm giao dịch.
- Được NHCSXH ủy nhiệm thu tiền lãi, thu tiền gửi của các tổ viên trong Tổ theo quy định nghiệp vụ của NHCSXH và nộp số tiền đã thu của các
tổ viên trong tháng cho NHCSXH vào ngày giao dịch cố định tại xã. Trường
hợp không được ủy nhiệm thu lãi, thu tiền gửi thì Tổ TK&VV có trách nhiệm
1 Đồng bằng Sông hồng
6
- Tham gia, chứng kiến việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dư tiền gửi của các tổ viên trong Tổ khi có sự kiểm tra, giám sát của
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với hoạt động của Tổ.
- Phối hợp với cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể, UBND cấp xã, Trưởng thôn xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ bị rủi ro (nếu có), các trường hợp sử
dụng vốn vay sai mục đích, trốn, chết, mất tích, rủi ro do nguyên nhân khách
quan và thông báo kịp thời cho NHCSXH.
- Lữu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ của Tổ TK&VV và các giấy tờ khác liên quan đến hoạt động vay vốn của NHCSXH.
Đến 30/12/2016, NHCSXH có 187.312 tổ TK&VV thuộc 4 tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác.
* Khách hàng vay vốn:
Khách hàng vay vốn của NHCSXH là những đối tượng có sức cạnh tranh yếu trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường và không đủ các điều kiện để tiếp cận với tín dụng của các NHTM. Hầu hết đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thiếu vốn sản xuất, kinh doanh thường tập trung ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình núi cao hiểm trở bị chia cắt... Vì vậy, việc đầu tư của các NHTM tại những địa bàn này có chi phí lớn, rủi ro tín dụng cao, hiệu quả kinh doanh không thoả mãn được mục tiêu lợi nhuận.
Đến thời điểm 30/06/2017, NHCSXH đang có 8,8 triệu khách hàng có